Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thường Tín”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13: Dòng 13:
Huyện Thường Tín có:
Huyện Thường Tín có:
* [[Thị trấn Thường Tín]]
* [[Thị trấn Thường Tín]]
* 28 xã:[[ Nhị Khê]], [[Duyên Thái]],[[ Ninh Sở]], [[Hồng Vân]], [[Tự Nhiên]],[[ Thư Phú]],[[ Vân Tảo]],[[ Liên Phương]],[[ Văn Bình]],[[ Hà Hồi]],[[ Chương Dương]],[[ Quất Động]],[[ Lợi]], [[ Thắng Lợi]],[[ Hiệu]], [[ Văn Tự]], [[ Thống Nhất]],[[ Vạn Điểm]],[[ Minh Cường]], [[ Nghiêm Xuyên]], [[Dũng Tiến]], [[Nguyễn Trãi]], [[Tân Minh]], [[Tiền Phong]], [[Văn Phú]], [[Hiền Giang]], [[Hòa Bình]] và [[Khánh Hà]].
* 28 xã:[[ Nhị Khê]], [[Duyên Thái]],[[ Ninh Sở]], [[Hồng Vân]], [[Tự Nhiên]],[[ Thư Phu]],[[ Vân Tảo]],[[ Liên Phương]],[[ Văn Bình]],[[ Hà Hồi]],[[ Chương Dương]],[[ Quất Động]],[[ Le Lợi]], [[ Thang Lợi]],[[ To Hiệu]], [[ Văn Tự]], [[ Thong Nhất]],[[ Vạn Điểm]],[[ Minh Cưong]], [[ Nghiem Xuyên]], [[Dũng Tiến]], [[Nguyen Trãi]], [[Tân Minh]], [[Tien Phong]], [[Văn Phú]], [[Hiền Giang]], [[Hoa Bình]] và [[Khanh Hà]].


Huyện hiện nay có các trung tâm y tế khá tốt bao gồm:bệnh viện huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận
Huyện hiện nay có các trung tâm y tế khá tốt bao gồm:bệnh viện huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận

Phiên bản lúc 12:59, ngày 5 tháng 3 năm 2009

Thường Tín là một huyện nằm phía nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam

Vị trí

Phía bắc giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp các xã Liên Nghĩa, Mễ Sở huyện Văn Giang và xã Bình Minh,Dạ Trạch, Hàm Tử,Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh huyệnKhoái Châu của tỉnh Hưng Yên ngăn cách bởi sông Hồng, phía nam giáp huyện Phú Xuyên, phía tây giáp huyện Thanh Oai.

Diện tích và dân số

  • Diện tích 12.759 ha
  • Dân số 214.000 người
  • Dân tộc: đa số là Kinh

Hành chính

Huyện Thường Tín có:

Huyện hiện nay có các trung tâm y tế khá tốt bao gồm:bệnh viện huyện Thường Tín hàng năm chữa trị cho hàng vạn người trong huyện cũng như các địa phương lân cận -Bệnh viên tâm thân Ngoài ra 100% các trung tâm y tế xã trong huyện đã có các bác sĩ khám chữa bệnh

Giao thông

Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429(73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ)từ dốc Vân La (Hồng Vân)qua cầu vượt Khê Hồi đến TT Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ)từ TT Phú Minh ( Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ. Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Thường Tín và ga Tía. Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. qua sông đi Tứ Dân,Khoái Châu, Phố Nối và Thị xã Hưng yên

Cơ cấu kinh tế

  • Công nghiệp - xây dựng: 46%

Hiện nay huyện có nhiều dự án đầu tư như: -Khu công nghiệp bắc Thường Tín -Khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã:Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương -Khu công nghiệp Phụng Hiệp nằm ỏ vị trí xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu ,xã Nghiêm Xuyên -Cụm công nghiệp Quất Động nằm trên Địa bàn xã Quất Động

  • Thương mại dịch vụ: 29%
  • Nông nghiệp: 25%

Làng nghề

Thường Tín là huyện có nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm nổi tiếng như: tiện gỗ ở Nhị Khê, sơn mài ở Duyên Thái, thêu ở Quất Động, Thắng Lợi, bánh dày ở Quan Gánh, mây tre đan ở Ninh Sở. Một số nghề mới phát triển mấy chục năm trở lại đây như: xương sừng mỹ Nghệ ở Thụy Ứng, bông len ở Trát Cầu, điêu khắc gỗ đá ở Hiền Giang, mộc cao cấp ở Vạn Điểm. Hiện đã có 43 làng nghề được UBND tỉnh Hà Tây công nhận là danh hiệu làng nghề.

Làng văn hóa

Huyện có 126 làng cổ, hiện thời được phân thành 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố tại 28 xã và 1 thị trấn. Được thừa hưởng truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc của vùng ven đô. Trong các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, vùng đất này có nhiều dấu ấn đi vào lịch sử.

