Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Quang Ky”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34: Dòng 34:
== Nhân dân Việt ghi nhận công lao ==
== Nhân dân Việt ghi nhận công lao ==


:*Sau này khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và cũng bị xử chém tại Rạch Giá, người dân Tà Niên đã bí mật thờ hai ông ở đình thờ [[Cá Ông]] (''Nam Hải đại vương''), tức ngôi Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Và tên ông cũng như tên Nguyễn Trung Trực đều được chọn để đặt tên cho hai con đường phố lớn, cho hai ngôi trường học khang trang và tiếng tăm của tỉnh này.
*Sau này khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và cũng bị xử chém tại Rạch Giá, người dân Tà Niên đã bí mật thờ hai ông ở đình thờ [[Cá Ông]] (''Nam Hải đại vương''), tức ngôi Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Và tên ông cũng như tên Nguyễn Trung Trực đều được chọn để đặt tên cho hai con đường phố lớn, cho hai ngôi trường học khang trang và tiếng tăm của tỉnh này.


Hiện nay làng Vĩnh Hòa Đông thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang vốn là làng Vĩnh Hòa Đông xưa, hiện còn mộ phần của ông.
Hiện nay làng Vĩnh Hòa Đông thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang vốn là làng Vĩnh Hòa Đông xưa, hiện còn mộ phần của ông.

Phiên bản lúc 14:22, ngày 3 tháng 2 năm 2008

Anh hùng kháng Pháp và là một phó tướng trẻ, nhưng cuộc đời của ông không hề thua kém phần oanh liệt, nhất là đã nêu tấm gương trung nghĩa khi ông sẳn sàng đem thân thể, để đổi lấy mạng sống cho vị chủ tướng của mình

Tiểu sử

Ông là thuộc tướng của thủ lãnh kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, quê ở làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông nhiệt tình yêu nước Việt, dũng cảm khi chiến đấu. Chính ông đã làm đối phương sợ hãi, khi tổ chức tấn công chiếm lấy đồn Rạch Giá trong đêm 15 tháng 6 năm 1868.

Một câu chuyện truyền khẩu

  • Ðến nay dân Kiên Giang tại vùng Tà Niên, Rạch Giá vẫn còn truyền khẩu câu chuyện:

Bởi cảm thương cho tình cảnh nghiệt ngã: Quân Pháp đã bắt mẹ của Nguyễn Trung Trực để uy hiếp chủ tướng phải ra hàng; và vì muốn vị chủ tướng tài ba phải sống để tiếp tục công cuộc kháng Pháp, nên phó tướng Lâm Quang Ky đã quyết định hy sinh tấm thân mình. Trước khi ra hàng quân Pháp, Lâm Quang Ky đã quỳ trước mặt cha là cụ Lâm Kim Diệu, dâng khay trầu rượu với chiếc khăn tang, bày tỏ với cha ý nguyên là đóng giả chủ tướng ( Nguyễn Trung Trực và có ngoại hình khá giống nhau ) để nạp mình cho đối phương và cũng xin cha bỏ qua tội vì không thể làm tròn chữ hiếu. Cụ Lâm cầm chung rượu lên uống cạn rồi nói: “Có thế mới đáng làm con dân nước Việt và làm con ta!”

Khi tới đầu thú, ông tự xưng là Nguyễn Trung Trực. Quân Pháp cả tin, không một chút nghi ngờ. Nhưng rủi thay, hôm đó có Lượm, một người lính đào ngũ.(Lượm làm tay sai, điềm chỉ cho Pháp bắt được nhiều nghĩa quân, nên được thăng tới chức "đội"). Lượm mách nhỏ cho Pháp biết người đầu thú là Lâm Quang Ky, nhưng viên phó tướng giả danh này cũng cực kỳ nguy hiểm!

Biết chuyện, Pháp rất tức giận, liền ra lệnh đóng gông vào cổ ông, rồi sai người dẫn ra chợ Rạch Giá xử chém ngay. Hôm ấy nhằm ngày 12 tháng 5 năm Mậu Thìn (1-7-1868 )

  • Theo bài viết Làng Vĩnh Hòa Đông[1], thì không phải ông ra đầu thú, mà là bị quân Pháp bắt được khi đang cầm chân đối phương, để chủ tướng chạy thoát.

Chuyện kể rằng, sau khi quân Nguyễn Trung Trực hạ thành Rạch Giá, Pháp điều quân từ Vĩnh Long đến giải nguy và để chiếm lại thành. Do nghĩa quân thế cô, vũ khí kém, nên không giữ thành được.

Trong tình thế hiểm nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân quân Pháp, để Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Tức thì, Lâm Quang Ky mặc chiến bào của chủ tướng họ Nguyễn, cầm cờ lệnh cố tình chiến đầu kéo dài thời gian. Cuối cùng quân Pháp bắt được ông cùng với sáu nghĩa binh khác.

Khi ấy,chúng đinh ninh ông là Nguyễn Trung Trực nên không cho quân truy đuổi nữa. Qua ngày hôm sau, cai đội Lượm vì biết rõ mặt Lâm Quang Ky nên việc sớm bại lộ. Viên chỉ huy quân Pháp rất tức giận, sai người đem tất cả ra chém chết tại chợ Rạch Giá mà không cần xét xử.

Nhân dân Việt ghi nhận công lao

  • Sau này khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và cũng bị xử chém tại Rạch Giá, người dân Tà Niên đã bí mật thờ hai ông ở đình thờ Cá Ông (Nam Hải đại vương), tức ngôi Đình thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Và tên ông cũng như tên Nguyễn Trung Trực đều được chọn để đặt tên cho hai con đường phố lớn, cho hai ngôi trường học khang trang và tiếng tăm của tỉnh này.

Hiện nay làng Vĩnh Hòa Đông thuộc tổng Kiên Định, huyện Kiên Giang vốn là làng Vĩnh Hòa Đông xưa, hiện còn mộ phần của ông. Và dòng họ Lâm ở đấy vẫn còn tôn thờ một mảnh vải, mà theo lời kể của người giữ di vật: đó là vạt áo của Lâm Quang Ky do chính tay ông cắt đứt, khi người vợ trẻ níu áo van xin ông đừng đi nhận cái chết thay...

Liên kết ngoài

Bùi Thụy Đào Nguyên, Lâm Quang Ky[2]