Cá nóc đầu thỏ chấm tròn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá nóc đầu thỏ chấm tròn
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Tetraodontidae
Chi (genus)Lagocephalus
Loài (species)L. sceleratus
Danh pháp hai phần
Lagocephalus sceleratus
(Gmelin, 1789)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Tetrodon sceleratus Gmelin, 1789
  • Tetraodon bicolor Brevoort, 1856
  • Tetraodon blochii Castelnau, 1861

Cá nóc đầu thỏ chấm tròn[2][3] (tên khoa học: Lagocephalus sceleratus), hay cá đầu thỏ, cá nóc lườn bạc,[4] là một loài cá biển thuộc chi Lagocephalus trong họ Cá nóc. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1789.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh sceleratus trong tiếng Latinh có nghĩa là "độc hại", hàm ý đề cập đến độc tính cực mạnh của loài cá này, vốn được đặt bởi Johann Reinhold Forster, một nhà tự nhiên học cùng đi trên con tàu thám hiểm HMS Resolution của James Cook.[5]

Johann Forster, cùng con trai ông là nhà tự nhiên học Georg Forster và thuyền trưởng Cook, đã ăn một phần nhỏ gan của loài cá nóc này khi ở Nouvelle-Calédonie và ốm nặng trong 3 ngày sau đó.[6]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏvịnh Ba Tư, cá nóc đầu thỏ chấm tròn L. sceleratus được phân bố rộng khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến Nhật BảnHàn Quốc, phía nam trải dài đến Úc.[1] L. sceleratus được bắt gặp khắp vùng bờ biển Việt Nam, từ vịnh Bắc Bộ trải dài đến khu vực Tây Nam Bộ.[7]

L. sceleratus thường sống trên nền đáy cát hoặc các thảm cỏ biển, được tìm thấy ở độ sâu khoảng từ 8 đến ít nhất là 180 m.[1]

Loài xâm lấn[sửa | sửa mã nguồn]

L. sceleratus là một trong những loài xâm lấn nguy hại ở Địa Trung Hải vào năm 2003, khi một cá thể của loài này lần đầu tiên được tìm thấy ở bờ đông nam của biển Aegea (ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ).[8]

L. sceleratus sau đó đã nhanh chóng mở rộng phạm vi khắp Địa Trung Hải, xa nhất ở phía tây là đến đảo Ibiza (Tây Ban Nha),[9] phía bắc đến đảo Jakljan (ngoài khơi biển Adriatic, thuộc Croatia)[10] và ngoài khơi vùng Calabria, Ý (thuộc biển Tyrrhenum),[11] xa ở phía nam đến Tunisia.[12]

Ngoài ra, L. sceleratus có thể đã mở rộng phạm vi hơn về phía đông đến tận Biển Đen, khi hai cá thể lần lượt được ghi nhận tại ngoài khơi bán đảo Krym (Nga) và tỉnh Sinop (Thổ Nhĩ Kỳ),[13] cũng như tại biển Marmara.[14]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. sceleratus là 110 cm, nhưng thường bắt gặp với kích thước phổ biến là khoảng 40 cm.[15]

L. sceleratus có nửa thân trên màu xanh lục xám với nhiều chấm đen nhỏ; nửa thân dưới có dải màu xám ánh bạc; bụng trắng. Có hàng gai nhỏ từ đỉnh đầu dọc theo thân trên đến gần vây đuôi, và một hàng gai tương tự từ dưới đầu dọc theo thân dưới đến hậu môn. Cuống đuôi dài và hẹp dần về phía vây đuôi. Vây lưng và vây hậu môn cong hình lưỡi liềm, hẹp ở gốc. Vây đuôi lõm sâu vào trong.[16]

Số tia vây ở vây lưng: 11–13; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–12; Số tia vây ở vây ngực: 16–18.[16]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Hai con cá nóc đầu thỏ vừa được đánh bắt

Thức ăn của L. sceleratus chủ yếu là các loài động vật thân mềm, ngoài ra còn bao gồm các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.

Ảnh hưởng đến nền ngư nghiệp và sức khỏe con người[sửa | sửa mã nguồn]

Do tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhanh chóng, cộng thêm khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường cùng với việc không có loài thiên địchL. sceleratus gây ảnh hưởng khá lớn đến nền ngư nghiệp nhiều nước ở khu vực Địa Trung Hải. Do tập tính săn các loài thân mềm làm thức ăn mà L. sceleratus làm giảm trữ lượng mực và bạch tuộc có giá trị kinh tế quan trọng, đặc biệt là Sepia officinalisOctopus vulgaris.[17] Không những thế, L. sceleratus còn tấn công cả những con cá bị mắc lưới và câu, làm hư hại các ngư cụ.[18]

Mặc dù là một loài không có chút giá trị kinh tế, L. sceleratus vẫn chiếm đến 4% tổng sản lượng đánh bắt thủ công ở Địa Trung Hải.[18]

