Giang mai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giang mai
Xoắn khuẩn giang mai
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm, khoa da liễu
ICD-10A50-A53
ICD-9-CM090-097
MedlinePlus001327
eMedicinemed/2224 emerg/563 derm/413
Patient UKGiang mai
MeSHD013587

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc qua tiếp xúc. Nó do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai phần lớn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca bệnh giang mai lây qua tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh, hoặc do bẩm sinh (lây truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh).

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.[1]

Giang mai trước kia là bệnh không chữa được nên người ta rất khiếp sợ nó, nhưng ngày nay có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.[2]

Giai đoạn 1[sửa | sửa mã nguồn]

Vết loét hạ cam trên ngón tay. Khác với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.[2] Tổn thương này, được gọi là săng giang mai, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm,[2] bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.[2] Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2[sửa | sửa mã nguồn]

Triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn thứ phát xuất hiện trên lòng bàn tay, cũng có khi ở lòng bàn chân.
Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 52 tuổi mắc bệnh AIDS; các vết loét và sẩn xuất hiện trên khuôn mặt, ngực, cánh tay
Giang mai giai đoạn 2 ở bệnh nhân 23 tuổi với các nốt phỏng nước trên lưng.

Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.[2] Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân [2][3], hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc[2]. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ xát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.[2] Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.[2][4] Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.[4]

Giai đoạn tiềm ẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.[5] Giai đoạn này chia làm hai loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).[4] Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh,[4] giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.[4]

Giai đoạn 3[sửa | sửa mã nguồn]

Mô phỏng đầu của một bệnh nhân mắc bệnh giang mai giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).[2][4] Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.[2]

  • Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm)[2], có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
  • Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.[2] Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô sơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
  • Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.[2]

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

Áp phích tuyên truyền điều trị giang mai trong thời kỳ đầu (Hoa Kỳ)

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh giang mai nếu được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Giai đoạn đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.[6] Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.[6] Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự như điều trị bằng penicillin.[2]

Giai đoạn biến chứng[sửa | sửa mã nguồn]

Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày.[2][6] Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.[2] Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra.[2]

Phản ứng Jarisch-Herxheimer[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer.[2] Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.[2]

Phòng ngừa[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống.[6] Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn.[7][8] Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.[9]

Vắc xin[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2018, chưa có loại vắc xin nào có hiệu quả phòng chống căn bệnh này.[6] Một số vắc-xin dựa trên protein treponemal đã làm giảm sự phát triển tổn thương ở các thí nghiệm với động vật, nhưng nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.[10][11]

Quan hệ tình dục[sửa | sửa mã nguồn]

Sử dụng bao cao su làm giảm khả năng lây truyền khi quan hệ tình dục, nhưng nó không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây bệnh.[12] Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) tại các tiểu bang Hoa Kỳ, "sử dụng đúng cách và phù hợp bao cao su latex có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh giang mai chỉ khi vùng da bị nhiễm bệnh hoặc bộ phận phơi nhiễm tiềm ẩn được bảo vệ".[13] Tuy nhiên, những vùng có giang mai nằm bên ngoài khu vực được bao phủ bởi bao cao su latex vẫn có thể cho phép lây truyền bệnh, vì vậy cần thận trọng ngay cả khi sử dụng bao cao su[14]

Kiêng tiếp xúc tình dục với người bị bệnh có hiệu quả cao trong việc giảm lây truyền bệnh giang mai. CDC tuyên bố rằng "Cách chắc chắn nhất để tránh lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh giang mai, là kiêng quan hệ tình dục hoặc quan hệ chung thủy một vợ một chồng lâu dài với bạn đời đã được xét nghiệm và được biết chắc là không bị nhiễm bệnh".[14]

Giang mai bẩm sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung ông J. Kay, bị ảnh hưởng biến dạng bởi thứ mà ngày nay được cho là bệnh giang mai bẩm sinh, vẽ khoảng năm 1820[15]

Bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng cách sàng lọc các bà mẹ trong thời kỳ đầu mang thai và điều trị cho những thai phụ bị nhiễm bệnh[16] Dịch vụ dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo rằng nên sàng lọc phổ quát cho tất cả phụ nữ có thai,[17] trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả phụ nữ nên được xét nghiệm ở lần khám thai đầu tiên của họ và một lần nữa trong ba tháng cuối thai kỳ.[18][19] Nếu họ dương tính, bạn tình của họ cũng nên được điều trị.[18]

