Bộ Cá chép mỡ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bộ Cá chép mỡ
Thời điểm hóa thạch: Early Cretaceous–Recent [1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Liên bộ (superordo)Otomorpha
Nhánh Ostariophysi
Nhánh Otophysa
Nhánh Characiphysae
Bộ (ordo)Characiformes
Các họ

Bộ Cá chép mỡ (danh pháp khoa học: Characiformes) là một bộ của lớp Cá vây tia (Actinopterygii), bao gồm cá chép mỡ và đồng minh của chúng. Hợp lại trong 23 họ được công nhận, có vài nghìn loài khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là piranhacá tetra.[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Characiformes là thành viên của 1 đoạn được gọi là Otophysa trong liên bộ Ostariophysi. Otophysa chứa ba bộ khác là Cypriniformes, SiluriformesGymnotiformes.[1] Characiformes tạo thành một nhóm gọi là Characaphysi/Characaphysae với Siluriformes và Gymnotiformes.[2] Characiformes là nhóm chị em với các bộ Siluriformes và Gymnotiformes, mặc dù điều này đã từng gây tranh luận bởi bằng chứng phân tử gần đây[1].

Ban đầu bộ cá chép mỡ được đặc trong 1 họ duy nhất là họ Characidae. Kể từ đó 18-22 họ khác nhau đã lần lượt được tách ra. Tuy nhiên, phân loại đã thay đổi một phần, vào năm 2011, nghiên cứu gần đây khẳng định Characidae như đã được định nghĩa là một họ đơn ngành. Hiện nay, có 23 họ, khoảng 284 chi, và ít nhất 2.041 loài[3]. Phân bộ Citharinoidei, trong đó có các họ Distichodontidae và Citharinidae, được coi là nhóm chị em với phần còn lại của bộ Cá chép mỡ là phân bộ Characoidei[2].

Các họ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Loài cá chép mỡ lâu đời nhất là Santanichthys vào đầu kỷ Phấn trắng (giai đoạn AlbaBrasil. Trong khi tất cả các loài còn sinh tồn là nước ngọt, loài này có lẽ sống ở nước lợ hay nước mặn. Nhiều hóa thạch khác cũng được biết đến[1]. Characiformes khả năng đa dạng hóa đầu tiên vào kỷ Phấn Trắng (Creta), mặc dù hóa thạch ít được biết đến[1]. Trong kỷ Creta, đường rạn nứt giữa Nam Mỹ và châu Phi có lẽ đang hình thành; điều này giải thích sự tương phản trong sự đa dạng giữa hai châu lục này. Sự đa dạng kém hơn của chúng ở châu Phi có thể giải thích tại sao một số họ cá nguyên thủy của bộ này và bộ Cypriniformes cùng tồn tại với chúng trong khi chúng lại vắng mặt ở Nam Mỹ, nơi các loài cá này có thể đã bị tuyệt chủng[2]. Bộ Characiformes đã không kịp lan rộng sang châu Phi đủ sớm để có thể vươn tới cầu đất liền nối châu Phi và châu Á[2]. Thời kỳ sớm nhất mà chúng lan tới Trung Mỹ là vào cuối thế Miocen[2].

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Betancur và ctv (2016)[4].

 Otomorpha 
 Clupei 

 Clupeiformes

 Alepocephali 

 Alepocephaliformes

 Ostariophysi 
 Anotophysa 

 Gonorynchiformes

 Otophysa 
 Cyprinae 

 Cypriniformes

 Characiphysae 

 Characiformes

 Siluriphysae 

 Gymnotiformes

 Siluriformes

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Characiformes đa dạng nhất ở vùng nhiệt đới Tân thế giới, nơi chúng được tìm thấy trong các sông, hồ nhiệt đới trong khắp khu vực Nam MỹTrung Mỹ. Tại châu Phi có ít nhất khoảng 209 loài Characiformes, bao gồm các họ Distichodontidae, Citharinidae, AlestiidaeHepsetidae. Phần còn lại của bộ cá này có nguồn gốc từ châu Mỹ[1].

Quan hệ với con người[sửa | sửa mã nguồn]

Một vài loài cá chép mỡ khá lớn, rất quan trọng trong cung cấp thực phẩm và câu cá giải trí[1]. Tuy nhiên, hầu hết là cá nhỏ sống thành đàn. Nhiều loài được biết đến như tetra được nuôi phổ biến trong hồ cá nhờ màu sắc của chúng tươi sáng, sức chịu đựng cao, không gây hại cho các loài cá khác trong bể.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Nelson, Joseph, S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7.; Buckup P.A.: "Relationships of the Characidiinae and phylogeny of characiform fishes (Teleostei: Ostariophysi)", Phylogeny and Classification of Neotropical Fishes, L.R. Malabarba, R.E. Reis, R.P. Vari, Z.M. Lucena, eds. (Porto Alegre: Edipucr) 1998:123-144.
  2. ^ a b c d e Briggs, John C. (2005). “The biogeography of otophysan fishes (Ostariophysi: Otophysi): a new appraisal” (PDF). Journal of Biogeography. 32 (2): 287–294. doi:10.1111/j.1365-2699.2004.01170.x.
  3. ^ a b c d Claudio Oliveira, Gleisy S Avelino, Kelly T Abe, Tatiane C Mariguela, Ricardo C Benine, Guillermo Ortí, Richard P Vari and Ricardo M Corrêa e Castro,"Phylogenetic relationships within the speciose family Characidae (Teleostei: Ostariophysi: Characiformes) based on multilocus analysis and extensive ingroup sampling", BMC Evolutionary Biology 2011, 11:275)
  4. ^ Ricardo Betancur-R, Ed Wiley, Nicolas Bailly, Arturo Acero, Masaki Miya, Guillaume Lecointre, Guillermo Ortí, 2016.Phylogenetic Classification of Bony Fishes Lưu trữ 2017-07-11 tại Wayback Machine. Phiên bản 4.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]