Đệ Ngũ (họ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đệ Ngũ
第五
Phát âm[tʲìːǔː]
Ngôn ngữtiếng Trung Quốc
Nguồn gốc
Ngôn ngữtiếng Trung Quốc
Nguồn gốchọ Điền cải họ thành
Nghĩathứ năm

Đệ Ngũ (tiếng Trung: 第五) là một họ kép của người Trung Quốc, đây là một họ cực hiếm xuất hiện, vốn là họ Điền. Đệ Ngũ là họ do Hán Cao Tổ phong cho dòng họ Điền vốn thuộc nước Tề.

Dưới thời Tây Hán, có tổng cộng tám họ kép là Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Lục, Đệ Thất, Đệ Bát, những họ này đều có nguồn gốc là họ Điền nước Tề. Vương Phù trong "Tiềm phu luận - Chí tính thị" có viết: "Hán Cao Tổ tỉ chư Điền quan trung, nhi hữu Đệ Nhất chí Đệ Bát thị". "Hậu Hán thư - Đệ Ngũ luân liệt truyện" viết: "Kỳ tiên Tề chư Điền. Chư Điền tỉ Viên Lăng giả đa, cố dĩ thứ đệ vi thị". Đến thời hiện đại chỉ còn họ Đệ Ngũ còn tồn tại.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Đệ Ngũ có thế truy gốc đến Đế Thuấn, sau đó có 5 họ Quy, Điền, Trần, Diêu, Đồ đều có chung gốc rễ, lịch sử gọi là "Quy nhuế ngũ tính", hậu duệ của Thuấn không ngừng phát triển, thẳng đến cuối thời nhà Ân, hậu đại của Thuấn là Át Phụ quy thuận Chu Văn Vương, làm chức Đào chính. Sau đó Chu Võ Vương thảo phạt nhà Ân, lịch sử gọi là Võ Vương khắc Ân, đem trưởng nữ Đại Cơ gả cho con của Át Phụ là Quy Mãn (cháu đời thứ 33 của Thuấn). Sau đó, Chu Võ Vương truy phong hậu duệ của thượng cổ thánh vương, Quy Mãn vì vậy được phong làm Trần hầu, ở nước Trần, hiện nay là phụ cận thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Quy Mãn được sử gọi là Trần Hồ Công, có hậu đại lấy tên nước làm họ, do đó sinh ra họ Trần.

Dưới thời Trần Lệ công, nước Trần vì tranh đoạt ngôi vua mà xảy ra nội loạn, con của Trần Lệ Công là Trần Hoàn chạy sang nước Tề tị nạn, đổi họ thành Điền, Điền Hoàn là thủy tổ của họ Điền. Điền Hoàn ở nước Tề được lễ ngộ, nhậm chức Công chính.

Điền Hoàn hậu đại là Điền thị gia tộc ở nước Tề từng bước phát triển, sau có người làm đến chức Quốc chính nước Tề. Năm 481 trước công nguyên, con trai của Điền HằngĐiền Khất (Trần Thành Tử) giết Tề Giản Công, lập Tề Bình công, lũng đoạn chính quyền, lại lấy "Tu công hành thưởng" mà thu hút dân tâm. Năm 391 trước công nguyên, cháu 4 đời của Trần Thành Tử là Điền Hòa phế Tề Khang công. Năm 386 trước công nguyên, Điền Hòa trục xuất Tề Khang công ra một thành ven biển, tự lập làm vua, cùng năm được Chu An Vương sắc lập làm Tề hầu, cũng được các chư hầu công nhận, sự kiện được lịch sử gọi là "Điền thị đại Tề". Năm 379 trước công nguyên, Tề Khang Công chết, Khương Tề tuyệt tự. Họ Điền vẫn lấy Tề là quốc hào, lịch sử gọi là "Điền Tề".

Sau khi Lưu Bang thành lập nhà Hán, bởi vì thế lực họ Điền đã phát triển quá lớn, trở thành mục tiêu đả kích chủ yếu của Lưu Bang, làm suy yếu thế lực của họ Điền. Theo "Tính thị khảo lược" viết: "Tề Điền thị hậu, Hán thời Tề chư Điền đồ chí kinh triệu Phòng Lăng, dĩ thứ đệ vi tính, hữu Đệ Nhất chí Đệ Bát".

Lưu Bang vì tăng cường thực lực kinh tế Quan Trung, làm suy yếu lực ảnh hưởng của cường hào địa phương, đem hậu duệ của vương thất sáu nước thời Chiến Quốc là Tề, Sở, Yến, Hàn, Triệu, Ngụy cùng các danh môn hào tộc, tổng cộng hơn mười vạn người di dời đến vùng Phòng Lăng, Quan Trung định cư. Trong lúc di dời quý tộc họ Điền, nước Tề cũ, bởi vì người quá nhiều nên theo các chi họ mà chia làm 8 đợt di chuyển, từ Đệ Nhất tới Đệ Bát. Như cháu ngoại Điền Quảng là Điền Đăng là đợt 2 (Đệ Nhị), cháu nội Điền Quý là đợt 3 (Đệ Tam), em trai Điền Anh là đợt 8 (Đệ Bát), Đệ Ngũ là một trong tám nhánh đó, về sau trở thành họ Đệ Ngũ. Trong tám nhánh chỉ có "Đệ Ngũ" sau đó xuất hiện không ít danh nhân, được người đời biết đến, nên được xếp vào "Tục bách gia tính". Thế nhưng sau khi nhà Hán diệt vong, rất nhiều người đổi lại họ Đệ Ngũ thành họ Điền, hoặc đổi thành họ Ngũ, cho nên ngày càng hiếm thấy.

Khởi nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên là họ Điền thời Chiến quốc, di chuyển tới Viên Lăng, Tây Hán, lấy thứ tự di chuyển làm họ.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đệ Ngũ Luân, Kinh triệu Trường Lăng nhà Đông Hán
  • Đệ Ngũ Chủng, Thứ sử Duyện Châu, nhà Đông Hán
  • Đệ Ngũ Thượng, Thứ sử Đông Hán
  • Đệ Ngũ Nguyên Tiên, học giả, Thứ sử Duyện Châu, nhà Đông Hán
  • Đệ Ngũ Y, quan Tây Tấn
  • Đệ Ngũ Kỳ, Kinh triệu Trường An, nhà Đường
  • Đệ Ngũ Quân, Tể tướng nhà Tống
  • Đệ Ngũ Lâm, game thủ chuyên nghiệp

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]