Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ise (thiết giáp hạm Nhật)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:13.4220774
n (GR) File renamed: File:Ise.jpgFile:Battleship Ise (postcard).jpg Ise was also a province, so FR2, ambigious.
Dòng 2: Dòng 2:
{|{{Infobox ship begin}}
{|{{Infobox ship begin}}
{{Infobox ship image
{{Infobox ship image
|Ship image=[[Tập tin:Ise.jpg|300px]]
|Ship image=[[Tập tin:Battleship Ise (postcard).jpg|300px]]
|Ship caption= Thiết giáp hạm ''Ise''
|Ship caption= Thiết giáp hạm ''Ise''
}}
}}

Phiên bản lúc 22:55, ngày 25 tháng 1 năm 2018

Thiết giáp hạm Ise
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo tỉnh Ise
Đặt hàng 1913
Xưởng đóng tàu Kawasaki Heavy Industries
Đặt lườn 10 tháng 05 năm 1915
Hạ thủy 12 tháng 11 năm 1916
Hoạt động 15 tháng 12 năm 1917
Xóa đăng bạ 20 tháng 11 năm 1945
Số phận Bị đánh đắm bởi không kích ngày 28 tháng 7 năm 1945. Được tháo dỡ tại chỗ năm 1947
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm Ise
Trọng tải choán nước list error: <br /> list (help)
ban đầu: 29.980 tấn (tiêu chuẩn);
36.500 tấn (đầy tải)
sau cải biến: 35.350 tấn (tiêu chuẩn);
38.676 tấn (đầy tải)
Chiều dài list error: <br /> list (help)
ban đầu: 208,18 m (683 ft)
sau cải biến: 219,62 m (720 ft 6 in)
Sườn ngang list error: <br /> list (help)
ban đầu: 28,65 m (94 ft)
sau cải biến: 33,83 m (111 ft)
Mớn nước list error: <br /> list (help)
ban đầu: 8,74 m (28 ft 8 in)
sau cải biến: 9,03 m (29 ft 7 in)
Động cơ đẩy list error: <br /> list (help)
4 × turbine hơi nước hộp số
8 × nồi hơi đốt dầu Kampon
4 × trục
công suất: 45.000 mã lực (33,2 MW) (ban đầu)
80.000 mã lực (60 MW) (sau cải biến)
Tốc độ list error: <br /> list (help)
ban đầu: 42,6 km/h (23 knot)
sau cải biến: 45 km/h (24,5 knot)
Tầm xa list error: <br /> list (help)
17.900 km ở tốc độ 26 km/h
(9.680 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 1.360-1.463
Hệ thống cảm biến và xử lý list error: <br /> list (help)
1 × radar Kiểu 21
2 × radar Kiểu 22
Vũ khí list error: <br /> list (help)
ban đầu: 12 × pháo 356 mm Kiểu 41 (6×2)
20 × pháo 140 mm Kiểu 41
8 × pháo 80 mm đa dụng
6 × ống phóng ngư lôi 53 cm
sau cải biến: 8 × pháo 356 mm (14 inch) Kiểu 41 (4×2)
16 × pháo 127mm (5 inch) đa dụng
31 × súng phòng không ba nòng 25 mm Kiểu 96
11 × súng phòng không nòng đơn 25 mm Kiểu 96
6 × 8 ống phóng rocket phòng không 120 mm
Bọc giáp list error: <br /> list (help)
đai giáp mực nước 305 mm
sàn tàu 55+30 mm
tháp chỉ huy 356 mm
tháp súng 305 mm
Máy bay mang theo list error: <br /> list (help)
3 × máy bay (ban đầu)
22 × máy bay (sau cải biến)
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Ise (tiếng Nhật: 伊勢 ), là chiếc dẫn đầu của lớp Ise gồm hai chiếc thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, từng tham gia hoạt động tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế Chiến II. Nó được đặt tên theo tỉnh Ise, một tỉnh lâu đời của Nhật Bản, ngày nay là một phần của tỉnh Mie.

Thiết kế và chế tạo

Ban đầu được lên kế hoạch như chiếc thứ ba trong lớp Fusō, các kinh nghiệm có được trong việc chế tạo những chiếc thuộc lớp Fusō đã chỉ ra một số vấn đề về thiết kế, bao gồm vũ khí trang bị yếu và bảo vệ kém, buộc phải thiết kế lại và xếp thành một lớp mới.

Ise được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Kawasaki Heavy IndustriesKobe vào ngày 5 tháng 5 năm 1915, được hạ thủy ngày 12 tháng 11 năm 1916, và hoàn tất vào ngày 01 tháng 12 năm 1917. Nó được phân về Căn cứ Hải quân Kure.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Được hoàn tất quá trễ không thể tham gia phục vụ trong Thế Chiến I, vào những năm đầu thập niên 1920, Ise tham gia nhiều chuyến đi tuần tra ngoài khơi bờ biển Siberia và các vùng biển phía Bắc hỗ trợ cho Cuộc can thiệp Siberia chống lại lực lượng Hồng quân Bolshevik.

