Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Thị Ngọc Trúc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa link, yêu cầu dẫn nguồn
n →‎Nhận định: sửa link
Dòng 77: Dòng 77:


==Nhận định==
==Nhận định==
Linh mục [[Alexandre de Rodes]] từng viết về bà hoàng Trịnh Thị Ngọc Trúc: ''"Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là [[Catarina thành Siena|Ca-tê-ri-na]] vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ"''.
Linh mục [[Alexandre de Rhodes]] từng viết về bà hoàng Trịnh Thị Ngọc Trúc: ''"Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là [[Catarina thành Siena|Ca-tê-ri-na]] vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ"''.


==Xem thêm==
==Xem thêm==

Phiên bản lúc 03:12, ngày 31 tháng 1 năm 2016

Diệu Viên Hoàng Hậu
Hoàng hậu Việt Nam
Hoàng hậu nhà Lê trung hưng
Tại vị1630 - 1642
Tiền nhiệmĐoan Từ Huệ hoàng hậu
Kế nhiệmNhu Thuận Giản hoàng hậu
Hoàng thái hậu nhà Lê trung hưng
Tiền nhiệmĐoan Từ thái hậu
Kế nhiệmNhu Thuận thái hậu
Thông tin chung
Sinh1595
Thăng Long
Mất1660
chùa Bút Tháp
An tángchùa Bút Tháp
Phu quânLê Trụ
Lê Thần Tông
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Trịnh Thị Ngọc Trúc
Thụy hiệu
Diệu Viên Uyên hoàng hậu
Tước hiệuPhu nhân
Diệu Viên hoàng hậu
Diệu Viên hoàng thái hậu
Hoàng tộcnhà Lê trung hưng
Thân phụTrịnh Tráng
Thân mẫuNguyễn Phúc Ngọc Tú

Trịnh Thị Ngọc Trúc (1595-1660), là một Hoàng hậu của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Bà chú tâm nghiên cứu bộ Kim cang, sùng đạo Phật, được dân chúng xưng tụng là Bà chúa Kim Cương.

Cuộc đời

Theo sách Kim toả thực lục, Trịnh vương ngọc phả ghi thì bà Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái thứ của chúa Thanh Đô vương Trịnh Tráng và Chính phi Nguyễn Phúc Ngọc Tú, con gái Nguyễn Hoàng.

Tương truyền bà thông minh từ nhỏ, rất hiếu học. Mới 9, 10 tuổi đã đọc thông, viết thạo cã chữ Hán lẫn chữ Nôm, đọc làu kinh sử, giỏi văn thở, sùng đạo Phật, chú tâm kinh kệ, miệt mài nghiên cứu bộ Kim cang. Bà có dáng người thanh tú, dịu hiền. Bản tính hoà nhã càng tôn vẻ đẹp sẵn có của bà. Trong phủ chúa, ai nấy đều kính nể.

Thuở thiếu thời

Có thời bà đã đảnh lễ qui y tại Ninh Phúc tự còn gọi là chùa Bút Tháp tại xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, Kinh Bắc. Bà chúa được thiền sư Chuyết Chuyết ban cho bà pháp danh là Pháp Tánh. Từ đó bà vừa tu luyện vừa được dịp học hỏi nghiên cứu sâu xa thêm về kinh điển của nhà Phật.

Đối với tri thức uyên thâm của bà, quốc gia lâm nạn phân tranh giữa hai họ Trịnh Nguyễn (1558 – 1672) bà không khỏi đau xót trước cảnh khổ loạn. Song thân thì thường chiếu ý cho bà dành thời gian miệt mài bút nghiên, nên việc hôn phối đối với bà hơi muộn. Chồng bà là Cường quận công Lê Trụ, thuộc dòng hoàng tộc Lê triều. Sau vì ông phạm tội nặng, bị giam ngục rồi mất.

Hoàng hậu nhà Hậu Lê

Đến năm bà 36 tuổi (1630) chúa Trịnh Tráng lại gả bà cho vua Lê Thần Tông, được tấn phong làm hoàng hậu, xưng danh hoàng hậu Diệu Viên. Lê Thần Tông khi lấy bà Ngọc Trúc, cả triều đình đều can, thì ông gạt đi và nói: "Đã trót rồi, lấy gượng vậy. Từ đó trời mưa dầm không ngớt" (Theo Đại Việt sử ký toàn thư).Bà có người con gái với quận công Lê Trụ là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, pháp danh Diệu Tuệ. Sau này cũng giỏi văn thơ chữ nghĩa.

