Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wilhelm von Ormstein
Nhân vật trong Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes và bác sĩ Watson
Phác họa của Sidney Paget trong ấn bản 1891.
Xuất hiện lần đầuTai tiếng Bohemia[1][2] (1891)
Sáng tạo bởiArthur Conan Doyle
Diễn xuất bởiAlfred Drayton (1921)
Alan Judd (1951)
Georgy Martirosyan (1983)
Wolf Kahler (1984)
Kevin Page (1995)
Robin Wilcock (2001)
Richard J. Burt[3] (2018)
Nguyễn Đức Cường[4] (2019)
Thông tin
Bí danhBá tước von Kramm
WGSO
Giống loàiNhân vật
Giới tính
Danh hiệuĐại công tước Kassel-Falstein
Trữ quân Böhmen
Quốc vương Böhmen
Hoàng thài tử Preußen
Nghề nghiệpVua
Gia đìnhNhà Ormstein
Hôn thêKlothilde Lothman von Sachsen-Meiningen
Họ hàngNhà Hohenzollern (tổ tiên)
Quốc tịch Böhmen

Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein (phát âm: Vin-hem Gôt-rai[chơ] Zi-git-mun phôn Om-[xơ]tai) là một nhân vật trong loạt truyện Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes và bác sĩ Watson của tác giả Arthur Conan Doyle.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein xuất hiện lần đầu trong đoản thiên Tai tiếng Bohemia[5] ấn hành tại London năm 1891, sau đó còn tái hiện trong ít nhất 3 đoản thiên và trung thiên nữa nhưng chỉ có vai trò phụ trợ nhân vật chính Sherlock Holmesbác sĩ Watson[6].

Lai lịch

Theo hồ sơ cũng những tường thuật của cả Sherlock Holmesbác sĩ Watson, Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein[7] sinh khoảng năm 1860 tại một thương xá gần vương cung Praha, thuộc gia tộc von Ormstein danh giá có nguồn gốc từ sa hoàng Friedrich II của đế quốc Phổ[8].

Trước khi tức vị, Wilhelm von Ormstein được cha tấn phong đại công tước Kassel-Falstein (một đại công quốc hư cấu ở Schlesien), rồi trữ quân Böhmen. Ông kế ngôi chỉ ba hôm sau khi cha mất[9][10][11].

Diện mạo

Hình dung Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein được Arthur Conan Doyle phác họa dưới nhãn quan của ba nhân vật chính:

  • Theo suy luận của Sherlock Holmes, Wilhelm von Ormstein chừng ba chục tuổi, có chiều cao lí tưởng là 2 mét, tướng mạo bệ vệ dễ gây liên tưởng tới Herakles. Vành môi dày, hàm bạnh, cùng vầng trán cao và nước da trắng nhợt, chứng tỏ một con người kiên quyết tới mức ương ngạnh. Phát âm Đức vùng Eger rất nặng cho thấy một nhân vật ít có sự giao thiệp với bên ngoài.
  • Theo quan sát của bác sĩ Watson, dáng đi cố ý ưỡn ngực của Wilhelm von Ormstein để tích cực giấu đi một tai nạn săn bắn khiến chân ông bị tật phải đi vòng kiềng.
  • Còn theo lời bà Hudson, Wilhelm von Ormstein là con người rất khó chịu về lối khu xử, đồng thời ánh mắt lộ rõ sự ngờ nghệch của những người thường nấp sau sự giàu sang.

Trong một số thiên truyện khác, Arthur Conan Doyle nêu thêm rằng, Wilhelm von Ormstein thuộc hình mẫu phổ biến trong tính cách các nhân vật giới quyền quý có huyết thống hoàng đế Đức đương thời.

Hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tác[sửa | sửa mã nguồn]

Thông qua người truyền tin, Wilhelm von Ormstein gửi một bức thư mơ hồ cho Sherlock Holmes nhằm ám chỉ rằng trong vòng 1 tháng nữa sẽ làm phiền ông. Thứ giấy biên thư được Sherlock Holmes khám phá ra là thuộc hãng EgPGt (Eger-Papier-Gesellschaft) thường được các nhà quyền quý Böhmen ưa dùng. Wilhelm von Ormstein viếng Sherlock Holmesbác sĩ Watson dưới cái ngụy danh Bá tước von Kramm[12], đeo mặt nạ sân khấu và bận trang phục thợ săn đặc trưng miền Schlesien.

Theo yêu cầu của Wilhelm von Ormstein, Sherlock Holmesbác sĩ Watson phải ít nhất là vô hiệu hóa vụ khủng bố của nữ ca sĩ giải nghệ Irene Adler nhằm phá mối liên hôn của chính von Ormstein với công nữ Klothilde Lothman von Sachsen-Meiningen - lệnh ái thứ hai của quốc vương Scandinavia (tức liên minh Thụy ĐiểnNa Uy). Ả toan dùng bức ảnh chụp chung thuở mặn nồng với Wilhelm von Ormstein hòng tiến hành một mưu đồ chính trị rất bất lợi với sự tồn vong của triều đại Ormstein.