Ở Việt Nam, đa phần những vụ ngộ độc cá nóc là do ăn phải cá nóc đầu thỏ chấm tròn L. sceleratus, cá nóc chấm cam (Torquigener gloerfelti) và cá nóc vằn (Takifugu oblongus).[19]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Shao, K.; Liu, M.; Jing, L.; Hardy, G.; Leis, J. L. & Matsuura, K. (2014). Lagocephalus sceleratus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T166947A1155760. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T166947A1155760.en. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Hữu Hoàng, Bùi Thị Thu Hiền (2006). “Kết quả phân tích độc tố cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Nghiên cứu Nghề cá biển. 4: 256–264. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Nguyễn Hữu Hoàng (2008). “Nghiên cứu độc tố trong một số loài cá Nóc độc ở biển Việt Nam” (PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 1–88. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  4. ^ Phòng nghiên cứu nguồn lợi hải sản, Viện nghiên cứu Hải sản (biên tập). “Các loài hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế” (PDF).
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes: Families Triodontidae, Triacanthidae, Triacanthodidae, Diodontidae and Tetraodontidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ Halstead, Bruce W. (1965). Poisonous and venomous marine animals of the world. Vol.1: Invertebrates. Washington, D.C.: U.S. Government Printing Office. tr. 56. OCLC 556578.
  7. ^ Vũ Việt Hà; Nguyễn Hoài Nam; Đặng Văn Thi (2005). “Hiện trạng nguồn lợi cá nóc biển Việt Nam” (PDF). Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng: 85–119. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2022. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Akyol, O.; Unal, V.; Ceyhan, T.; Bilecenoglu, M. (2005). “First confirmed record of Lagocephalus sceleratus (Gmelin, 1789) in the Mediterranean Sea” (PDF). Journal of Fish Biology. 66 (4): 1183–1186. doi:10.1111/j.0022-1112.2005.00667.x. ISSN 0022-1112.
  9. ^ Katsanevakis, S. và đồng nghiệp (2021). “New Mediterranean Biodiversity Records (October, 2014)”. Mediterranean Marine Science. 15 (3): 675–695. doi:10.12681/mms.1123.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Sulić Šprem, J.; Dobroslavić, T.; Kožul, V.; Kuzman, A.; Dulčić, J. (2015). “First record of Lagocephalus sceleratus in the Adriatic Sea (Croatian coast), a Lessepsian migrant”. Cybium. 38 (2): 147–148. doi:10.26028/cybium/2014-382-005.
  11. ^ Azzurro, Ernesto; Castriota, Luca; Falautano, Manuela; Bariche, Michel; Broglio, Elisabetta; Andaloro, Franco (2016). “New records of the silver-cheeked toadfish Lagocephalus sceleratus (Gmelin, 1789) in the Tyrrhenian and Ionian Seas: early detection and participatory monitoring in practice” (PDF). BioInvasions Records. 5 (4): 295–299. doi:10.3391/bir.2016.5.4.16. ISSN 2242-1300.
  12. ^ Jribi, Imed; Bradai, Mohamed (2012). “First record of the Lessepsian migrant species Lagocephalus sceleratus (Gmelin, 1789) (Actinopterygii: Tetraodontidae) in the Central Mediterranean” (PDF). BioInvasions Records. 1 (1): 49–52. doi:10.3391/bir.2012.1.1.11. ISSN 2242-1300.
  13. ^ Bilecenoğlu, Murat; Öztürk, Bayram (2018). “Possible intrusion of Lagocephalus sceleratus (Gmelin, 1789) to the Turkish Black Sea coast” (PDF). Black Sea/Mediterranean Environment. 24 (3): 272–276.
  14. ^ Irmak, E.; Altınağaç, U. (2015). “First record of an invasive Lessepsian migrant, Lagocephalus sceleratus (Actinopterygii: Tetraodontiformes: Tetraodontidae), in the Sea of Marmara” (PDF). Acta Ichthyologica et Piscatoria. 45 (4): 433–435. doi:10.3750/aip2015.45.4.14. ISSN 0137-1592.
  15. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lagocephalus sceleratus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  16. ^ a b John E. Randall (1995). Coastal Fishes of Oman. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 404. ISBN 978-0824818081.
  17. ^ Kalogirou, S. (2013). “Ecological characteristics of the invasive pufferfish Lagocephalus sceleratus (Gmelin, 1789) in the eastern Mediterranean Sea – a case study from Rhodes” (PDF). Mediterranean Marine Science. 14 (2): 251–260. doi:10.12681/mms.364. ISSN 1791-6763.
  18. ^ a b Coro, Gianpaolo; Vilas, Luis Gonzalez; Magliozzi, Chiara; Ellenbroek, Anton; Scarponi, Paolo; Pagano, Pasquale (2018). “Forecasting the ongoing invasion of Lagocephalus sceleratus in the Mediterranean Sea”. Ecological Modelling. 371: 37–49. doi:10.1016/j.ecolmodel.2018.01.007. ISSN 0304-3800.
  19. ^ Dao, Viet Ha; Nguyen, Tien Dung; Nguyen, Thu Hong; Takata, Yoshinobu; Sato, Shigeru; Kodama, Masaaki; Fukuyo, Yasuwo (2012). “High individual variation in the toxicity of three species of marine puffer in Vietnam” (PDF). Coastal Marine Science. 35 (1): 1–6.