Danh sách loại đá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là danh sách các loại đá theo cách miêu tả của các nhà thạch học.

Đá magma[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu andesit (nềm tối) với các hốc được lắp đầu bởi zeolit. Đường kính khoảng 8 cm.
Andesit - Đá núi lửa trung tính
Anorthosit - đá siêu mafic thành phần chủ yếu là plagiocla
Aplit - đá magma xâm nhập hạt rất mịn [1]
Basalt - đá núi lửa thành phần mafic
Adakit - nhóm đá basalt chứa một lượng tương đối nhỏ các nguyên tố vết ytriytterbi
Hawaiit - nhóm đá basalt hình thành quần đảo đại dương (điểm nóng)
Icelandit
Picrit
Basanit - đá núi lửa thành phần mafic; thực chất là bazan chưa bão hòa silica
Boninit - bazan nhiều đặc trưng bởi pyroxen
Carbonatit - đá magma hiếm gặp chứa hơn 50% các khoáng vật carbonat
Charnockit - Loại ít gặp của granit chứa pyroxen
Enderbit - một dạng của charnockit
Dacit - đá núi lửa thành phần felsic đến trung tính chứa nhiều sắt
Diabaz hay dolerit - đá magma xâm nhập mafic hình thành trong các dyke hoặc Sill
Diorit - đá magma xâm nhập trung tính hạt thô có thành phần chủ yếu là plagiocla, pyroxen hoặc/và amphibol
Dunit - an ultramafic cumulate rock composed of olivine and accessories
Essexit - đá magma mafic chưa bão hòa silica (thực chất là gabro chứa foid)
Foidolit - đá magma chứa hơn >90% khoáng vật feldspathoid
Gabbro - đá magma xâm nhập hạt thô chứa pyroxen và plagiocla, thành phần cơ bản tương tự basalt
Granit - đá magma xâm nhập hạt thô chứa orthocla, plagioclathạch anh
Granodiorit - đá magma xâm nhập giống granit nhưng thành phần plagiocla > orthocla, hay là một dạng trung gian giữa diorit và granit
Granophyr - đá xâm nhập nông có thành phần giống granit
Harzburgit - một dạng của peridotit; an ultramafic cumulate rock
Hornblendit - a mafic or ultramafic cumulate rock dominated by >90% hornblende
Hyaloclastit - đán núi lửa thành phần chủ yếu là thủy tinh và tuff thủy tinh
Icelandit - đá núi lửa
Ignimbrit - đá núi lửa mảnh vụn
Ijolit - đá xâm nhập bão hòa silica rất hiếm gặp
Đá phiến sét Limey phủ lên đá vôi. cao nguyên Cumberland, Tennessee
Kimberlite - đá núi lửa siêu mafic hiếm gặp và là nguồn cung cấp kim cương
Komatiit - đá núi lửa siêu mafic cổ
Lamproit - đá núi lửa giàu natri
Lamprophyr - đá xâm nhập siêu mafic giàu natri chủ yếu là phenocryst trên nền feldspar
Latit - dạng của andesit không bão hòa silica
Lherzolit - đá siêu mafic, thực chất là peridotit
Monzogranit - granit chưa bão hòa silica với <5% thạch anh chuẩn
Monzonit - đá xâm nhập sâu với <5% thạch anh chuẩn
Nephelin syenit - đá xâm nhập sâu chưa bão hòa silica với nephelin thay thế orthocla
Nephelinit - đá xâm nhập sâu chưa bão hòa với >90% nephelin
Norit - gabro chứa hypersthen
Obsidian - một loại thủy tinh núi lửa
Pegmatit - đá xâm nhập (hoặc đá biến chất) có các tinh thể lớn
Peridotit - đá siêu mafic xâm nhập sâu hoặc cumulate rock thành phần chiếm >90% olivin
Phonolit - đá núi lửa chưa bão hòa silica; tương tự nephelin syenit
Picrit - bazan chứa olivin
Quartzit
Porphyry - thường là loại đá kiểu granit với kiến trúc porphyr
Pseudotachylit - thủy tinh hình thành từ sự tan chảy trong đứt gãy bởi sự ma sát
Đá bọt (Pumice) - đá núi lửa hạt mịnh có nhiều lỗ hổng
Pyroxenit - đá xâm nhập sâu hạt thô chiếm >90% pyroxen
Diorit thạch anh - diorit hơn >5% thạch anh
Monzonit thạch anh - đá xâm nhập sâu trung tính, một dạng monzonit với 5-10% thạch anh
Rhyodacit - đá núi lửa thành phần felsic, một dạng trung gian giữa rhyolitdacit
Rhyolite - đá núi lửa thành phần felsic
Comendit - rhyolit peralkaline
Pantellerit - rhyolit-rhyodacit kiềm với các ban tinh amphibol
Scoria - đá núi lửa mafic nhiều lỗ hổng
Sovit - đá carbonatit hạt thô
Syenit - đá núi lửa sâu thành phần chính là fenspat orthocla; một dạng của granitoid
Tachylyt - giống thủy tinh bazan
Tephrit - đá núi lửa chưa bão hòa silica
Tonalit - granitoid nhiều plagiocla
Trachyandesit - đá núi lửa kiềm trung gian
Benmoreit - trachyandesit natri
Basaltic trachyandesit
Mugearit - trachyandesit bazan natri
Shoshonit - trachyandesit bazan kali
Trachyt - đá núi lửa chưa bão hòa silica; thực chất là rhyolit chứa feldspathoid
Troctolit - đá magma xâm nhập sâu siêu mafic chứa olivin, pyroxenplagioclas
Trondhjemit - một dạng của tonalit với fenspat là oligocla
Tuff - đá núi lửa hạt mịn được tạo thành từ tro núi lửa
Websterit - một dạng của pyroxenit, có thành phần clinoproxen và orthopyroxen
Wehrlit - đá xâm nhập sâu siêu mafic, một dạng của peridotit, có thành phần gồm olivin và clinopyroxen