Vào ngày 4 tháng 12 năm 1922 tại cảng Yokohama, Ise đón tiếp trọng thể một phái đoàn từ Anh Quốc trong đó có Hoàng tử xứ Wales (sau này là Vua Edward VIII) và người anh em họ sau này sẽ là Lord Mountbatten. Từ giữa những năm 1920 cho đến cuối những năm 1930, Ise chủ yếu hoạt động tuần tra ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Trong những năm 1928- 1929, Ise được cải tạo tại xưởng hải quân Kure, khi cột buồm phía trước của nó được nâng cao theo kiểu đặc trưng "tháp chùa" tương tự như của chiếc thiết giáp hạm Haruna. Ống khói phía trước được gắn thêm một nắp cong, và một bệ phóng dành cho thủy phi cơ Yokosuka E1Y2 Kiểu 14 được trang bị bên trên nóc tháp súng số 5. Sau đó, trong những năm 1930-1931, những đèn pha tìm kiếm bổ sung được trang bị thêm và một sàn tàu phía sau được thiết kế để chứa những thủy phi cơ.

Tuy nhiên, một đợt nâng cấp hoàn chỉnh hơn được thực hiện từ ngày 20 tháng 11 năm 1931 đến ngày 10 tháng 2 năm 1932 tại xưởng hải quân Kure, bao gồm việc cắt ngắn phần bên trên của cột buồm chính, thay thế tất cả các khẩu pháo phòng không 76 mm 3 inch/40 bằng tám khẩu pháo phòng không Kiểu 89 127-mm/40 bố trí thành bốn tháp súng đôi; và bổ sung thêm bốn khẩu Vicker Kiểu 40 mm AT/AA trên hai tháp đôi. Hai khẩu pháo hạng hai 140 mm (5,5 inch) trên sàn tháp chỉ huy phía trước được tháo bỏ và một máy phóng cùng một cần cẩu máy bay được trang bị ở phần đuôi tàu. Vào ngày 14 tháng 5 năm 1933, một máy phóng thứ hai và ba thủy phi cơ Kiểu 90 được bổ sung.

Từ ngày 1 tháng 8 năm 1935, Ise được đưa vào ụ tàu tại xưởng hải quân Kure để thực hiện một đợt tái cấu trúc và hiện đại hóa rộng rãi. 24 lò đốt hỗn hợp được tháo dỡ và thay thế bằng tám lò đốt dầu Kampon kiểu mới và các turbine hộp số Kampon cũng được trang bị. Tốc độ tối đa được nâng lên đến 47 km/h (25,4 knot) (đạt được tốc độ 25,21 knot khi chạy thử). Ống khói phía trước được tháo bỏ và đuôi tàu được kéo dài thêm 7,6 m (25 ft). Đai giáp chống tàu ngầm được bổ sung và sáu ống phóng ngư lôi của nó được tháo bỏ. Góc nâng của dàn pháo chính trên chiếc Ise (ngoại trừ tháp pháo số 6 tận cùng phía sau) được tăng lên đến 43 độ. Hai khẩu súng 140 mm (5,5 inch) được tháo bỏ. Góc nâng của các khẩu pháo hạng hai được gia tăng từ 20 độ lên 30 độ nên tầm bắn cũng được cải thiện từ 15,8 km lên 19,1 km. Bốn khẩu phòng không Vicker 40 mm được thay thế bằng mười khẩu phòng không Kiểu 96 25 mm nòng đôi. Máy phóng máy bay kiểu cũ được thay thế bằng máy phóng Kure Loại 2 và sàn tàu để chứa máy bay được kéo dài thêm. Việc tái cấu trúc được hoàn tất vào ngày 27 tháng 3 năm 1937.

Khởi sự chiến tranh tại Thái Bình Dương

Cho dù có những nỗ lực nâng cấp và hiện đại hóa, Ise vẫn bị xem là lạc hậu vào lúc bắt đầu chiến sự tại Thái Bình Dương do tốc độ tương đối chậm, thành phần thủy thủ đoàn đông, và tiêu hao nhiều nhiên liệu, nên chưa bao giờ tham chiến như một thiết giáp hạm thực sự. Ise từng tham gia vào trận tấn công Trân Châu Cảng, và khởi hành từ Hashirajima đi đến tận quần đảo Bonin nhằm săn đuổi, nhưng đã không thể bắt kịp, lực lượng tàu sân bay Mỹ đã tung ra cuộc không kích Doolittle ngày 18 tháng 4 năm 1942.