Bệnh giang mai bẩm sinh vẫn còn phổ biến ở các nước đang phát triển, do nhiều phụ nữ không được khám thai hoặc không được khám sàng lọc giang mai.[16][20] Nó vẫn thỉnh thoảng xảy ra ở các nước phát triển, nếu những người có nhiều khả năng mắc bệnh giang mai ít được chăm sóc trong thời kỳ mang thai.[16] Một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận xét nghiệm có vẻ hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh giang mai bẩm sinh ở các nước có thu nhập thấp đến trung bình.[18] Xét nghiệm tại nơi chăm sóc để phát hiện bệnh giang mai có vẻ là đáng tin cậy mặc dù cần có thêm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của nó và cải thiện kết quả ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.[21]

Sàng lọc[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo rằng những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng tính luyến ái nên được kiểm tra ít nhất hàng năm.[22] USPSTF cũng khuyến nghị sàng lọc những người có nguy cơ cao.[23]

Bệnh giang mai là một bệnh phải khai báo ở nhiều quốc gia, bao gồm Canada,[24]Liên minh châu Âu,[25] và Mỹ.[26] Điều này có nghĩa là các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe được yêu cầu thông báo danh tính người mắc bệnh cho cơ quan y tế công cộng, sau đó lý tưởng nhất là cơ quan này sẽ thông báo cho các đối tác tình dục của người đó.[27] Bác sĩ cũng có thể khuyến khích bệnh nhân bảo bạn tình đi khám.[28] Một số chiến lược đã được tạo ra để cải thiện việc theo dõi kiểm tra STI, bao gồm email và tin nhắn văn bản nhắc nhở về các cuộc hẹn khám bệnh.[29]

Dịch tễ học[sửa | sửa mã nguồn]

Chuẩn hóa theo độ tuổi tử vong do bệnh giang mai trên 100.000 người vào năm 2004.[30]
  no data
  <35
  35-70
  70-105
  105-140
  140-175
  175-210
  210-245
  245-280
  280-315
  315-350
  350-500
  >500
Báo cáo các ca nhiễm giang mai ở Hoa Kỳ giai đoạn 1941–2009

12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển.[6] Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh.[31] Trong vùng Saharachâu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.[31]

Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới[6] (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.[6]

Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.[32]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của bệnh giang mai không được xác định chính xác.[2] Có ba lý thuyết đã được đề xuất. Các sử gia và nhà nhân loại học cho rằng giang mai đã xuất hiện ở những người dân bản địa của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến vùng đất này. Tuy nhiên, vấn đề các chủng giang mai đã xuất hiện hàng thiên niên kỷ trên toàn thế giới hay là bệnh chỉ có ở châu Mỹ trong thời kỳ tiền Columbus vẫn được đem ra tranh luận.

  • Năm công nguyên 79, một thị trấn của La Mã tại Pompeii bị phá hủy bởi một vụ phun trào núi lửa. Những di hài của người dân bị chôn vùi cung cấp những bằng chứng về sức khỏe của họ cũng như nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm để lại trong men răng. Các di chỉ của một cặp sinh đôi cho thấy gần như chắc chắn những dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.[33]
  • "Thuyết tiền-Columbus" cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ ba của bệnh hoa liễu.[34] Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus, kể cả tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull. Lịch sử hàng hải này của thành phố này cho thấy việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh giang mai.[35] Việc xác định tuổi bằng phóng xạ Carbon xương của những tu sĩ sống trong tu viện này cho thấy có những tổn thương ở xương mà những người ủng hộ thuyết này cho là điển hình của bệnh giang mai hoa liễu, mặc dù điều này gây tranh cãi. Bộ xương ở Pompeii thời kỳ tiền Columbus và ở Metaponto, nước Ý cũng có những dấu hiệu thương tổn tương tự như bị bệnh giang mai bẩm sinh gây ra cũng đã được tìm thấy,[36][37] mặc dù việc giải thích những bằng chứng này cũng không được đồng thuận.[38] Douglas Owsley, một nhà nhân chủng học thể chất tại Viện Smithsonian, và các ủng hộ viên khác của ý tưởng này phát biểu rằng nhiều trường hợp bị cho là do bệnh phong cùi vào thời trung cổ ở châu Âu thực chất là bệnh giang mai. Mặc dù văn hóa dân gian cho rằng bệnh giang mai chưa được biết ở châu Âu cho đến khi các thủy thủ bị bệnh trở lại xứ này từ các chuyến tàu thời Columbus,

    ...không thể đổ lỗi bệnh giang mai cho bất kì khu vực địa lý hay chủng tộc cụ thể nào. Những bằng chứng cho thấy bệnh này đã tồn tại ở cả hai bán cầu vào thời tiền sử. Nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với những cuộc thám hiểm của Columbus rằng bệnh giang mai trước đây bị coi như là 'bệnh hủi' đã bất ngờ bộc lộ độc lực của nó vào cuối thế kỷ 15.[39]

