Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghĩa Ô”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Cần được wiki hóa
Dòng 20: Dòng 20:
[[war:Yiwu]]
[[war:Yiwu]]
[[zh:义乌市]]
[[zh:义乌市]]

{{Wiki hóa}}
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ NGHĨA Ô – TRIẾT GIANG – TRUNG QUỐC
KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ NGHĨA Ô – TRIẾT GIANG – TRUNG QUỐC
Nghĩa Ô nằm ở trung tâm của tỉnh Triết Giang với diện tích toàn thành phố khoảng 1.105 km vuông với 7 tuyến đường nối liền với 6 thị trấn vệ tinh với nhân khẩu 716.000 người với lực lượng lao động phổ thông thường trú tại đây khoảng hơn 1 triệu người. Nghĩa Ô có lịch sử lâu đời, huyện lị được thành lập vào năm 222 trước Công Nguyên, tính cho đến thời điểm hiện nay đã trải qua 2.229 năm xây dựng và phát triển, cho đến năm 1988 mới tách huyện lập nên thành phố. Nơi đây lịch sử đã ghi danh rất nhiều những danh sĩ như một trong “Sơ Đường Tứ Kiệt” Lạc Tân Vương, danh tướng đời Tống Tôn Trạch và một trong Kim Nguyên tứ đại danh y Chu Đan Khê, nhà giáo dục đương đại Trần Vọng Đạo, nhà phê bình nghệ thuật Phùng Tuyết Phong và nhà lịch sử Ngô Hàm.
Nghĩa Ô nằm ở trung tâm của tỉnh Triết Giang với diện tích toàn thành phố khoảng 1.105 km vuông với 7 tuyến đường nối liền với 6 thị trấn vệ tinh với nhân khẩu 716.000 người với lực lượng lao động phổ thông thường trú tại đây khoảng hơn 1 triệu người. Nghĩa Ô có lịch sử lâu đời, huyện lị được thành lập vào năm 222 trước Công Nguyên, tính cho đến thời điểm hiện nay đã trải qua 2.229 năm xây dựng và phát triển, cho đến năm 1988 mới tách huyện lập nên thành phố. Nơi đây lịch sử đã ghi danh rất nhiều những danh sĩ như một trong “Sơ Đường Tứ Kiệt” Lạc Tân Vương, danh tướng đời Tống Tôn Trạch và một trong Kim Nguyên tứ đại danh y Chu Đan Khê, nhà giáo dục đương đại Trần Vọng Đạo, nhà phê bình nghệ thuật Phùng Tuyết Phong và nhà lịch sử Ngô Hàm.

Phiên bản lúc 07:52, ngày 22 tháng 8 năm 2011

Nghĩa Ô (chữ Hán phồn thể:義烏市, chữ Hán giản thể: 义乌市, âm Hán Việt: Nghĩa Ô thị) là một thị xã thuộc địa cấp thị Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, thị xã Nghĩa Ô được lập trên cơ sở huyện Nghĩa Ô, một huyện được lập vào thời nhà Tần với tên là Ô Thương và được đổi tên thành huyện Nghĩa Ô dưới thời nhà Đường. Thị xã Nghĩa Ô có diện tích 1103 km², trong đó có 15 km² . Dân số của Nghĩa Ô là700.000 người. Mã số bưu chính của thị xã này là , mã vùng điện thoại . Thị xã Nghĩa Ô được chia ra các đơn vị hành chính trực thuộc gồm 15 trấn, 8 hương.

KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ NGHĨA Ô – TRIẾT GIANG – TRUNG QUỐC Nghĩa Ô nằm ở trung tâm của tỉnh Triết Giang với diện tích toàn thành phố khoảng 1.105 km vuông với 7 tuyến đường nối liền với 6 thị trấn vệ tinh với nhân khẩu 716.000 người với lực lượng lao động phổ thông thường trú tại đây khoảng hơn 1 triệu người. Nghĩa Ô có lịch sử lâu đời, huyện lị được thành lập vào năm 222 trước Công Nguyên, tính cho đến thời điểm hiện nay đã trải qua 2.229 năm xây dựng và phát triển, cho đến năm 1988 mới tách huyện lập nên thành phố. Nơi đây lịch sử đã ghi danh rất nhiều những danh sĩ như một trong “Sơ Đường Tứ Kiệt” Lạc Tân Vương, danh tướng đời Tống Tôn Trạch và một trong Kim Nguyên tứ đại danh y Chu Đan Khê, nhà giáo dục đương đại Trần Vọng Đạo, nhà phê bình nghệ thuật Phùng Tuyết Phong và nhà lịch sử Ngô Hàm. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Nghĩa Ô đã kiên trì đi theo chiến lược phát triển “Hưng thương kiến thị”, tức là phát triển việc làm ăn buôn bán để xây dựng thành phố, lấy học tập đào tạo, phát triển làm trung tâm nâng cấp thị trường, đẩy mạnh việc hiện đại hóa, công nghiệp hóa, quốc tế hóa, hợp nhất giữa thành thị và nông thôn, đi theo con đường rất riêng của khu vực là tự mình làm giàu. Trong năm 2007, tổng sản xuất của thành phố đạt 42 tỉ RMB, tăng 15.7%; hoàn thành nghĩa vụ ngân sách 5 triệu 888 nghìn RMB, trong đó doanh thu của thành phố đạt 3 tỉ 228 nghìn RMB, tăng 31.2% và 33.2%, thu nhập bình quân đầu người 1 năm ở thành thị là 25.007 RMB, ở nông thôn là 10.255 RMB 1 năm, tăng từ 15.9% và 16.4%. Tổng kết những nét đặc sắc trong phát triển kinh tế xã hội của Nghĩa Ô, chủ yếu có 5 điểm chính sau: Phát triển buôn bán để xây dựng thành phố, từng bước xác lập vị trí trung tâm xuất nhập khẩu hàng hàng tiêu dùng trên trường quốc tế. Năm 1982, Nghĩa Ô là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc mở cửa thị trường buôn bán hàng tiêu dùng, đề ra và làm theo chiến lược “hưng thương kiến huyện” tức là phát triển buôn bán để xây dựng huyện. Trong 26 năm qua, chợ hàng tiêu dùng của Nghĩa Ô đã trải qua 5 lần đổi địa chỉ và 9 lần xây dựng lại với quy mô ngày càng lớn hơn., thực hiện việc đưa những chợ cóc chợ tạm ngoài đường có quy mô nhỏ lẻ thành một siêu thị trường với đầy đủ tiện nghi hiện đại có quy mô lớn. Hiện nay, diện tích kinh doanh của thành phố Nghĩa Ô đã đạt tới 2.600.000 m vuông với580 nghìn gian hàng, 43 ngành nghề, 1900 danh mục hàng và hơn 400 nghìn loại sản phẩm., lượng kim ngạch giao dịch của thành phố 17 năm liền đứng đầu bảng xếp hạng của các chợ chuyên nghiệp toàn Trung Quốc. Năm 2005, liên hiệp quốc, ngân hàng thế giới, Morgan Stanley có báo cáo chung mang tên “kỹ thuật số Trung Quốc gây chấn động toàn cầu”, trong báo cáo chỉ rõ thị trường Nghĩa Ô là chợ bán buôn lớn nhất thế giới. Đổi mới luôn là vấn đề không thay đổi trong sự phát triển của thị trường Nghĩa Ô. Trong 26 năm qua, cách tổ chức của thị truờng Nghĩa Ô đã thay đổi từ chợ bán hàng thông thường nâng cấp lên thành một chợ bán buôn quốc tế hiện đại; chức năng của chợ là trưng