Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghệ thuật trừu tượng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 38: Dòng 38:
Tập tin:Arthur Dove, 1911-12, Based on Leaf Forms and Spaces, pastel on unidentified support. Now lost.jpg|[[:en:Arthur_Dove|Arthur Dove]], 1911–12, ''Sáng tạo trên hình lá và khoảng trống'', màu bột. Nay tranh đã thất lạc
Tập tin:Arthur Dove, 1911-12, Based on Leaf Forms and Spaces, pastel on unidentified support. Now lost.jpg|[[:en:Arthur_Dove|Arthur Dove]], 1911–12, ''Sáng tạo trên hình lá và khoảng trống'', màu bột. Nay tranh đã thất lạc
Tập tin:Vassily Kandinsky, 1912 - Improvisation 27, Garden of Love II.jpg|[[:en:Wassily_Kandinsky|Wassily Kandinsky]], 1912, ''Ứng tác số 27'' (Vườn tình II), sơn dầu trên voan, 120.3 x 140.3 cm, [[:en:Metropolitan_Museum_of_Art|Bảo tàng Trung tâm]], New York. Trưng bày tại 1913 [[:en:Armory_Show|Triển lãm Armory]]
Tập tin:Vassily Kandinsky, 1912 - Improvisation 27, Garden of Love II.jpg|[[:en:Wassily_Kandinsky|Wassily Kandinsky]], 1912, ''Ứng tác số 27'' (Vườn tình II), sơn dầu trên voan, 120.3 x 140.3 cm, [[:en:Metropolitan_Museum_of_Art|Bảo tàng Trung tâm]], New York. Trưng bày tại 1913 [[:en:Armory_Show|Triển lãm Armory]]
Tập tin:Vassily Kandinsky, 1913 - Composition 6.jpg|[[Wassily Kandinsky]], ''Sáng tác số VI'' (1913)
Tập tin:Vassily Kandinsky, 1913 - Color Study, Squares with Concentric Circles.jpg|[[Wassily Kandinsky]], ''Hình vuông với vòng tròn đồng tâm'' (1913)
Tập tin:Hilma af Klint Svanen.jpg|[[:en:Hilma_af_Klint|Hilma af Klint]], ''Svanen'' (''Thiên nga''), số 17, nhóm IX, Chùm tranh SUW, Tháng 10 1914-tháng 3 1915. Tác phẩm này chưa bao giờ được trưng bày khi Klint còn sống.
Tập tin:Hilma af Klint Svanen.jpg|[[:en:Hilma_af_Klint|Hilma af Klint]], ''Svanen'' (''Thiên nga''), số 17, nhóm IX, Chùm tranh SUW, Tháng 10 1914-tháng 3 1915. Tác phẩm này chưa bao giờ được trưng bày khi Klint còn sống.
Tập tin:Theo van Doesburg Composition VII (the three graces).jpg|[[:en:Theo_van_Doesburg|Theo van Doesbur''g'']]'', [[:en:Neo-Plasticism|Neo-Plasticism]]: 1917, Sáng tạo VII (Bộ ba duyên dáng'')
Tập tin:Theo van Doesburg Composition VII (the three graces).jpg|[[:en:Theo_van_Doesburg|Theo van Doesbur''g'']]'', [[:en:Neo-Plasticism|Neo-Plasticism]]: 1917, Sáng tạo VII (Bộ ba duyên dáng'')
Tập tin:Piet Mondrian - Lozenge Composition with Yellow, Black, Blue, Red, and Gray - 1921 - The Art Institute of Chicago.jpg|[[:en:Piet_Mondrian|Piet Mondrian]], ''Sáng tạo với vàng, đen, xanh, đỏ, và xám'', 1921, [[:en:Art_Institute_of_Chicago|Viện Mỹ thuật Chicago]]
Tập tin:Piet Mondrian - Lozenge Composition with Yellow, Black, Blue, Red, and Gray - 1921 - The Art Institute of Chicago.jpg|[[:en:Piet_Mondrian|Piet Mondrian]], ''Sáng tạo với vàng, đen, xanh, đỏ, và xám'', 1921, [[:en:Art_Institute_of_Chicago|Viện Mỹ thuật Chicago]]
Tập tin:Fire in the Evening.JPG|[[:en:Paul_Klee|Paul Klee]], ''Lửa đêm'', 1929
Tập tin:Fire in the Evening.JPG|[[:en:Paul_Klee|Paul Klee]], ''Lửa đêm'', 1929
Tập tin:Carlsund Rapid (1930).jpg|[[:en:Otto_Gustaf_Carlsund|Otto Gustaf Carlsund]], ''Liên hoàn'' (1930), a [[:en:Concrete_Art|Concrete Art]] treo trong nhà hàng, Stockholm
Tập tin:Carlsund Rapid (1930).jpg|[[:en:Otto_Gustaf_Carlsund|Otto Gustaf Carlsund]], ''Liên hoàn'' (1930), [[:en:Concrete_Art|tranh trường phái Cụ thể]] treo trong nhà hàng, Stockholm
Tập tin:Jean Messagier 'Louis IV l'apres midi' 1966.jpg|Jean Messagier, ''<nowiki/>'Chiều Louis IV''' (1966)
Tập tin:Umberto Boccioni, 1913, Dynamism of a Cyclist (Dinamismo di un ciclista), oil on canvas, 70 x 95 cm, Gianni Mattioli Collection, on long-term loan to the Peggy Guggenheim Collection, Venice.jpg|[[Umberto Boccioni]], 1913, ''Sự linh động của xe đạp'' (Dinamismo di un ciclista), sơn dầu trên voan, 70 x 95 cm, Bộ sưu tậpGianni Mattioli
Tập tin:Battle of Lights.jpg|[[Joseph Stella]], ''Quang trận, đảo Coney'', 1913, sơn dầu trên voan, 195.6 × 215.3 cm (77 × 84.75 in), Phòng tranh Đại học Yale
Tập tin:Umberto Boccioni, 1912, Elasticity (Elasticità), oil on canvas, 100 x 100 cm, Museo del Novecento.jpg|Umberto Boccioni, 1912, ''Sự co dãn'' (''Elasticità''), sơn dầu trên voan, 100 x 100 cm, [[Museo del Novecento]]
Tập tin:Juan Gris - Portrait of Pablo Picasso - Google Art Project.jpg|Juan Gris, ''Chân dung Pablo Picasso'', 1912, sơn dầu trên voan, Viện Nghệ thuật Chicago
Tập tin:Paul Cézanne 163.jpg|[[Paul Cézanne]], ''[[Quarry Bibémus]]'', 1898-1900, Bảo tàng Folkwang, Essen, Đức
Tập tin:Riteofspring.jpg|[[Ronnie Landfield]], ''Nghi lễ mùa xuân,'' 1985
Tập tin:Gardenofdelight.jpg|''Vườn địa đàng'', 1971,, 221x183 cm, được trưng bày tại Phòng tranh David Whitney, NYC, tháng 5 năm 1971
</gallery>
</gallery>