Đá trầm tích[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng than bitum ở Tây Virginia
Anthracit - một dạng của than đá
Argillit - đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hạt cỡ sét
Arkose - đá trầm tích giống cát kết
Thành hệ sắt phân dải - đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần chủ yếu là khoáng vật oxide sắt
Breccia - đá trầm tích hoặc kiến tạo có thành phần là mảnh vụn của các đá khác
Cataclasit - đá thành tạo bởi hoạt động đứt gãy
Đá phấn - đá trầm tích có thành phần chủ yếu là hóa thạch coccolith
Chert - đá trầm tích hóa học hạt mịn thành phần là silica
Sét kết - đá trầm tích được hình thành từ sét
Than đá - đá trầm tích được hình thành từ vật chất hữu cơ
Cuội kết - đá trầm tích là các mảnh vỡ lớn tròn cạnh của các đá khác
Diamictit - Cuội kết chọn lọc kém
Coquina - đá carbonat được hình thành từ sự tích tụ của mảnh vụn và hóa thạch của vỏ sò
Tinh thể dolomit ở Touissite, Morocco
Diatomit - đá trầm tích được hình thành từ các hóa thạch diatom
Dolomit hay dolostone - đá carbonat có thành phần chủ yếu là khoáng vật dolomit +/- canxit
Evaporit - đá trầm tích hóa học hình thành từ sự lắng đọng các khoáng vật sau khi bốc hơi
Flint - một dạng của chert
Greywacke - một dạng trung gian giữa cát và cát kết (chưa thành cát kết) với thành phần gồm thạch anh, fenspat và mảnh vụn đá trong hỗn hợp sét
Gritstone - thực chất là các kết hạt thô hình thành từ sạn hạt nhỏ
Itacolumit - cát kết mày vàng có lỗ rỗng
Jaspillit - đá trầm tích hóa học giàu sắt tương tự như chert hoặc thành hệ sắt tạo dải
Lignit - Than nâu, đá trầm tích thành phần gồm các vật liệu hữu cơ;
Đá vôi (Limestone) -đá trầm tích thành phần chủ yếu là khoáng vật cacbonat
Marl - đá vôi có chứa một tỷ lệ khoáng vật silicat nhất định
Đá bùn - đá trầm tích thành phần gồm sét và bùn
Đá phiến dầu - đá trầm tích thành phần chủ yếu là vật liệu hữu cơ
Oolit - đá trầm tích hóa học (một loại đá vôi)
Cát kết - đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
Đá phiến sét -đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
Bột kết - đá trầm tích mảnh vụn theo kích thước hạt
Turbidit (Gorgoglione Flysch), thế Miocen, Nam Ý
Turbidit - đá trầm tích phân lớp được hình thành trong môi trường biển sâu
Wackestone - đá trầm tích khung carbonat

Đá biến chất[sửa | sửa mã nguồn]