bày các sản phẩm, thu thập thông tin, báo giá và thay đổi mẫu mã sản phẩm; thị trường đi từ phương pháp truyền thống là: tiền mặt, hàng sẵn và trực tiếp tại chợ đã chuyển biến tiến lên các phương thức giao dịch hiện đại như ký kết đơn hàng, giao dịch điện tử, xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa. Chợ thương mại quốc tế kỳ 3 đang chuyên sâu vào các ý tưởng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, tập trung xây dựng nền tảng thị trường thanh toán,tín dụng, giữ chữ tín làm trung tâm để xây dựng một thế hệ thị trường mới, giữ vững khả năng phát triển của thị trường Nghĩa Ô. Bắt đầu từ tháng 10 năm 2006, bộ thương mại Trung Quốc đã thành lập ra chỉ số “Yiwu Index”, là chỉ số hàng hàng tiêu dùng Trung Quốc, được công bố định kỳ trên toàn cầu, trở thành một “hàn thử biểu” cho sự biến động giá cả hàng hóa và sản xuất hàng tiêu dùng trên toàn cầu. Chợ hàng tiêu dùng Nghĩa Ô luôn được tổng cục Kiểm tra chất lượng và tổng cục Công thương đánh giá là thị trường duy nhất trên toàn quốc giữ vững chất lượng, giữ tín nhiệm, đạt danh hiệu: Tôn trọng hợp đồng và giữ tín nhiệm. Cải tạo môi truờng, phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, giữ vững và phát huy sự phồn vinh của thị trường, luôn dẫn đầu trong các loại hình dịch vụ hiện đại như triển lãm, xuất nhập khẩu, tiền tệ...Hiện nay trên toàn thành phố tham gia đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ đã đạt hơn 90 nghìn đơn vị với lượng người tham gia hơn 500 nghìn người. Nghĩa Ô được toàn tỉnh Triết Giang công nhận là một trong 5 đỉnh cao kiến thiết dịch vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ 11 toàn tỉnh. Dựa vào thị trường lớn để xây dựng triển lãm lớn, thông qua hình thức kinh doanh tạo dựng môi trường triển lãm tốt đẹp, thu hút được 15 hiệp hội ngành nghề cấp quốc gia và nhiều đơn vị triển lãm nổi tiếng trong và ngoài nước đến tham gia triển lãm, số lượng hàng, số lần triển lãm và tầm ảnh hưởng mỗi năm một tăng, chỉ tính riêng trong năm 2007 đã tổ chức hơn 80 các cuộc triển lãm các loại. Thông qua sự phê chuẩn của Quốc vụ viện Trung Quốc, bộ Thương Mại, tỉnh Triết Giang đã đứng ra tổ chức hội chợ hàng hàng tiêu dùng quốc tế Nghĩa Ô Trung Quốc mỗi năm 1 lần với hơn 4000 gian hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế đã trở thành một trong 3 hội chợ triển lãm thương mại lớn nhất trên toàn quốc như: hội chợ giao lưu thương mại Quảng Châu và hội chợ giao lưu thương mại Trung Quốc. Nghĩa Ô là thành phố cấp huyện đầu tiên giành được quyền tổ chức triển lãm ở nước ngoài, du lịch mua sắm trở thành tên gọi mới của Nghĩa Ô. Trong 3 năm trở lại đây, lượng khách đến chợ giao dịch thương mại quốc tế tăng bình quân khoảng trên 30%, trong năm 2007 đón tiếp khoảng trên 5 triệu lượt người trong đó có trên 3 triệu du khách nước ngoài và được mệnh danh là “thành phố du lịch ưu tú Trung Quốc”, “một trong 10 điểm du lịch có sức hấp dẫn nhất Triết Giang”,“Khu du lịch mua đồ cấp 4A hàng đầu toàn Trung Quốc”. Ngành xuất nhập khẩu hiện đại phát triển nhanh, hiện tại có hơn 600 đơn vị kinh doanh vận