Phiên bản lúc 09:30, ngày 6 tháng 4 năm 2018

Bức tranh trừu tượng màu nước đầu tiên của Kandinsky, 1910

Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20, vào những năm 1910 đến 1914. Nghệ thuật trừu tượng sử dụng ngôn ngữ thị giác từ những hình dạng, khuôn mẫu, màu sắc và đường nét để tạo nên một sáng tác có thể tồn tại độc lập, ở một mức nào đó, với những tham khảo có thực từ thế giới.[1] Nghệ thuật phương Tây, từ thời Phục hưng đến giữa thế kỷ 19, được đặt nền móng bởi logic của phối cảnh và nỗ lực để tái tạo một ảo ảnh về thế giới thực tại. Nghệ thuật của các nền mỹ thuật khác ngoài châu Âu thì lại dễ tiếp cận và cho thấy những cách khác để mô tả trải nghiệm thị giác tới họa sĩ. Vào cuối thế kỷ 19 nhiều họa sĩ cảm thấy cần phải tạo ra một loại hình mỹ thuật mới đặt giữa những thay đổi quan trọng xảy ra trong công nghệ, khoa học và triết học. Mỗi họa sĩ có các nguồn khác nhau để tạo nên lý thuyết của mình và tranh luận, cũng như phản ánh mối quan tâm đến xã hội và tri thức trên tất cả các lĩnh vực của văn hoá phương Tây tại thời điểm đó. [2]

Nghệ thuật trừu tượng, nghệ thuật phi hình thể, nghệ thuật phi vật thể, và nghệ thuật không trình diễn là các thuật ngữ không quá tách biệt. Chúng khá tương tự nhau, nhưng có lẽ không thực sự giống nhau.

Robert Delaunay, 1912–13, Đĩa trưng bày (Le Premier Disque), bán kính: 134 cm, bộ sưu tập cá nhân.

