Đầu máy lớp 141

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đầu máy lớp 141
Đầu máy hơi nước lớp 141 được trưng bày tại Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Loại và xuất xứ
Kiểu loạiHơi nước
Chế tạoSociété Alsacienne de Constructions Mécaniques
CRRC Đường Sơn
Công ty xe lửa Gia Lâm
KiểuType SCAM 203
Ngày chế tạo1947-1952 (Phiên bản SCAM)
1964-1974 (Phiên bản Đường Sơn & Gia Lâm)
Tổng số
đã sản xuất
98
Chế tạo lạiCông ty xe lửa Gia Lâm
Công ty xe lửa Dĩ An
Ngày chế tạo lại1970-1974 (Gia Lâm 141-A-101~141-A-109)
2017 (Dĩ An 141-159, 141-165, 141-190)
Số đầu máy được chế tạo lại12
Thông số kỹ thuật
Hình thể:
 • Whyte2-4-2
 • UIC2′D1′h3S
Khổ1.000 mm (3 ft 3 38 in) (Việt Nam & Campuchia)
1.067 mm (3 ft 6 in) (Cộng hòa Congo)
Bánh dẫn lái0.900 mm (35,43 in)
Bánh dẫn động1.200 mm (47,24 in)
Bánh dẫn trục sau0.900 mm (35,43 in)
Chiểu dài11.450 m (37.565 ft 7,4 in)
19.010 m (62.368 ft 9,2 in) (có toa nước)
Chiều rộng2.700 m (8.858 ft 3,2 in)
Chiều cao4.244 m (13.923 ft 10,6 in)
Tải trục12,5 t (12,3 tấn Anh; 13,8 tấn Mỹ)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Tự trọng đầu máy50 t (49 tấn Anh; 55 tấn Mỹ)
Tự trọng toa than7 t (6,9 tấn Anh; 7,7 tấn Mỹ)
Tổng trọng lượng57 t (56 tấn Anh; 63 tấn Mỹ)
Dung tích nhiên liệu6 t (5,9 tấn Anh; 6,6 tấn Mỹ) (than)
Xylanh2
Kiểu Xi lanh450 mm × 610 mm (17,717 in × 24,016 in)
Đường kính x Kỳ
Thông số kỹ thuật
Tốc độ tối đa67 km/h (42 mph)
Công suất kéo ban đầu1.100 hp (820 kW) (tại Bánh xe)
Khai thác
Quản lý bởiTổng công ty Đường sắt Việt Nam
Đường sắt Congo – Ocean
Đường sắt Campuchia
Loại141 Đường sắt Việt Nam
141 Đường sắt Congo – Ocean
141 Đường sắt Campuchia
Số hiệu141-501~141-527 (Phiên bản SACM)
141-A-101~141-A-110 (Phiên bản SACM)
141-121~141-122 (Phiên bản Gia Lâm)
141-157~141-216 (Phiên bản Đường Sơn)
TênMikađô
Biệt hiệuTự Lực
Về hưu1974-1975 (Phiên bản SCAM)
1985-1995 (Phiên bản Đường Sơn & Gia Lâm, ngoại trừ 141-160, 141-190)
Bảo quản4

Đầu máy lớp 141 là dòng đầu máy hơi nước khổ mét được sử dụng trên Đường sắt Việt Nam.[1][2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Các biến thể đầu tiên của đầu máy xe lửa lớp 141-1 được sản xuất bởi Société Alsacienne de Construction Mecaniques (SACM) ở Mulhouse từ năm 1947 đến năm 1950. Một đơn đặt hàng cho 27 (đơn đặt hàng bổ sung cho 17 đã giảm xuống còn 8 chiếc vào năm 1951) đầu máy được đặt cho các thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp trước Hiệp định Genève phân chia hai miền Nam Bắc. Cả hai miền tiếp tục sử dụng Lớp 141 của Pháp vào những năm 1970.[2]