tải không chỉ vận chuyển hàng hóa trực tiếp sang Đài Loan mà còn tới hơn 250 thành phố lớn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài ra, có 17 công ty vận chuyển hàng không và đại lý vận chuyển hàng nổi tiếng trên toàn thế giới lập văn phòng tại Nghĩa Ô. Nghĩa Ô được tỉnh Triết Giang chọn là 1 trong 3 trọng điểm “ưu tiên thông quan” trên toàn tỉnh, là một trong 4 đầu mối trọng điểm trong việc đào tạo xuất nhập khẩu, “mảnh đất màu mỡ lĩnh vực tài chính” đã dần được hình thành. Nghĩa Ô cố gắng phát huy hết ưu thế kinh tế tăng trưởng cao, rủi ro ngân hàng thấp, môi trường tài chính lành mạnh, không ngừng xây dựng toàn diện hệ thống dịch vụ tài chính, cải thiện nguồn tài chính, tăng cường chức năng dịch vụ quản lý nước ngoài, tiếp tục đẩy mạnh sự phồn vinh của thị trường tài chính. Hiện nay, Nghĩa Ô có hơn 40 đơn vị thuộc tổ chức tài chính các loại, trong đó có 13 ngân hàng,248 trang web tài chính; 4 đơn vị kinh doanh chứng khoán và 23 chi nhánh bảo hiểm. Nghĩa Ô hiện đã trở thành một trong những thành phố cấp huyện có hệ thống tài chính hoàn chỉnh bậc nhất của tỉnh Triết Giang. Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc tập trung phát động “Bảo hiểm tín dụng thương mại Trung Quốc – Nghĩa Ô” là một trong những công ty hàng đầu của Trung Quốc trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo hiểm tỉ giá ngoại tệ và tránh các rủi ro sản phẩm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nước ngoài. Lĩnh vực văn hóa và thể thao cũng dần được phát triển, mỗi năm đăng cai hơn 80 loại hình thi đấu thể thao cấp quốc gia như mỗi năm tổ chức giải bóng rổ CBA, liên siêu Cup bóng bàn, giải bóng đá nữ toàn quốc.

3. Thương mại và sản xuất phối hợp phát triển với khẩu hiệu “hàng tiêu dùng – Nghĩa Ô sản xuất”. Nghĩa Ô từ một nơi thiếu tài nguyên khoáng sản với các cơ sở công nghiệp nhà nước vô cùng lạc hậu và yếu kém, kiên trì đi theo định hướng thị trường, bám sát thị trường để phát triển hàng tiêu dùng và ngành công nghiệp, không ngại bắt đầu từ những điều nhỏ, thực hiện tốt kế hoạch “làm tốt, làm lớn và làm đủ” ngành hàng tiêu dùng, tập trung thực hiện tốt chiến lược “thương mại hỗ trợ sản xuất, kết hợp sản xuất và thương mại”, hình thành nền móng phát triển theo hướng “hàng tiêu dùng, sự nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, tập trung sức mạnh lớn”. Hiện nay, toàn thành phố có khoảng 16 nghìn xí nghiệp lớn nhỏ, với hơn 20 nghành nghề mũi nhọn như đồ dệt kim, trang sức, đồ mỹ nghệ, dệt len, hóa mỹ phẩm, trong đó trang sức chiếm 65% tổng sản lượng trong nước, dệt len chiếm hơn 35%, khóa kéo chiếm hơn 30% với những tên tuổi không còn xa lạ với những vị trí quán quân trên đấu trường quốc tế như Tân Quang, Mộng Na, Vĩ Hải...Nghĩa Ô đến nay đã đạt được 8 danh hiệu công nghiệp cấp quốc gia trong các ngành sản xuất len, đồ trang điểm, dệt kim và tặng phẩm. Hiện nay tại chợ hàng tiêu dùng Nghĩa Ô, sản phẩm của địa phương sản xuất chiếm hơn 30%, toàn thành phố có 37 danh hiệu hàng trứ danh Trung Quốc, 7 thương nổi tiếng Trung Quốc và 19 danh hiệu sản phẩm quốc gia miễn kiểm.