Đến tháng 5 năm 1942, Ise gặp một tai nạn khiến phòng máy số 2 bị ngập nước. Trong khi sửa chữa, Ise được trang bị thêm một trong những radar thử nghiệm đầu tiên của Hải quân Nhật là Kiểu 21.

Tái cấu trúc thành tàu sân bay lai

Để bù đắp phần nào những thiệt hại đối với lực lượng tàu sân bay trong trận Midway, Hải quân Đế quốc Nhật Bản vạch ra kế hoạch chuyển đổi những chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Ise thành những tàu sân bay hạm đội có thể mang được 54 máy bay mỗi chiếc. Kế hoạch này bị hủy bỏ đơn giản là do không có đủ thời gian và nguồn lực cần thiết; và một ý niệm về một chiếc thiết giáp hạm lai tàu sân bay được chấp nhận. Ise trở vào ụ tàu, và các tháp súng số 5 và số 6 ở phía sau được tháo dỡ thay thế bằng một sàn chứa máy bay và bên trên có một sàn đáp dài 70 m và một thang nâng hình chữ "T". Sàn đáp này đủ dài để có thể phóng máy bay, nhưng không đủ cho chúng hạ cánh. Thiết kế dự định một kho chứa máy bay có thể chứa 9 chiếc bên trong, và 11 chiếc khác bên trên sàn đáp và hai chiếc trên mỗi máy phóng; tuy nhiên sau đó người ta nhận ra rằng chỉ cần một động cơ máy bay trục trặc là có thể phá hỏng mọi chuyện. Để ngăn ngừa tắc nghẽn, sàn đáp được trang bị hai đường ray, 12 bệ xoay, các xe đẩy và các bộ gá cố định. Hai máy phóng Kiểu 11 dài 25 m được gắn trên các trụ chống cao bên mạn phải và mạn trái phía trước sàn đáp. Một cần cẩu thu lại được cũng được trang bị bên mạn trái phía sau. Sàn đáp mới được phủ một lớp bê tông dày 200 mm để bù trừ cho tình trạng mất thăng bằng phát sinh do tháo dỡ các vũ khí trang bị ở phía đuôi. Một lớp bê tông dày 1 m cũng được đổ chung quanh bánh lái chính và bánh lái phụ, và một lớp vỏ giáp ngang dày 150 mm cũng được bổ sung.

Ise sau đợt tái cấu trúc năm 1944

Vũ khí phòng không của nó cũng được cải tiến để chống đỡ lại các cuộc không kích. Tám khẩu pháo DP nòng đơn 127 mm được thay thế bằng tán khẩu nòng đôi. Số khẩu pháo phòng không Kiểu 96 25 mm từ 20 khẩu được tăng lên 57 (19 tháp súng ba nòng). Một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 21 và hai bộ radar dò tìm mặt nước Kiểu 22 cũng được trang bị. Sau khi được cải tạo, Ise có thể mang theo 22 máy bay. Các phương án tác chiến hình dung Ise sẽ đi theo cùng Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay (Kido Butai) và sẽ tung ra 11 máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y2 Suisei ("Judy") và 11 thủy phi cơ Aichi E16A Zuiun ("Paul") có khả năng tấn công bổ nhào để bổ sung cho lực lượng tấn công gồm 44 máy bay ném bom của Lực lượng đặc nhiệm. Những chiếc Suisei sẽ phải hạ cánh trên những chiếc tàu sân bay thông thường hoặc các căn cứ trên đất liền, trong khi các thủy phi cơ E16A có thể trở lại tàu sau khi hạ cánh xuống mặt nước gần con tàu rồi được cần cẩu vớt lên. Số máy bay phối thuộc cho Ise cuối cùng bao gồm 14 chiếc E16A và 8 chiếc D4Y2.

Công việc cải tạo chính thức hoàn tất vào ngày 8 tháng 10 năm 1943; tuy nhiên do công việc huấn luyện phi công mới chỉ có thể hoàn tất vào mùa Thu năm 1944, Ise chưa bao giờ được sử dụng như một tàu sân bay trong bất kỳ một chiến dịch nào. Máy bay của nó thường đặt căn cứ trên đất liền, và Ise tiếp tục được sử dụng thuần túy như một thiết giáp hạm trong lực lượng hộ tống.

Ise thực hiện một chuyến đi đến Truk trong tháng 10 năm 1943, vận chuyển một đơn vị của Sư đoàn 52 Lục quân Nhật Bản cùng các tiếp liệu đến đó.