Trừu tượng cho thấy một bước chuyển khởi đầu từ thực tế trong mô tả hình ảnh của mỹ thuật. Sự trừu tượng tồn tại trong một chuỗi liên tục. Ngay cả nghệ thuật nhằm đạt được mức độ cao nhất cũng có thể được coi là trừu tượng, ít nhất là theo lý thuyết, vì sự thể hiện hoàn hảo là không thể nắm bắt. Tác phẩm nghệ thuật có thể tự do, những thay đổi ví dụ như màu sắc và hình thức rõ ràng, có thể nói là trừu tượng một phần. Trừu tượng hoàn toàn là không có dấu vết của bất kỳ tham khảo thực tế nào có thể nhận biết được. Ví dụ, trong trừu tượng hình học, người ta không thể tìm thấy các tham chiếu đến các thực thể tự nhiên. Nghệ thuật hình tượngnghệ thuật trừu tượng tổng thể giống như hai mặt của đồng xu, chúng loại trừ lẫn nhau. Nhưng lối vẽ hình tượngcụ tượng (hay tả thực) nghệ thuật thường vẫn chứa một phần trừu tượng.

Cả hai lối vẽ: trừu tượng hình họctrừu tượng trữ tình (lyrical abstraction) đều thuộc trừu tượng hoàn toàn. Có rất nhiều phong trào nghệ thuật thể hiện sự trừu tượng một phần có thể kể đến là trường phái dã thú, trong đó màu sắc được làm nổi bật và cố ý biến đổi so với thực tế, và trường phái lập thể - thay đổi táo bạo hình thức của các vật thể được miêu tả. [3][4]

Nghệ thuật trừu tượng trong mỹ thuật đời đầu và các nên văn hóa

Bát mặc tiên nhân, Lương Khải, thế kỉ 12

Phần lớn mỹ thuật của các nền văn hoá trước đây - những ký hiệu và điểm nhấn trên đồ gốm, hàng dệt, và các bức tranh khắc trên vách đá - sử dụng các hình dạng đơn giản, kỷ hà và tuyến tính, thường có mục đích biểu tượng hay trang trí[5].Mỹ thuật trừu tượng có thể truyền đạt mức độ giống như vậy qua ngôn ngữ thị giác. [6] Người ta có thể thưởng thức vẻ đẹp của bức thư pháp của Trung Quốc hoặc thư pháp Hồi giáo mà không thể hay không cần đọc nó. [7]

Sơn thị loan tình đồ (Chợ trên núi lúc sương tan), Vũ Kiên, Trung Quốc

Trong mỹ thuật Trung Quốc, tranh trừu tượng có thể được truy nguồn từ nhà thơ Đường Vương Mặc (王 墨), người được cho là đã phát minh ra một phong cách vẽ tranh bằng cách vẩy mực [8]. Dù không còn bức tranh nào của ông sót lại, phong cách này lại được thấy rõ ràng trong một số bức tranh triều Tống. Các hoạ sĩ Phật giáo nhánh Thiền, Lương Khải (梁楷), (1140-1210) đã áp dụng phong cách vẽ này trong bức tranh "Bát mặc tiên nhân", tranh đã mô tả chính xác sự hy sinh để loại bỏ lý tính trong cái trí của người giác ngộ. Một họa sĩ cuối đời Tống tên là Vũ Kiên, thông thạo giáo lý Phật giáo Thiên Thai, đã tạo ra một loạt tranh các cảnh bằng các nét mực đầy chấm phá, phong cách này đã thu hút rất nhiều họa sĩ Thiền người Nhật. Những bức tranh của ông thường tả những ngọn núi phủ sương mù dày đặc, trong đó các hình dạng của các vật thì khó nhìn thấy và cực kỳ giản lược. Kiểu tranh này được tiếp tục bởi Sesshu Toyo trong những năm sau đó.

Viên tương ( 2000) bởi Kanjuro Shibata XX

Một ví dụ khác của sự trừu tượng trong bức tranh Trung Quốc được nhìn thấy trong bức 'Hỗn luân đồ" của Châu Đức Nhuần. Bên trái của bức tranh này là một cây thông trên đất đá, các nhánh của nó cuộn bởi những nhành nho, chuyển động hỗn loạn về phía bên kia của bức tranh. Bên phải lại là một vòng tròn hoàn hảo (có thể vòng tròn đã được vẽ bằng com-pa [9]) lơ lửng trong khoảng không. Bức tranh là một sự phản ánh của siêu hình học Đạo giáo, trong đó sự hỗn loạn và thực tế là những trạng thái bổ khuyết của một chu trình tự nhiên bình thường. Dưới thời Tokugawa, một số thợ sơn Thiền đạo đã tạo ra Enso (Viên tương), một vòng tròn tượng trưng cho sự giác ngộ tuyệt đối. Enso thường được thực hiện trong một cú đánh tự nhiên, nó trở thành dạng thức của thẩm mỹ tối giản mà dẫn dắt một phần của bức tranh thiền.