4. So sánh với tình hình thế giới hiện nay thì Nghĩa Ô đang trên con đường quốc tế hóa với tốc độ rất nhanh, sản phẩm của chợ hàng tiêu dùng Nghĩa Ô đã xuất đến 215 quốc gia và khu vực trên thế giới, mức xuất khẩu của chợ đạt trên 55%. Luợng khách nước ngoài đến sân bay hàng không dân dụng Nghĩa Ô (sắp được nâng cấp thành sân bay quốc tế) đạt trên 40%, chỉ tính riêng năm 2007 đã vượt quá 500 nghìn lượt người. Tại đây có hơn 10 nghìn thương gia đến từ hơn 100 quốc gia và khu vực thường trú và đặt hàng ra nước ngoài. Có hơn 280 trẻ em đến từ 16 quốc gia khác nhau trên thế giới đang theo học tại đây. Các nhà máy và công ty nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Nghĩa Ô đã được phê duyệt là hơn 1340 văn phòng, chiếm hơn 1/3 số văn phòng đại diện nước ngoài mở trên toàn tỉnh. Hơn 10 tập đoàn bán lẻ quốc tế như tập đoàn bán lẻ lớn thứ 2 trên thế giới Carrefour và Cao ủy liên hiệp quốc về người tị nạn UNHCR cũng thành lập đầu mối thu mua hàng tại Nghĩa Ô. Trên tầng 4 của chợ kỳ 2 có các khu trưng bày hàng của Mỹ, Korea, Taiwan và Hongkong. Nhịp độ của thương gia Nghĩa Ô “xuất ngoại” buôn bán ngày càng nhanh, hiện ở Dubai UAE – Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất có khoảng trên 2000 người Nghĩa Ô đang kinh doanh buôn bán, tại Nga có khoảng hơn 50 cửa hàng của người Nghĩa Ô, ở khắp 5 châu, đâu đâu ta cũng có thế bắt gặp vẻ bận rộn của người Nghĩa Ô. Hệ thống dịch vụ quản lý nước ngoài của Nghĩa Ô ngày càng được hoàn thiện, tòa án thành phố Nghĩa Ô là nơi duy nhất có thể thụ lý các vụ án kinh tế dân sự nước ngoài. Nghĩa Ô cũng trở thành thành phố cấp huyện duy nhất được thành lập cục quản lý xuất nhập cảnh và là một trong những thành phố hàng đầu có thể cấp visa và giấy phép làm việc cho người nước ngoài tại Trung Quốc. Trong mấy năm trở lại đây Nghĩa Ô lần lượt được 5 nguyên thủ quốc gia Comoros, Samoa, Commonwealth, Dominica tới thăm, trong năm ngoái có hơn 3000 lượt các phái đoàn cao cấp và đặc phái viên của các chính phủ đến Nghĩa Ô khảo sát học hỏi. 5. Quan tâm đến đời sống nhân dân, xây dựng một xã hội bình đẳng giữa thành thị và nông thôn. Trong mấy năm gần đây, Nghĩa Ô đã bỏ ra hàng tỷ nhân dân tệ để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố và nông thôn, chức năng đô thị ngày càng được hoàn thiện. Theo sự tính toán đo đạc của vệ tinh viễn thám, diện tích thành phố trung tâm Nghĩa Ô là 73 km vuông. Đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới, hiện nay Nghĩa Ô đã hoàn thành cải tạo mới và cải thiện môi trường cho hơn 400 ngôi làng cũ, xây dựng khu định cư mới thể hiện rõ hiệu quả "đất mới sinh sung túc". Thực hiện toàn diện việc thành phố và nông thôn xử lý rác thải tập trung, thành phố và nông thôn cùng tập trung xử lý nguồn nước bẩn và thành phố và nông thôn dùng chung nguồn nước máy, hiệu quả của công trình kết hợp giữa thành phố và nông thôn đạt trên 90%. Sắp xếp ổn thỏa cho việc học tập của hơn 20 nghìn con em công nhân xây dựng ngoại tỉnh, đẩy mạnh phát triển đồng đều giáo dục, xây dựng hoàn thiện hệ thống y tế công cộng, không ngừng cải thiện mạng lưới bảo hiểm xã hội và hệ thống cứu trợ xã hội tiên tiến. Số dân thành thị và nông thôn tham gia bảo hiểm y tế các bệnh nặng chiếm hơn 2/3 tổng số dân toàn thành phố...Nghĩa Ô lần lượt được mang danh hiệu thành phố y tế, thành phố bảo vệ môi trường kiểu mẫu, thành phố công nghệ tiên tiến, thành phố tiên tiến trong công tác văn hóa, thành phố tiên tiến trong công tác thể dục thể thao của toàn quốc. Trong tương lai sẽ là thời kỳ then chốt để Nghĩa Ô ứng dụng khoa học công nghệ tăng nhanh nhịp độ xây dựng một xã hội thịnh vượng, xây dựng một thành phố thương mại mang tính quốc tế.

Blade Chen dịch từ trang onccc china