Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ phân Tá lĩnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Kỳ phân Tá lĩnh hạ nhân''' (chữ Hán: 旗分佐领下人; {{lang-mnc|ᡤᡡᠰᠠ<br> ᠨᡳᡵᡠᡳ<br>ᡥᠠᡵᠠᠩᡤᠠ|v=gūsa nirui hara…”
 
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Kỳ phân Tá lĩnh hạ nhân''' ([[chữ Hán]]: 旗分佐领下人; {{lang-mnc|ᡤᡡᠰᠠ<br> ᠨᡳᡵᡠᡳ<br>ᡥᠠᡵᠠᠩᡤᠠ|v=gūsa nirui harangga|a=gvsa nirui harangga}}), còn được gọi là '''Ngoại Tá lĩnh hạ nhân''' (外佐领下人) hay '''Ngoại Bát kỳ''' (外八旗), là các người Bát Kỳ thuộc phân hệ [[Mãn Châu Bát kỳ|Mãn Châu]], [[Mông Cổ Bát kỳ|Mông Cổ]] và [[Hán Quân Bát kỳ|Hán Quân]], đối xứng với [[Bao y]].
'''Kỳ phân Tá lĩnh hạ nhân''' ([[chữ Hán]]: 旗分佐领下人; {{lang-mnc|ᡤᡡᠰᠠ<br> ᠨᡳᡵᡠᡳ<br>ᡥᠠᡵᠠᠩᡤᠠ|v=gūsa nirui harangga|a=gvsa nirui harangga}}), còn được gọi là '''Ngoại Tá lĩnh hạ nhân''' (外佐领下人) hay '''Ngoại Bát kỳ''' (外八旗), là các người Bát Kỳ thuộc phân hệ [[Mãn Châu Bát kỳ|Mãn Châu]], [[Mông Cổ Bát kỳ|Mông Cổ]] và [[Hán Quân Bát kỳ|Hán Quân]], đối xứng với [[Bao y]].


Những người này được xem là [''"Người Bát kỳ chân chính"''], có kỳ tịch thuộc 1 trong [[Bát kỳ]], lại chia mỗi kỳ làm 3 phân hệ Mãn-Mông-Hán, tức có tổng cộng 24 kỳ tịch. Bởi vì đều là chính hộ, cho nên ''"Kỳ phân Tá lĩnh"'' thường dùng để gọi các người Bát kỳ điển hình nhất, khác với Bao y chuyên phục vụ hoàng thất, thì Kỳ phân Tá lĩnh lại có kỳ tịch tự do nhất và là tiêu chuẩn cao nhất của người Bát kỳ đời Thanh. Không ít gia đình hậu phi vốn là Bao y, vì để biểu thị hậu đãi mà cho thuộc 1 trong 3 hệ, trở thành người Bát kỳ chân chính.
Những người này được xem là [''"Người Bát kỳ chân chính"''], có kỳ tịch [[Tá lĩnh]] thuộc 1 trong [[Bát Kỳ]], lại chia mỗi kỳ làm 3 phân hệ Mãn-Mông-Hán, tức có tổng cộng 24 kỳ tịch. Bởi vì đều là chính hộ, cho nên ''"Kỳ phân Tá lĩnh"'' thường dùng để gọi các người Bát kỳ điển hình nhất, khác với Bao y chuyên phục vụ hoàng thất, thì Kỳ phân Tá lĩnh lại có kỳ tịch tự do nhất và là tiêu chuẩn cao nhất của người Bát kỳ đời Thanh. Không ít gia đình hậu phi vốn là Bao y, vì để biểu thị hậu đãi mà cho thuộc 1 trong 3 hệ, trở thành người Bát kỳ chân chính.


== Khái quát ==
== Khái quát ==

Phiên bản lúc 11:01, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Kỳ phân Tá lĩnh hạ nhân (chữ Hán: 旗分佐领下人; tiếng Mãn: ᡤᡡᠰᠠ
ᠨᡳᡵᡠᡳ
ᡥᠠᡵᠠᠩᡤᠠ
, Möllendorff: gūsa nirui harangga, Abkai: gvsa nirui harangga), còn được gọi là Ngoại Tá lĩnh hạ nhân (外佐领下人) hay Ngoại Bát kỳ (外八旗), là các người Bát Kỳ thuộc phân hệ Mãn Châu, Mông CổHán Quân, đối xứng với Bao y.

