Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phú Sĩ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: my:ဖူဂျီတောင်; sửa cách trình bày
Almabot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: be:Фудзіяма
Dòng 114: Dòng 114:
[[jv:Gunung Fuji]]
[[jv:Gunung Fuji]]
[[su:Gunung Fuji]]
[[su:Gunung Fuji]]
[[be:Фудзіяма]]
[[bs:Fudži]]
[[bs:Fudži]]
[[bg:Фуджи]]
[[bg:Фуджи]]

Phiên bản lúc 22:03, ngày 21 tháng 11 năm 2010

Phú Sĩ
Núi Phú Sĩ
Núi Fuji chụp vào mùa đông.

Núi Phú Sĩ hay núi Fuji (tiếng Nhật: 富士山 | Fujisan hoặc Fujiyama) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Ngọn núi này thường là đề tài trong các bức họa và nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như trong văn chươngâm nhạc.

Địa lý

Vị trí núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ trải dài trên địa phận tỉnh Shizuoka và tỉnh Yamanashi, ở phía Tây Nam Tokyo. Núi nằm gần như trung tâm đảo Honshu.

Đây là một núi lửa còn sống và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao tuyệt đối: 3.776 mét[1]. Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, MotosuShoji. Cùng với Hồ Ashi ở gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu.

Địa chất

Các nhà khoa học đã xác định được 4 thời kỳ hoạt động núi lửa khác nhau hình thành nên ngọn núi Phú Sĩ. Thời kỳ đầu tiên là Sen-komitake, được tạo nên từ lõi anđêxit mới được phát hiện gần đây ở sâu bên trong núi. Cái tên Sen-komitake được lấy theo chữ "Phú Sĩ Komitake" là một lớp đá bazan được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước. Khoảng 100,000 năm trước, một ngọn núi "Phú Sĩ cổ" đã được hình thành trên đỉnh núi Phú Sĩ Komitake. Hiện tại, ngọn núi "Phú Sĩ mới" được cho là hình thành trên đỉnh núi "Phú Sĩ cổ" khoảng 10,000 năm trước. [1] Hiện nay, ngọn núi lửa này thuộc loại đang hoạt động với nguy cơ phun trào thấp. Lần gần đây nhất ghi nhận được sự phun trào là năm 1707 trong thời kỳ Edo. Tại thời điểm này, có một miệng núi lửa mới, dọc theo đỉnh thứ 2 đã hình thành xuống nửa chừng bề mặt của nó. Miệng núi lửa này có tên là Hōei-zan, đặt theo tên của một triều đại.

Núi Phú Sĩ là nơi giao nhau của mảng lục địa Á Âu, mảng lục địa Okhotsklục địa Philippin. Chúng lần lượt tạo nên phần phía tây, phía đông của nước Nhật và bán đảo Izu.

Tên gọi

Các tên gọi khác

Tên ngọn núi viết bằng Kanji 富士山 khi phiên sang chữ Latinh có thể thành Fuji-san hoặc đôi khi là Fuji Yama, do chữ 山 (sơn) trong tiếng Nhật có nhiều cách đọc là San, ZanYama. (Xem Cách đọc chữ Kanji.)

Ngoài ra, trong tiếng Nhật, từ "富士" có thể được phát âm thành "Huzi" do đặc trưng của âm ふ. Tuy nhiên, cách phát âm chuẩn vẫn là "Fuji".

Núi Phú Sĩ còn có các tên gọi khác cũ hơn hoặc thi vị hơn như: Fuji-no-Yama (ふじの山, the Mountain of Fuji), Fuji-no-Takane (ふじの高嶺, đỉnh núi cao Fuji), Fuyō-hō (芙蓉峰, đỉnh núi Hoa phù dung - ), và Fu-gaku (富岳 hoặc 富嶽, chữ đầu tiên của 富士, Phú Sĩ, và , nhạc-núi cao).

Từ nguyên gốc

Chữ Kanji hiện nay của tên gọi "núi Phú Sĩ", (phú) và (), nhưng có vẻ như các chữ này được áp dụng cho một cách đọc sẵn có.