Đương thời, bà là bạn thơ với Trạng nguyên lễ sư Nguyễn Thị Duệ, sử chép rằng hai bà thường cùng bàn luận về thơ văn, Phật Pháp trong khắp các chùa chiền vùng Kinh Bắc lúc bấy giờ.Thời điểm chùa Ninh Phúc tổ chức khuyến hoá thập phương để trùng tu tôn tạo, dịp này bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đã đóng góp công đức rất nhiều. Hưởng ứng việc làm với bà, cả nhà vua và công chúa cũng hiến ruộng (tư điền) vào chùa làm công quả.

Cuối đời

Năm 1642, vua Lê Thần Tông mất, hoàng hậu cùng công chúa đến tu và ở hẳn chùa Bút Tháp.

Năm 1660, bà mất tại đây.

Thờ tự

Khi hoàng thái hậu Ngọc Trúc tạ thế, chùa Ninh Phúc đặt ngai vị thờ bà. Đặc biệt ở chùa Mật thuộc Thanh Hoá xưa, có thờ pho tượng sơn son thếp vàng, tạc chân dung bà đang toạ thiền rất uy nghi thanh thoát.

Hiện nay (1992) pho tượng bà Trịnh Thị Ngọc Trúc đã được chuyển đặt trong tủ kính, trưng bày tại viện bảo tàng mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội), vì đây là pho tượng rất đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc thời Lê – Trịnh.

Sự nghiệp văn chương

Về sự nghiệp văn chương của nhà nữ học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc, không những chỉ sáng tác thơ phú, mà bà còn công phu biên khảo thành bộ từ điển Hán-Nôm đề Chí nam ngọc âm giải nghĩa. Toàn bộ sách, tác giả diễn giải bằng văn vần, thể lục bát, dài trên 3000 câu, tổng số cả Hán lẫn Nôm có 24 ngàn chữ. Được bà chia làm 40 chương. Đủ cả thiên văn, địa lý, nhân luận, cách trí, lục phủ ngũ tạng… cho đến những vật dụng gia đình cùng binh khí, nhạc cụ, điển lễ…

Ổ mỗi chương dành cho một đề tài khảo cứu. Chẳng hạn:

  • Về chim muông có trên 50 giống khác nhau.
  • Về cá cũng trên 100 loài.
  • Dụng cụ chài lưới có 15 thứ chính yếu.
  • 40 thứ vật dụng cần thiết cho gia đình.
  • 30 loại vải vóc, gấm lụa.
  • Về nhạc cụ có hơn 20 thứ.
  • Văn phòng tứ bửu 20 món.
  • Kim loại 16 thứ…

Phải nói đây là bộ từ điển song ngữ Hán-Nôm được chuyển giải theo tính cách bách khoa toàn thư đầu tiên có ở nước ta, và học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc là người phụ nữ đầu tiên soạn từ điển Hán-Nôm. Bộ sách mang tầm cỡ chấn hưng văn hoá nước nhà, nêu cao nền kinh tế phát triển ở Đàng Ngoài. Cùng sự phồn thịnh ở Phố Hiến, nơi trung tâm thương mại từ miền Bắc với các nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản… Quyển từ điển của bà còn cho ta biết vào thời đó, ngay ở Thăng Long đã có thương điếm Hà Lan. Tác phẩm lại còn chỉ rõ về tình hình chính trị của đất nước dưới thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nhất là thời vua Lê chúa Trịnh ở miền Bắc.

Quả thật với soạn phẩm đồ sộ trên, bà Trịnh Thị Ngọc Trúc đã đóng góp tâm huyết lớn lao vào việc xây đắp nền văn học nước nhà và đã trực tiếp làm giàu cho kho tàng tiếng Việt, rất xứng đáng với danh hiệu Bà chúa Kim Cương[cần dẫn nguồn]. Xứng danh là một nữ học giả Việt Nam hay có thể hơn nữa là nữ văn thi hào Việt Nam từ đầu thế kỷ 17.[cần dẫn nguồn]

Nhận định

Linh mục Alexandre de Rhodes từng viết về bà hoàng Trịnh Thị Ngọc Trúc: "Bà rất thông chữ Hán, giỏi về thơ, chúng tôi gọi bà là Ca-tê-ri-na vì bà giống Thánh nữ về nhiệt tâm cũng như đạo hạnh, về những đức tính tinh thần cũng như sang trọng về dòng họ".

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Trịnh Thị Ngọc Trúc
Tước hiệu
Tiền nhiệm
Đoan Từ Huệ hoàng hậu
Hoàng hậu Việt Nam
1630 - 1642
Kế nhiệm
Nhu Thuận Giản hoàng hậu