Những người này được xem là ["Người Bát kỳ chân chính"], có kỳ tịch Tá lĩnh thuộc 1 trong Bát Kỳ, lại chia mỗi kỳ làm 3 phân hệ Mãn-Mông-Hán, tức có tổng cộng 24 kỳ tịch. Bởi vì đều là chính hộ, cho nên "Kỳ phân Tá lĩnh" thường dùng để gọi các người Bát kỳ điển hình nhất, khác với Bao y chuyên phục vụ hoàng thất, thì Kỳ phân Tá lĩnh lại có kỳ tịch tự do nhất và là tiêu chuẩn cao nhất của người Bát kỳ đời Thanh. Không ít gia đình hậu phi vốn là Bao y, vì để biểu thị hậu đãi mà cho thuộc 1 trong 3 hệ, trở thành người Bát kỳ chân chính.

Khái quát

Kỳ phân Tá lĩnh nguyên là những người tự do thời Thanh trước khi nhập quan. Lúc đầu, tính chất tư thuộc của hoàng thất rất cao, Kỳ phân Tá lĩnh và Bao y không phân biệt rõ ràng lắm, và những người thuộc Kỳ phân Tá lĩnh cũng đều được quản hạt không chỉ bởi Hoàng đế mà con với các Tông thất vương công. Sau đó, Hoàng Thái Cực lên ngôi, hình thức tự quản ngày càng giảm bớt. Thời Thuận Trị, Hoàng đế tự lãnh Tam kỳ, phân ra ["Thượng tam kỳ"; 上三旗] và ["Hạ ngũ kỳ"; 下五旗], những người Kỳ phân Tá lĩnh giữa hai hạn mức này tuy có sự bình đẳng, song về đãi ngộ và quyền lợi (chủ yếu là làm quan) đã có những phân biệt.

Tới thời Ung Chính, Hoàng đế đem Hạ ngũ kỳ dần dần thu vào thuộc sự quản lý thực tế của mình, cũng hạn chế Kỳ quyền của các Kỳ chủ thuộc Hạ ngũ kỳ. Các Kỳ chủ của Hạ ngũ kỳ, là các Thân vương, Công tước hoặc Hoàng tử xuất thân từ hoàng thất, trên danh nghĩa vẫn là Kỳ chủ, song quản lý thực tế dần chuyển giao hết qua các Đô thống trong các Kỳ của các Kỳ phân, tổng cộng có 24 Đô thống trong cả Bát kỳ của 3 kỳ phân Mãn-Mông-Hán.

Về cơ bản, người Kỳ phân Tá lĩnh của Thượng tam kỳ cùng Hạ ngũ kỳ đều là bình đẳng. Nhưng với tính chất chủ-nô vẫn rất hiện hữu thời Thanh, Thượng tam kỳ có Kỳ chủ chính là Hoàng đế, mà Hạ ngũ kỳ lại là Tông thất vương công, do vậy xét trên khoa cử, tuyển binh, địa vị "Kỳ chủ" là Hoàng đế của những người Kỳ phân Tá lĩnh thuộc Thượng tam kỳ xét về mặt nhìn nhận vẫn có những ưu tiên, "luật bất thành văn", nếu so với các người Kỳ phân Tá lĩnh thuộc Hạ ngũ kỳ. Sau khi nhập quan, tuy chế độ tập quyền hạn chế Vương công của Hạ ngũ kỳ thu tóm độc tài, song quan hệ giữa các Kỳ chủ Hạ ngũ kỳ vẫn giữ lại sức ảnh hưởng lớn đối với những người trong Kỳ quyền của mình. Mặt khác, người Kỳ phân Tá lĩnh của Thượng tam kỳ do Hoàng đế trực tiếp sở hữu, thường được ban thưởng tài vật và yến hội, nên dù Thượng tam kỳ và Hạ ngũ kỳ nhìn chung bình đẳng, song sự thiên vị của người Kỳ phân Tá lĩnh thuộc Thượng tam kỳ là rất rõ ràng.

Xem thêm

Tham khảo