    Lobdell và Owsley viết rằng một nhà văn châu Âu đã ghi nhận một đợt bùng phát "bệnh hủi" trong năm 1303 là một "mô tả rõ ràng bệnh giang mai."[39]
  • "Thuyết hậu Columbus" cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của Tân Thế giới được mang về bởi Cristoforo ColomboMartin Alonso Pinzon. Họ trích dẫn những tài liệu bằng chứng cho thấy mối liên hệ của các thuyền viên từ chuyến đi của Columbo với các ổ dịch giang mai để lại tại Naples vào năm 1494.[40] Lý thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu di truyền bệnh giang mai hoa liễu và những vi khuẩn liên quan đã tìm thấy một bệnh trung gian giữa bệnh ghẻ cóc và giang mai tại Guyana, Nam Mỹ.[41][42]
  • Cuối cùng, sử gia Alfred Crosby cho thấy cả hai lý thuyết có một phần đúng trong một "lý thuyết kết hợp". Crosby nói rằng vi khuẩn gây ra bệnh giang mai thuộc về cùng một họ phát sinh chủng loài như các vi khuẩn gây ra bệnh ghẻ cóc và vài bệnh khác. Mặc dù theo ấn định truyền thống thì quê hương của bệnh ghẻ cóc là từ Châu Phi hạ Sahara, Crosby lưu ý rằng không có bằng chứng rõ ràng của bất kỳ các bệnh có liên quan đã xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền Columbus, châu Phi, hay châu Á.

Crosby viết, "Không phải là không thể nào mà các sinh vật xoắn khuẩn đến từ châu Mỹ vào những năm 1490... và phát triển thành cả hai dạng giang mai, hoa liễu và không hoa liễu, và bệnh ghẻ cóc."[43] Tuy nhiên, Crosby xem xét có nhiều khả năng có một loài vi khuẩn cổ rất dễ lây đã di chuyển cùng với tổ tiên của con người trên toàn cầu qua eo biển Bering hàng nghìn năm trước mà không chết. Ông đưa ra giả thuyết rằng "các điều kiện sinh thái khác nhau cho ra các loại xoắn khuẩn khác nhau và theo thời gian những vi khuẩn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại gây ra các bệnh khác nhau."[43]

Chân dung của Gerard de Lairesse, vẽ bởi Rembrandt van Rijn, khoảng 1665–67, sơn dầu trên vải. De Lairesse, bản thân là một họa sĩ và nhà lý luận nghệ thuật, mắc bệnh giang mai bẩm sinh khiến khuôn mặt của ông bị biến dạng và cuối cùng khiến ông bị mù.[44]

Thời cận đại[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của bệnh giang mai đang bị tranh cãi.[2] Bệnh giang mai đã có mặt ở châu Mỹ trước khi người châu Âu tới đây,[45] và nó có thể đã được mang từ châu Mỹ sang châu Âu bởi các thủy thủ đoàn trở về từ chuyến đi của Christopher Columbus đến châu Mỹ, hoặc nó có thể đã tồn tại ở châu Âu từ trước đó nhưng không được công nhận cho đến khi Columbus trở về không lâu.[46][47] Đây lần lượt là các giả thuyết "Colombian" và "tiền Colombia". Giả thuyết Colombia được hỗ trợ tốt hơn bằng những bằng chứng[46][48][49] và những phát hiện từ phân tích gien phát sinh loài gợi ý rằng trên thực tế, đó là một căn bệnh phát sinh từ châu Mỹ.[50]

Các ghi chép đầu tiên về sự bùng phát bệnh giang mai ở châu Âu xảy ra vào năm 1494 hoặc 1495 tại Naples, Ý, trong cuộc xâm lược của Pháp (Chiến tranh Ý 1494–98).[46][51] Vì nó được cho là do quân đội Pháp lây lan, nên ban đầu nó được người dân Naples gọi là "căn bệnh của người Pháp".[52] Năm 1530, cái tên "syphilis" - "bệnh giang mai" (tên một nhân vật) lần đầu tiên được bác sĩ và nhà thơ người Ý Girolamo Fracastoro sử dụng làm tiêu đề cho bài thơ tiếng Latinh của ông mô tả sự tàn phá của căn bệnh này ở Ý.[53][54] Nó còn được gọi là "Great Pox".[55][56]