Tên gốc của từ Phú Sĩ vẫn chưa được rõ, nhưng nó liên quan tới toàn bộ lịch sử với các chữ Hán khác nhau theo từ gốc dân gian. Một trong những từ gốc dân gian cổ nhất cho rằng từ Fuji xuất phát từ chữ (bất + nhị), có nghĩa là có một không hai. Một từ gốc dân gian khác cho rằng nó xuất phát từ chữ 不 (bất + tận), có nghĩa là không bao giờ kết thúc.

Có lẽ từ gốc phổ biến nhất là từ cho rằng tên của ngọn núi có chữ Hán là 富士 (phú + ).

Lịch sử

Người ta cho rằng người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư khuyết danh. Trước thời đại Meiji, vì Phú Sĩ là một ngọn núi thiêng nên phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh núi. Ngày nay, đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng và lý tưởng cho rất nhiều nhà leo núi (xem bên dưới).

Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa hấp dẫn, thường là chủ đề của các tác phẩm nghệ thuật như bức "Nhìn về núi Phú Sĩ" của họa sĩ Hokusai. Ngọn núi này cũng góp mặt và là chủ đề của rất nhiều tác phẩm văn thơ Nhật Bản qua các thời kỳ.

Núi Phú Sĩ cũng là một địa điểm truyền thống của các chiến binh xưa: các samurai đã dùng chân núi như một điểm tập luyện, gần thị trấn Gotemba ngày nay. Năm 2005, Cục Phòng vệ Nhật BảnLực lượng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận ở gần chân núi Phú Sĩ.

Leo núi

Thời gian nhiều người đăng sơn Phú Sĩ nhất là trong khoảnng hai tháng, từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm; trong số đó 30% là người nước ngoài. Hành trình trèo núi mất khoảng 3 đến 7 giờ, trong khi hạ sơn thì mau hơn, chỉ mất khoảng 2 đến 5 giờ. Đường đi có thể chia ra 10 trạm cơ bản; từ điểm khởi đầu lên tới trạm thứ 15 là đã trèo 2300 mét so với mực nước biển. Hầu hết các hành trình trèo núi là vào ban đêm để khi lên đến đỉnh thì gặp lúc mặt trời mọc buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông, vấn nạn hàng năm là lượng rác thải dọc đường. Dù vậy, đăng sơn Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn đặc biệt.

Rừng Aokigahara

Aokigahara là một cánh rừng ở chân núi Phú Sĩ. Trong số những truyền thuyết về cánh rừng này, truyện dân gian Nhật Bản cho rằng chất đá ở đây có hàm lượng trầm tích sắt rất lớn, có thể làm vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu. Do vậy người đi rừng rất dễ lạc. Tuy nhiên theo khoa học thì trường điện từ do sắt gây ra rất yếu nên không mấy ảnh hưởng các thiết bị. Hiển nhiên là Cục Phòng vệ Nhật Bản và lính Thủy quân lục chiến Mỹ thường tập trận trong rừng mà la bàn cùng máy định vị toàn cầu và các thiết bị điện tử khác vẫn hoạt động không bị trở ngại.

Đặc biệt rừng Aokigahara có những hang động đóng băng quanh năm. Theo truyền thuyết thì ma quỷ, yêu tinh phá rối vẫn thường xuất hiện trong rừng này. Phải chăng đó có liên hệ với việc địa điểm Aokigahara Jukai là một nơi thường có người tự tử và vong hồn người chết mãi mãi lảng vảng nơi này. Với hơn 78 xác người đã tự tử tại đây nhà chức trách đã phải cảnh báo về nạn tự tử trong rừng này.

Chuyện ngoài lề

  • Ca sĩ Kyu Sakamoto đã từng thuê người đem một cây đàn piano lên núi để thực hiện một buổi hòa nhạc.
  • Logo của công ty AtariInfiniti đều được thiết kế theo biểu tượng của núi Phú Sĩ.
  • Núi EgmontNew Zealand tương đối giống núi Phú Sĩ ở một số góc nhìn. Vì vậy nó đã được dùng thay thế cho núi Phú Sĩ trong một số phim, như phim The Last Samurai.
  • Ngọn núi Volcan Osorno ở miền nam Chile cũng có những điểm hấp dẫn giống như núi Phú Sĩ.
  • Một nhà hàng Nhật ở Tooting, London cũng được đặt tên là núi Phú Sĩ.

Xem thêm

Thư viện hình

Liên kết ngoài

Ghi chú

  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Japanguide

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt