Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phá Tam Giang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lê Thy (thảo luận | đóng góp)
Dòng 16: Dòng 16:
{{sơ khai}}
{{sơ khai}}


[[Thể loại:Phá|Tam Giang]]
[[Thể loại:Phá tại Việt Nam|Tam Giang]]
[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]
[[Thể loại:Thừa Thiên-Huế]]

Phiên bản lúc 09:04, ngày 10 tháng 1 năm 2009

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, trên đường từ Hội An đến Huế

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tọa độ trung tâm phá khoảng 16°37′55″B 107°28′19″Đ / 16,63194°B 107,47194°Đ / 16.63194; 107.47194. Phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam.

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, Việt Nam (ảnh chụp từ tàu hỏa)

Độ sâu của phá này từ 2-4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, , tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.

Phá Tam Giang trong văn hóa Việt Nam

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang...

Thời cận đại, nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh vào thập niên 1970 có sáng tác bản nhạc Chiều trên phá Tam Giang khá nổi tiếng trong cuộc chiến Việt Nam.

Xem thêm