Trong một đợt cải tạo tại Kure vào tháng 5 năm 1944, nó được bổ sung thêm 47 súng phòng không Kiểu 96 25 mm (12 tháp ba nòng và 11 nòng đơn), nâng tổng cộng lên đến 104 khẩu; và nó cũng được trang bị hai bộ thu phát IFF Kiểu 2 để phân biệt bạn hay thù. Đến tháng 7, hai bộ radar dò tìm trên không Kiểu 13 và một bộ phát hiện radar E27 được trang bị. Từ cuối tháng 9 năm 1944, sáu dàn phóng rocket phòng không 127 mm 30 nòng được bổ sung thêm. Loại rocket này được trang bị đầu đạn gồm mảnh đạn cháy và một kíp nổ định thời gian.

Trận chiến vịnh Leyte và sau đó

Ise bị thiệt hại nhẹ trong trận chiến mũi Engaño, trong đó các xạ thủ trên chiếc Ise bắn rơi năm trong số mười máy bay ném bom bổ nhào tấn công nhắm vào nó, và chỉ bị hư hại nhẹ trên tháp pháo số 2. Việc yểm trợ phòng không của Ise tỏ ra không hiệu quả, và trong quá trình trận đánh, máy bay của Hải quân Mỹ đã đánh chìm các tàu sân bay Zuikaku, ZuihōChitose cùng tàu khu trục Akizuki. Về cuối trận đánh, trong đợt tấn công thứ tư, Ise bị 85 máy bay ném bom bổ nhào tấn công. Với 34 quả bom ném suýt trúng đích, thành tàu của Ise gần mực nước bị vỡ khiến các buồng đốt bên mạn trái bị hư hại; một quả bom làm hỏng máy phóng bên trái, và có khoảng năm thủy thủ thiệt mạng cùng 71 người bị thương.

Sau khi quay về Nhật Bản, từ ngày 29 tháng 10, các máy phóng ở phía sau được tháo dỡ để cải thiện góc bắn cho các tháp súng số 3 và số 4.

Ise được gửi về phía Nam đến LinggaSingapore vào đầu năm 1945 để tham gia Chiến dịch Kita. Khi gần đến Singapore, Ise bị hư hại nhẹ bởi một thủy lôi. Trong chiến dịch Kita, Ise, chiếc Hyuga chị em với nó, và chiếc tàu tuần dương Oyodo được chất đầy những nguyên liệu chiến lược đang rất cần thiết trong chiến tranh (dầu mỏ, cao su, thiếc, kẽmthủy ngân) cùng di tản hơn 1.150 nhân viên từ các giếng dầu quay trở về Nhật Bản. Ise quay trở về đến Moji an toàn vào ngày 19 tháng 2 năm 1945, sau khi lẩn tránh được sự săn đuổi của 23 tàu ngầm Đồng Minh trên đường đi.

Vai trò cuối cùng

Thiết giáp hạm Ise sau khi bị đánh chìm.

Từ ngày 25 tháng 2 năm 1945 cho đến khi Nhật Bản đầu hàng, Ise ở lại căn cứ Kure, không nhiên liệu và không máy bay, và được sơn ngụy trang một màu xanh ô-liu loang lổ. Việc ngụy trang này tỏ ra không có tác dụng đối với máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58; khi vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, hơn 240 máy bay đã tấn công vào Kure, và Ise bị đánh trúng hai quả bom. Được xếp hạng lại thành một tàu dự bị cấp 4 vào ngày 20 tháng 4, Ise được kéo về Ondo Seto (giữa Kure và Kurahashijima) để phục vụ như một pháo đài phòng không nổi. Nó lại bị tấn công một lần nữa vào ngày 24 tháng 7 bởi 60 máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Ranger, những quả bom đã đánh trúng mũi tàu bên mạn phải, sàn tàu chính, tháp súng số 3 và cầu tàu, giết chết Thuyền trưởng Mutaguchi, các sĩ quan chỉ huy khác và khoảng 50 thủy thủ. Vào ngày 28 tháng 7, một cuộc tấn công khác lại được tung ra nhắm vào Ise, và nó bị đánh trúng năm quả bom 450 kg (1000 lb) ném ra từ những máy bay F4U Corsair của tàu sân bay USS Hancock, và mười một quả bom từ những máy bay khác của Lực lượng Đặc nhiệm TF-58. Ise bị nghiêng qua mạn phải và bị chìm trong vùng nước nông tại tọa độ 34°15′B 132°31′Đ / 34,25°B 132,517°Đ / 34.250; 132.517. Nó được gạch tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 năm 1945.

Phần thân tàu dưới nước của Ise được để yên một thời gian cho đến khi nó được tháo dỡ mà không được trục vớt bởi xưởng hải quân Kure và xưởng tàu Harima Zosen từ ngày 09 tháng 10 năm 1946 đến ngày 4 tháng 7 năm 1947.

Danh sách thuyền trưởng

Tham khảo

  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. US Naval Institute Press. ISBN 0870211927.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-893-X.
  • Toland, John (1970). The Rising Sun: The Decline and Fall of the Japanese Empire 1936-1945. Random House. ISBN 0812968581.

Liên kết ngoài