Thế kỉ XIX

James McNeill Whistler, Dạ khúc Đen và Vàng: Tên lửa rơi (1874), Viện Nghệ thuật Detroit. Một bức tranh gần với trừu tượng, năm 1877 Whistler kiện nhà phê bình nghệ thuật John Ruskin đã dám phỉ báng bức tranh. Ruskin lại tố cáo Whistler "đã ném một nồi sơn vào mặt công chúng." [10] [11]

Lúc này, các khoản bảo trợ từ nhà thờ đã giảm.  Nguồn cung sinh kế cho các họa sỹ đang dần là các khoản bảo trợ tư nhân đến từ cộng đồng.[12][13]

Ba trường phái hay phong trào nghệ thuật góp phần vào sự phát triển của nghệ thuật trừu tượng là chủ nghĩa Lãng mạn, trường phái Ấn tượngchủ nghĩa biểu hiện. Các họa sĩ đã ngày càng độc lập về nghệ thuật trong thế kỷ 19. Lối vẽ nhìn khách quan về những gì được có thể thấy, có thể được nhận ra từ các bức tranh của John Constable, J M W Turner, Camille Corot và từ họ, các nhà họa sĩ Ấn tượng đã tiếp tục vẽ tranh ngoài trời theo trường phái Barbizon.

Những dấu hiệu đầu tiên của một trường phái nghệ thuật mới được họa sĩ James McNeill Whistler khơi mào. Trong bức tranh Dạ khúc Đen và Vàng: Tên lửa rơi (1872) của ông, cảm giác thị giác được nhấn mạnh hơn là mô tả sự vật.

Các họa sĩ của trường phái Biểu hiện đã khám phá ra việc sử dụng những nét sơn dày, vẽ méo mó và phóng đại, cùng với các màu sắc mãnh liệt. Những họa sĩ trường phái này đã vẽ nên những bức tranh giàu xúc cảm. Những bức tranh có thể coi là phản ứng và nhận thức về những sự kiện đương thời; cũng như là lời hồi đáp với trường phái Ấn tượng và các trường phái khác cổ điển hơn của hội họa vào cuối thế kỷ 19. Những họa sĩ Biểu hiện đã làm thay đổi mạnh mẽ từ nhấn mạnh chủ đề sang nhấn mạnh miêu tả các trạng thái tâm lý hiện hữu. Mặc dù các nghệ sĩ như Edvard MunchJames Ensor chịu ảnh hưởng lớn từ tác phẩm của trường phái Hậu Ấn tượng, họ đã đóng góp lớn cho sự xuất hiện của trường phái trừu tượng vào thế kỷ 20. Paul Cézanne ban đầu như một người theo chủ nghĩa Ấn tượng, nhưng mục đích của ông - xây dựng hiện thực hợp lý từ góc nhìn nhất định[14], với màu sắc chuyển vần ở trên mặt phẳng - trở thành nền tảng của một loại hình hội họa mới, sau đó được phát triển thành chủ nghĩa Lập thể của Georges BraquePablo Picasso.

Ngoài ra vào cuối thế kỷ XIX ở Đông Âu, chủ nghĩa thần bí và buổi đầu của chủ nghĩa hiện đại được thể hiện bởi nhà thần trí Helena Blavatsky đã có một tác động sâu sắc đến các họa sỹ hình học tiên phong như Hilma af KlintWassily Kandinsky. Giáo lý thần bí của Georges GurdjieffP.D. Ouspensky cũng đã có một ảnh hưởng quan trọng đối với sự hình thành các phong cách trừu tượng hình học của Piet Mondrian và các đồng nghiệp của ông vào đầu thế kỷ 20. [15]