Năm 1965, miền Bắc chế tạo hai đầu máy trong nước sử dụng mô hình và phụ tùng tháo rời của Pháp. Chúng được đặt biệt danh là lớp 'Tự Lực'. Động cơ được chế tạo bởi Nhà máy Gia Lâm tại Hà Nội. Đầu máy có một nồi hơi mang thể tích 4m3, phía sau là toa nhiên liệu có khả năng chứa 10 tấn than và 16m3 nước, đủ để kéo được 20 toa khách lưu thông đoạn đường dài khoảng 50 km. Nhiều đầu máy hơn đã được lên kế hoạch, nhưng sự leo thang của Chiến tranh Việt Nam buộc hoạt động sản xuất phải chuyển sang Trung Quốc. Phiên bản đầu máy xe lửa của Trung Quốc, lớp Zi Li là một bản sao gần như giống hệt đầu máy của Pháp và Việt Nam, nhưng nhẹ hơn một chút.[2]

Ngày 31/12/1976, đầu máy Tự Tực 141-158 đã kéo đoàn tàu đầu tiên khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam. Trong giai đoạn sau đó, 141-158 cùng các đầu máy hơi nước tương tự hoạt động chủ yếu ở miền Bắc. Từ năm 1996, các đầu máy hơi nước ngừng hoạt động trên các tuyến đường trường, chỉ chở khách du lịch theo yêu cầu và phục vụ vận chuyển nội bộ trong ga với thời lượng thấp. Đến năm 2003, toàn bộ đầu máy hơi nước của Việt Nam chính thức dừng hoạt động.[3]

Khôi phục[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án khôi phục có từ năm 2004, xong vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do không thống nhất được kinh phí nên mãi cuối năm 2009, đầu máy hơi nước Tự lực 141-190 (là loại đầu máy chạy bằng hơi nước, đốt than, được sản xuất vào năm 1966Trung Quốc và đưa về hoạt động tại tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng) mới được đưa vào công ty để phục hồi.

Hai đầu máy hơi nước 141-190, 141-165 và 141-159 do Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đông Dương đặt hàng để phục vụ du lịch. Lúc đầu, một đơn vị ở miền Bắc nhận làm nhưng dự án bị dừng giữa chừng nên Công ty Đông Dương đã ký hợp đồng và đưa toàn bộ phụ tùng đầu máy 141- 190 vào Xe lửa Dĩ An.

Đến tháng 11/2014, chiếc đầu máy hơi nước 141-190 đã có thể chạy thử nội bộ. Chiếc đầu máy thứ 2 số hiệu 141-165, năm 2015 cũng bắt đầu được khôi phục và đã hoàn thành vào đầu năm 2018. Đầu máy 141-159 vẫn trong quá trình khôi phục.


Các đầu máy đã hoàn thành đúng theo quy trình hạn độ sửa chữa đầu máy hơi nước. Đơn vị thi công và công ty đặt hàng cũng đã tổ chức chạy thử từ Dĩ An (Bình Dương) đi Long Khánh (Đồng Nai), quãng đường 63 km với tốc độ cao nhất hơn 60 km/h, leo dốc Dầu Giây 16% đạt yêu cầu kỹ thuật được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy phép.[4]

Đầu máy lớp 141 được trưng bày tại ga Đà Nẵng

Hiện vật được trưng bày[sửa | sửa mã nguồn]

Số hiệu Nơi trưng bày
141-158 Ga Sài Gòn
141-182 Nhà máy Dĩ An
141-206 Ga Đà Nẵng
chưa rõ Novaworld Cầu Đất farm

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 援越自立型蒸汽机车 _Hasea.com
  2. ^ a b c 141-501/141-A-101/ZL Steam Locomotive _
  3. ^ “Chiếc Đầu Máy Huyền Thoại Của Ngành Đường Sắt Việt Nam”. phongvan.org. 14 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ “Hồi sinh đầu máy hơi nước sau 50 năm ngừng chạy”. baogiaothong.vn. 13 tháng 9 năm 2019.