Amphibolit - đá biến chất thành phần chủ yếu là amphibol
Epidiorit
Đá phiến lam - đá biến chất thành phần chủ yếu là amphibol natri màu xanh dương
Phyllit
Gơnai phân dải với Dike của granit orthogneiss
Eclogit - basalt hoặc gabro bị biến chất siêu cao; cũng là tướng đá biến chất
Gneis - đá biến chất hạt thô [2]
Gossan - sản phẩm phong hóa của đá sulfide hay thân quặng
Granulit - đá biến chất cấp cao từ basalt; cũng là tướng đá biến chất
Đá phiến lục - thuật ngữ để chỉ các đá biến chất mafic chủ yếu là amphibol lục
Greenstone
Đá sừng - đá biến chất hình thành do nhiệt của đá mác ma
Đá hoa
Đá hoa - đá vôi bị biến chất
Migmatit - đá biến chất cao ven khối mác ma
Mylonit - đá biến chất động lực hình thành do lực cắt
Pelit - đá biến chất có nguồn gốc từ đá trầm tích giàu sét (như bột kết)
Phyllit - đá biến chất cấp thấp thành phần chủ yếu là khoáng vật mica
Psammit - đá biến chất có nguồn gốc từ đá trầm tích giàu thạch anh (như cát kết)
Quartzit - các kết thạch anh bị biến chất với hàm lượng thạch anh >95%
Manhattan Schist, from Southeastern New York
Đá phiến - đá biến chất cấp thấp đến trung bình
Serpentinit - đá siêu mafic bị biến chất thành phần chủ yếu là các khoáng vật serpentin
Skarn - đá biến chất tiếp xúc
Slate
Đá bảng - đ1 biến chất cấp thấp từ đá phiến sét hoặc bột kết
Suevit - đá được hình thành từ việc nóng chảy một phần khi chịu ảnh hưởng của thiên thạch
Talc carbonat - đá siêu mafic thành phần chủ yếu là khoáng vật tan bị biến chất; tương tự như serpentinit
Soapstone - thực chất là schist tan

Các dạng đá đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên gọi sau được sử dụng để miêu tả các loại đá không theo quan điểm thạch học, nhưng chúng được xác định theo các tiêu chí khác nhau; hầu hết chúng là các đá khác nhau thuộc các nhóm đặc biệt, hoặc các dạng tồn tại khác của các đá được đề cập ở trên.

Adamellit - một biến thể của monzonit thạch anh
Appinit - nhóm biến thể của lamprophyr, hầu hết là hornblend
Aphanit - đá núi lửa felsic ẩn tinh được nhận dạng qua yếu tố quang học
Borolanit - một biến thể của nepheline syenit ở Loch Borralan, Scotland
Granit lam - thực chất là larvikit, một loại monzonit
Epidosit - một dạng biến chất tiếp xúc do thay thế thành phần của basalt
Felsit - đá núi lửa felsic ẩn tinh được nhận dạng qua yếu tố quang học
Flint - dạng đặc biệt của chert, jasper, hay tuff
Ganister - a Cornish term for a palaeosol formed on sandstone
Ijolit - đá xâm nhập sâu chưa bão hòa silica đi cùng với nepheline syenit
Jadeitit - loại đá rất hiếm được hình thành bởi sự tập trung khoáng vật jadeit pyroxen; một dạng của serpentinit
Jasperoid - hematit-silica biến chấn tiếp xúc, tương tự skarn
Kenyt - một biến thể của phonolit, được tìm thấy đầu tiên ở Mount Kenya
Vogesit - một biến thể của lamprophyr
Larvikit - một biến thể của monzonit với bộ ba fenspat microperthitic ở Larvik, Na Uy
Litchfieldit - nepheline syenit bị biến chất tiếp xúc phân bố gần Litchfield, Maine
Luxullianit - granit chứa tourmalin có kiến trúc khác thường, phân bố ở Luxulyan, Cornwall, England
Mangerit - monzonit chứa hypersthen
Minett - một biến thể của lamprophyr
Novaculit - thành hệ chert được tìm thấy ở Oklahoma, ArkansasTexas
Pyrolit - thành phần hóa học về lý thuyết tương tự như phần trên của manti
Granit Rapakivi - loại granit thể hiện kiến trúc rapakivi khác thường
Rhomb porphyry - một loại latit có các ban tinh fenspat thoi tự hình
Shonkinit - từ cổ để chỉ các đá melitilickalsititic; ngày nay đôi khi được sử dụng
Taconit - thuật ngữ chỉ thành hệ sắt phân dải được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ
Teschenit - thực chất là silica chưa bão hòa, gabro chứa analcim
Theralit - thực chất là gabro nephelin
Variolit - thủy tinh đục

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tên quy chuẩn lập Bản đồ địa chất Việt Nam là magma. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, 2005.
  2. ^ Tên quy chuẩn lập Bản đồ địa chất Việt Nam là gneis. Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội, 2005.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]