Nguồn gốc lịch sử

Trong suốt thời kỳ sơ khởi và Thế chiến 2, những nhà văn,nhà thơ,nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại cũng như các tay sưu tầm và con buôn có tiếng đã chạy khỏi châu Âu, và cũng để thoát khỏi cuộc công kích dữ dội của những kẻ theo chủ nghĩa quân phiệt Hitler tìm nơi trú ẩn an toàn. Nhiều người trong số không chọn cách trốn chạy đã tàn lụi. Những nhà sưu tầm và nghệ nhân đã ở lại New York thời chiến tranh đó là Hans Namuth, Yves Tanguy, Kay Sage, Max Ernst, Jimmy Ernst, Peggy Guggenheim, Leo Castelli, Marcel Duchamp, André Masson, Roberto Matta, André Breton, Marc Chagall, Jacques Lipchitz, Fernan LegérPiet Mondrian. Một vài nghệ sĩ khác,đáng chú ý là Pablo Picasso, Henri Matisse, và Pierre Bonnard vẫn tồn tại được ở Pháp. Giai đoạn hậu chiến tranh đã dấy lên ở nhiều thủ đô của châu Âu 1 sự tái thiết khẩn cấp về kinh tế, cơ sở hạ tầng và tái lập nhóm chính trị. Lúc này New York đã thay thế được Paris và trở thành trung tâm nghệ thuật của thế giới. Một thế hệ nghệ sĩ mới của New York đã bắt đầu nổi lên và thống trị nền nghệ thuật thế giới với danh xưng Những hoạ sĩ phái Biểu hiện trừu tượng.

Những năm 1940 tại thành phố New York, chiến thắng trường phái Biểu hiện trừu tượng đã được báo trước,là chiến thắng của 1 trào lưu theo chủ nghĩa hiện đại cấu thành bởi sự kết hợp giữa những bài học được rút ra từ Henri Matisse, Pablo Picasso, Joan Miró,chủ nghĩa Lập thể, chủ nghĩa Siêu thực, chủ nghĩa Dã thú và chủ nghĩa tiền-Hiện đại thông qua những giáo viên như Hans HofmanJohn D.Graham. Ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của Graham trong các tác phẩm của Jackson Pollock, Arshile Gorky và Willem de Kooning.

Bộ sưu tập tranh

Liên kết ngoài

  1. ^ Rudolph Arnheim, Tư duy thị giác, University of California Press, 1969, ISBN 0520018710
  2. ^ Mel Gooding, Tranh trừu tượng, Tate Publishing, London, 2000
  3. ^ "Nghệ thuật trừu tượng - Nghệ thuật trừu trượng hay tranh trừu tuọng là gì, truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009". Painting.about.com. 06-07-2011. Lưu trữ từ nguyên bản 7 tháng 7 2011. Truy cập 11-06-2011.
  4. ^ "Mỹ thuật Hoa Kỳ – Trừu tượng, truy cập tháng 1, 2009". Nga.gov. 2000-07-27. Lưu trữ từ nguyên bản ngày 8 tháng 6 2011. Truy cập 11-06-2011.
  5. ^ György Kepes, Dấu hiệu, Hình ảnh và Biểu tượng, Studio Vista, London, 1966
  6. ^ Derek Hyatt,"Gặp gỡ người Moor", Các họa sĩ hiện đại, thu năm 1995
  7. ^ Simon Leys, 2013. Sảnh vô dụng: Các bài tiểu luận sưu tầm. New York: New York Review Books. tr. 304. ISBN 9781590176207.
  8. ^ Lippit, Y. (2012). "Về truyền pháp và phong tục trong tranh sơn dầu của Nhật Bản: Phong cảnh phun nước của Sesshū năm 1495". The Art Bulletin, 94(1), tr. 56.
  9. ^ Watt, J. C. (2010). Thế giới của Hốt Tất Liệt: Nghệ thuật Trung Quốc trong triều đại nhà Nguyên. Metropolitan Museum of Art, tr. 224
  10. ^ Whistler và Ruskin, Princeton edu. Kho dữ liệu 16 tháng 6, 2010, tại máy truy hồi. Truy cập 13 tháng 6, 2010
  11. ^ từ Tate, truy cập 12 tháng 4, 2009
  12. ^ Ernst Gombrich, "Dòng họ Medici bảo trợ nghệ thuật" trong Tiêu chuẩn và hình mẫu, tr. 35–57, London, 1966
  13. ^ Judith Balfe. Trả tiền cho nghệ sĩ: Nguyên nhân và hệ quả của bảo trợ nghệ thuật, Ấn bản Đại học Illinois
  14. ^ Herbert Read, Lược sử nghệ thuật hiện đại, Thames and Hudson
  15. ^ "Hilton Kramer, "Mondrian & chủ nghĩa huyền bí: cuộc tìm kiếm dài của tôi đã kết thúc", ''Tiêu chí mới'', tháng 9 1995". Newcriterion.com. Truy cập 26-2-2012.