Dương Cưu (chiêm tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Bạch Dương (chiêm tinh))
Dương Cưu
Biểu tượng Hoàng ĐạoCon cừu đực
Khoảng thời gian21 tháng 3 - 20 tháng 4
Chòm saoDương Cưu
Nguyên tốLửa
Phẩm chất Hoàng ĐạoThống lĩnh
Chủ tinhHỏa Tinh
Vượng tinhMặt Trời và Diêm Vương Tinh
Tù tinhKim Tinh
Hãm tinhThổ Tinh

Dương Cưu - Aries (♈︎), hay còn gọi là Bạch Dương, là cung hoàng đạo đầu tiên của vòng Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Dương Cưu và ở giữa độ thứ 30 đầu tiên của kinh độ thiên thể. Biểu tượng của cung này là con cừu vàng đực. Dương Cưu thuộc nguyên tố Lửa (cùng với Sư TửNhân Mã) và là một trong 4 cung Thống lĩnh (cùng với Thiên Xứng, Ngư DươngCự Giải). [1]

Chủ tinh của Dương Cưu là Hỏa tinh. Đối đỉnh với Thiên Xứng trong vòng tròn Hoàng Đạo. Từ khóa: Kẻ tiên phong, cái tôi, chủ động, tự phát, hành động, bốc đồng, chiến tranh.[2]

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thần thoại Hy Lạp, vua xứ BeotieAthamas có con trai Phrixus và con gái Helle với người vợ đầu Nephele - con gái của nữ thần mây. Như các vị vua khác ham mê nhan sắc, khi chán vợ, Athamas đuổi Nephele đi để cưới Ino, con gái vua Cadmus xứ Thebes.

Khi có con với nhà vua, Ino ghen với con đầu của Nephele và tìm mọi cách để con mình được kế vị ngôi báu. Lúc đó, ngô là mùa màng chính của xứ Croneus cho người và thú vật. Ino làm cho ngô không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc rang nó lên trước khi gieo trồng, đồng thời bà ta còn hối lộ cho nhà tiên tri được nhà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng này để ông ta nói dối rằng hai con của Nephele chính là nguồn gốc hiểm họa. Nhà vua phải tế thần bọn trẻ thì mùa màng mới trở lại tốt tươi.

Thương con nhưng để cứu vương quốc, Athamas nghe theo lời khuyên từ Ino. May mắn thay, vì lo cho sự an toàn của con, mẹ của hai đứa trẻ là Nephele đã phái đến một con cừu lớn có bộ lông bằng vàng và có đôi cánh chim đến cứu. Ngày hiến tế Phrixus và Helle, con cừu đã bay tới và để hai đứa trẻ ngồi trên lưng rồi bỏ chạy[3] khỏi Croneus. Khi bay qua đại dương, Helle chẳng may bị rơi chết ở một eo biển (nơi này sau được gọi là Hellesponte). Phrixus sống sót và được con cừu đưa đến vương quốc Colchis và được vua của vương quốc này là Aeetes nhận làm con nuôi.

Để tạ ơn các vị thần, Phrixus đã hiến tế con cừu vàng. Bộ lông cừu vàng được vua Aeetes xứ Colchis - con trai của thần mặt trời Helios - bảo vệ. Nó được treo trên một cây sồi trong rừng thiêng của thần chiến tranh Ares và thần đã cử hai con quái vật canh gác: Một con bò mộng có bộ móng bằng đồng biết phun lửa và một con rồng không bao giờ ngủ có những chiếc răng có thể hóa thành binh lính khi rơi xuống đất. Sau khi hiến tế, con cừu đã được đưa lên bầu trời trở thành chòm sao Dương Cưu.

Ý nghĩa chung[sửa | sửa mã nguồn]

Dương Cưu là cung đầu tiên của vòng Hoàng đạo, là biểu tượng cho sự khởi đầu cũng như sự sống.

Trong thiên văn học chiêm tinh, thời điểm Xuân phân (Vernal equinox) hay còn gọi là "Điểm đầu tiên của Dương Cưu" (First Point of Aries). Đây cũng là thời điểm sinh sản của nhiều loài sinh vật.

Những người nổi tiếng có cung Bạch Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Woolfold, Joanna Martine (11 tháng 6 năm 2008). The Only Astrology Book You'll Ever Need (bằng tiếng Anh). Taylor Trade Publications. ISBN 978-1-58979-418-4.
  2. ^ “Chiêm Tinh Học 101”. www.choichiemtinh.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ Robertson, D. S. (1940). “The Flight of Phrixus”. The Classical Review. 54 (1): 1–8. ISSN 0009-840X.