Huyện đã có nhiều di chỉ khảo cổ học của thời ký đồ đá mới, thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Tình cờ, trong quá trình sản xuất người dân xã Thắng Lợi đã tìm được những hiện vật gồm 21 rìu đá được chế tác khá tinh xảo trong một ngôi mộ bên dòng sông Kim Ngưu. Cách đó 3 km, họ đào được nhiều mộ thuyền tương tự như các hiện vật tại di chỉ xã Châu Can huyện Phú Xuyên chứa đựng các đồ tùy táng bằng đồng: mũ, lá chắn, giáo, tên... Tất cả đã được Bảo tàng tỉnh đưa về bảo quản và trưng bày.

Nhiều địa danh đã được sử sách ghi lại như Chương Dương Độ, diễn ra trận chiến 1285 của nhà Trần dẫn đến chiến thắng cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên. Hà Hồi nơi mở màn chiến thắng giặc Mãn Thanh của vua Quang Trung trên đường tiến đánh thành Thăng Long.

Huyện là vùng đất khoa bảng, trong danh sách ghi tên những người đỗ tiến sỹ qua các triều đại phong kiến, Thường Tín là huyện đứng ở tốp đầu về con số đăng khoa {gần 70 người}. Nhiều dòng họ, nhiều gia đình nối đời đỗ đạt,làng Ba Lăng xã Dũng Tiến được coi là đất học với nhiều người học rộng tài cao làng Nghiêm Xá xã Nghiêm Xuyên được dân gian tôn vinh là "Làng Tiến sỹ". Họ Từ ở làng Khê Hồi xã Hà Hồi được gọi là "Họ Tiến sỹ" vì có đông người đỗ khoa bảng. Tiêu biểu là Gia đình Nguyễn Phi Khanh làng Nhị Khê, cả cha và con đều đỗ Thái Học Sinh (tương đương Tiến sỹ). Sau này Nguyễn Trãi với tài văn võ song toàn đã có công lớn trong việc giúp Lê Lợi đánh thắng nhà Minh. Sáu trăm năm sau ngày sinh Nguyễn Trãi được UNESCO đưa vào danh sách những nhân vật kiệt suất nhất của lịch sử nhân loại. . Trong hệ thống các di tích cổ, toàn huyện có 385 điểm được Nhà nước Việt Nam xếp hạng gần 100 điểm, một số điểm được đề nghị xếp hạng đặc biệt như: Chùa Đậu thuộc xã Nguyễn Trãi, nơi lưu giữ di hài theo phương thức "Tượng táng" như cách gọi của GS-TS Nguyễn Lân Cường; chùa Mui xã Tô Hiệu, một cụm kiến trúc còn khá nguyên bản cuối thế kỷ 14; đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê...

Về di sản văn hóa phi vật thể, huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa phương, các sinh hoạt lễ hội các tích trò cổ: kéo lửa nấu cơm thi Từ Vân xã Lê Lợi, các cuộc thi võ cổ truyền, hát trống quân...

Huyện đã triển khai có hiệu quả Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực thiện nếp sống văn minh trong nếp sống xã hội như cưới, tang, hội hè, và các lễ thức khác. Đã có 78% số hộ đạt Gia đình văn hoá, 58 làng đạt danh hiệu Làng văn hoá, 58 cơ quan, đơn vị doanh nghiệp văn hoá.

Di tích lịch sử

Thường Tín thực sự là một vùng quê tươi đẹp với những di tích lịch sử khá nổi tiếng là Đền Thờ Nguyễn Trãi, chùa Đậu, đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung (xã Tự Nhiên bên dòng sông Hồng), Chùa Mui (xã Tô Hiệu), Đền Bộ Đầu (xã Thống Nhất), Đình Là (Xã Tân Minh), Lăng đá Quận Vân (xã Vân Tảo), Bến và Đền, chùa Chương Dương (xã Chương Dương), Khu đền Lộ, Xâm Dương, đình chùa đền, lăng Bồ Tát Ninh Xá (xã Ninh Sở), đền, chùa, đình Vân Trai, Yên Phú (xã Văn Phú), Đình Đan Nhiễm (xã Khánh Hà), Đình Thượng Cung, Ngọc Động (xã Tiền Phong) Chùa Pháp Vân, Đình Bình Vọng, Chùa Văn Hội (xã Văn Bình), Đình Vĩnh Lộc, Phú Mỹ (xã Thư Phú), đình Tự Nhiên, Bãi Nổi sông Hồng nơi Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung...

Giáo dục và đào tạo

Huyện có:

Danh nhân

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các quận huyện của Hà Nội NGUYEN TRAI NGUOI LANG NHI KHE CO CONG TRONG VIEC CUNG LE LOI DANH DUOI GIAC MINH RA KHOI BO COI NUOC TA.ONG CUNG LA TAC GIA CUA BAI: BINH NGO DAI CAO