Chi Chè

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cây hoa trà)
Chi Chè
Cây trà Nhật Bản (Camellia japonica)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Ericales
Họ (familia)Theaceae
Chi (genus)Camellia
L., 1753[1]
Loài điển hình
Camellia japonica
L., 1753
Các loài
Khoảng 230. Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
Camellia japonica

Chi Chè (danh pháp khoa học: Camellia) là một chi thực vật có hoa trong họ Chè (Theaceae), có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam châu Á, từ dãy Himalaya về phía đông tới Nhật BảnIndonesia. Hiện vẫn còn mâu thuẫn liên quan tới số lượng loài đang tồn tại, với khoảng 100–250 loài được chấp nhận tùy theo hệ thống phân loại. Chi này được Linnaeus đặt theo tên của Fr. Georg Joseph Kamel S.J., một nhà thực vật học và là một thầy tu dòng Tên. Hoa của các loài trong chi này nổi tiếng xuyên suốt vùng Đông Á; chúng có tên gọi là cháhuā (茶花) trong tiếng Trung, tsubaki (椿 Xuân) trong tiếng Nhật, dongbaek-kkot (동백꽃) trong tiếng Hàn, và hoa trà hoặc hoa chè trong tiếng Việt.

Các loài trong chi này là các cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ và thường xanh, cao khoảng 2–20 m. Lá sắp xếp theo kiểu so le, lá đơn, dày, mép lá có khía, thông thường có mặt ngoài bóng láng, dài 3–17 cm. Hoa lớn và dễ thấy, đường kính 1–12 cm, với 5–9 cánh hoa; có màu từ trắng tới hồng hay đỏ, còn màu vàng có ở một số loài. Quả là loại quả nang khô được chia thành 1–5 ngăn, mỗi ngăn chứa 1–8 hạt.

Các loài trong chi này nói chung thích nghi với các loại đất chua, và không thích hợp với các loại đất giàu calci. Phần lớn các loài đòi hỏi có lượng mưa lớn và không chịu được khô hạn.

Các loài Camellia bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại - xem Danh sách côn trùng cánh vẩy phá hại chi Camellia.

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Lá của cây chè (Camellia sinensis).
Những cây Chè Shan Tuyết cổ thụ

Chi Camellia thường được chia thành các nhánh hay các phân chi. Nó bao gồm các phân chi như Metacamellia, Protocamellia, Thea. Chi này chứa khoảng 100–250 loài (APG II cho là 120), bao gồm:

Trồng trọt và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây chè (Camellia sinensis) là loài cây có giá trị thương mại chính do chè (đồ uống) được sản xuất từ lá của nó. Dầu trà là một loại gia vị ngọt và dầu ăn được sản xuất bằng cách ép hạt của cây chè Camellia sinensis hay chè dầu (Camellia oleifera).

Nhiều loài chè khác được trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp; khoảng 3.000 giống và thứ lai ghép đã được chọn lọc, nhiều giống có hoa kép, như trong thư viện ảnh dưới đây. Camellia japonica (tên thông thường chè mi, chè Nhật Bản) là loài nổi tiếng nhất trong nuôi trồng cây cảnh, với trên 2.000 giống có tên gọi; kế tiếp là C. reticulata với trên 400 giống có tên gọi, và C. sasanqua với trên 300 giống có tên gọi. Các loại cây lai ghép có C. × hiemalis (C. japonica × C. sasanqua) và C. × williamsii (C. japonica × C. salouenensis). Chúng được giới chơi cây cảnh đánh giá cao vì ra hoa sớm, thông thường trong số các loại hoa đầu tiên xuất hiện vào cuối mùa đông. Các trận băng giá muộn có thể làm tổn thương hoa. Các loài cây này có tốc độ tăng trưởng chậm. Thông thường chúng chỉ cao thêm khoảng 30 cm mỗi năm cho đến khi trưởng thành mặc dù điều này phụ thuộc vào từng loài và từng khu vực.

Camellia japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ cũng như của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Người hâm mộ chè[sửa | sửa mã nguồn]

  • Elizabeth Bowes-Lyon (1900-2002) trồng chè trong tất cả các mảnh vườn của bà. Khi thi hài của bà được chuyển từ Royal Lodge, Windsor tới đặt tại điện Westminster, các bông hoa chè từ các mảnh vườn của bà đã được phủ lên trên lá cờ che trên quan tài.
  • Coco Chanel (1883-1971) đã nổi tiếng vì mặc đồ có màu trắng hoa chè.
  • Alexandre Dumas con (1824-1895) đặt tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông La dame aux camélias (1848-bản dịch tiếng Việt: Chè hoa nữ) theo ý nghĩa của loài hoa này đối với nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết là Marguerite Gautier.
  • Ralph Peer (1892-1960), nhà tiên phong trong công nghiệp âm nhạc, thông thường được coi là Cha đẻ của nhạc đồng quê, đồng thời là (cố) chủ tịch của American Camellia Society (Hiệp hội Trà Hoa Kỳ).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Carl Linnaeus, 1753. Camellia. Species Plantarum 2: 698.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]