Để thực hiện trót lọt phi vụ này, Wilhelm von Ormstein chấp nhận đặt cọc khoản tiền 300 bảng vàng cùng 700 bảng giấy cho Sherlock Holmes, đồng thời tuyên bố sẵn sàng ban thưởng danh hiệu bá tước hoặc công tước xứ Brka (hư cấu) cho cả Sherlock Holmesbác sĩ Watson. Thế nghĩa là, ông nhượng hẳn một tỉnh Böhmen chỉ để đổi lấy một tấm ảnh tưởng như tầm thường.

Sự kiện này theo hồi tưởng của bác sĩ Watson là vô tiền khoáng hậu trong đời trinh thám của Sherlock Holmes. Tuy nhiên, sự thảm bại "vì một phút yếu lòng" đã khiến Holmes áy náy suốt đời. Về sau, Holmes giữ hộp thuốc hít, xu vàng cùng tấm ảnh có bút tích đề tặng của Wilhelm von Ormstein (To Mister Sherlock Homes, Esquire) làm kỉ vật về "người phụ nữ ấy"[13].

Chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các vở kịch xà phòng thập niên 1960-70, nhân vật Wilhelm von Ormstein cung cấp cho Sherlock Holmes danh sách dài phổ hệ nhà Hohenzollern để chứng minh mình có họ hàng với Holmes thông qua bà ngoại Holmes là em gái họa sĩ Horace Vernet.

Còn theo phiên bản truyền hình Sherlock Holmes năm 2001, Wilhelm von Ormstein muốn ém nhẹm vụ tai tiếng Böhmen để có cơ hội kế ngôi hoàng đế hư cấu Wilhelm Friedrich von Hohenzollern của Phổ. Các tình tiết về Klothilde Lothman trong truyện được chuyển sang một án kiện khác không liên đới trực tiếp tới nhân vật von Ormstein nữa.

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Hình tượng Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein thường xuất hiện trong các vở kịch, phim điện ảnhtruyền hình dựng lại Những cuộc phiêu lưu của Sherlock Holmes và bác sĩ Watson[14][15][16].

Nhân vật này cũng hiện diện trong xuất phẩm Star Trek, tựu trung hay được nhận định là hình mẫu nhân vật chính trị độc đáo nhất trong nghiệp sáng tác của Arthur Conan Doyle.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Smith (2014), p. 43.
  2. ^ Cawthorne (2011), p. 54.
  3. ^ Sherlock Holmes: A Scandal In Bohemia (2018)
  4. ^ Đen - Lối Nhỏ ft. Phương Anh Đào (M/V)
  5. ^ Rosemary., Herbert (ngày 1 tháng 1 năm 2003). Whodunit?: a who's who in crime & mystery writing. Oxford University Press. tr. 4. ISBN 0195157613. OCLC 252700230.
  6. ^ Hồ sơ Wilhelm Gottsreich Sigismund von Ormstein
  7. ^ Conan Doyle, Sir Arthur; Klinger, Leslie S. (2005). The New Annotated Sherlock Holmes, Vol. 1. W. W. Norton & Company. tr. 5. ISBN 0-7394-5304-1.
  8. ^ Temple, Emily (ngày 22 tháng 5 năm 2018). “The 12 Best Sherlock Holmes Stories, According to Arthur Conan Doyle”. Literary Hub. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2019.
  9. ^ Holmes does accept a antique snuff box from the King as a gift ["A Case of Identity"]
  10. ^ Bunson, Matthew (1997). Encyclopedia Sherlockiana. Simon & Schuster. tr. 3. ISBN 0-02-861679-0.
  11. ^ Thompson, Dave (2013). Sherlock Holmes FAQ. Applause. tr. 74. ISBN 9781480331495.
  12. ^ Trích ngang bá tước von Kramm
  13. ^ Redmond, Christopher (2009). Sherlock Holmes Handbook: Second Edition. Dundurn Press. tr. 53. ISBN 9781459718982.
  14. ^ Starrett, Vincent (1993). The Private Life of Sherlock Holmes. Otto Penzler Books. tr. 140. ISBN 1-883402-05-0.
  15. ^ “Baker Street”. Musical Show. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010., Broadway Theatre, New York, ngày 16 tháng 2 năm 1965: transferred to the Martin Beck Theatre, closing ngày 14 tháng 11 năm 1965.
  16. ^ Jones, Kenneth (ngày 1 tháng 5 năm 2007). “Dietz's Sherlock Holmes Wins 2007 Edgar Award for Best Mystery Play”. Playbill. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2017.
Tài liệu
Tư liệu