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, bệnh giang mai là một trong những gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất về tỷ lệ hiện mắc, các triệu chứng và khuyết tật[57]:208–209[58] mặc dù các hồ sơ về tỷ lệ mắc thực sự của nó thường không được lưu giữ vì tình trạng ghê sợ các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong những thế kỷ đó.[57]:208–209 Theo một nghiên cứu năm 2020, hơn 20% cá nhân trong độ tuổi 15–34 vào cuối thế kỷ 18 ở London đã từng được điều trị bệnh giang mai.[59] Vào thời điểm đó, tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết nhưng ai cũng biết rằng nó lây lan qua đường tình dục và cũng thường từ mẹ sang con. Mối liên hệ của nó với tình dục, đặc biệt là ngoại tìnhmại dâm, khiến nó trở thành đối tượng của sự sợ hãi và ghê tởm và là một điều cấm kỵ. Mức độ bệnh tật và tử vong của nó trong những thế kỷ đó phản ánh rằng thời đó y khoa không có sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế bệnh sinh của nó và không có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả. Sự nguy hiểm của nó không phải do bệnh trở nặng hoặc tử vong sớm trong quá trình của bệnh, mà là do tác động khủng khiếp của nó nhiều thập kỷ sau khi nhiễm bệnh, khi nó tiến triển thành bệnh giang mai thần kinh với các nốt sần ở lưng. Thời đó, các hợp chất và phân lập từ thủy ngân thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị, thường gây hậu quả còn nặng hơn chính căn bệnh.[55]

Vi khuẩn gây bệnh, Treponema pallidum, được xác định lần đầu tiên bởi Fritz SchaudinnErich Hoffmann, vào năm 1905.[60] Phương pháp điều trị hiệu quả đầu tiên đối với bệnh giang mai là arsphenamine, được phát hiện bởi Sahachiro Hata vào năm 1909, trong một cuộc khảo sát hàng trăm hợp chất arsenic hữu cơ mới được tổng hợp do Paul Ehrlich dẫn đầu. Nó được sản xuất và bán trên thị trường từ năm 1910 với tên thương mại là Salvarsan bởi Hoechst AG.[61] Đây là hợp chất organoarsenic đầu tiên sử dụng trong trị liệu hóa học hiện đại.

Trong suốt thế kỷ 20, khi cả vi sinh vật họcdược học đã phát triển vượt bậc, bệnh giang mai, giống như nhiều bệnh truyền nhiễm khác, trở thành một gánh nặng có thể kiểm soát được hơn là một bí ẩn đáng sợ, ít nhất là ở các nước phát triển với những người có đủ khả năng chi trả để được chẩn đoán kịp thời và điều trị. Penicillin được phát hiện vào năm 1928, và hiệu quả của việc điều trị bằng penicillin đã được xác nhận trong các thử nghiệm vào năm 1943,[55] tại thời điểm đó nó trở thành phương pháp điều trị chính.[62]

Nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng, bao gồm Franz Schubert, Arthur Schopenhauer, Édouard Manet,[51] Charles Baudelaire,[63]Guy de Maupassant được tin là đã mắc bệnh này.[64] Friedrich Nietzsche từ lâu được cho là đã phát điên do bệnh giang mai giai đoạn ba, nhưng chẩn đoán đó gần đây đã bị nghi ngờ.[65]

Trong nghệ thuật và văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Một minh họa y học ban đầu về những người bị bệnh giang mai, Vienna, 1498

Các mô tả sớm nhất được biết đến của một người mắc bệnh giang mai là "Syphilitic Man" của Albrecht Dürer, một bản khắc gỗ cho là mô tả một Landsknecht, một lính đánh thuê người Bắc Âu[66] Huyền thoại về femme fatale hay "phụ nữ đầu độc" của thế kỷ 19 được cho là một phần bắt nguồn từ sự tàn phá của bệnh giang mai, với những ví dụ kinh điển trong văn học bao gồm "La Belle Dame sans Merci" của John Keats.[67][68]

Nghệ sĩ Stradanus đã làm một bản in có tên "Chuẩn bị và sử dụng Guayaco để điều trị bệnh giang mai", mô tả cảnh một người đàn ông giàu có được điều trị bệnh giang mai bằng loại cây nhiệt đới guaiacum vào khoảng năm 1590.[69]

Thí nghiệm Tuskegee và Guatemala[sửa | sửa mã nguồn]

Áp phích tuyên truyền chống giang mai, năm 1940

"Nghiên cứu Tuskegee về bệnh giang mai không được điều trị ở nam giới da đen" là một nghiên cứu lâm sàng khét tiếng, phi đạo đức và phân biệt chủng tộc được thực hiện từ năm 1932 đến năm 1972 bởi Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ.[70][71] Trong khi mục đích của nghiên cứu này là quan sát sự tiến triển tự nhiên của bệnh giang mai không được điều trị; những người đàn ông Mỹ gốc Phi trong cuộc thí nghiệm bị chính phủ Hoa Kỳ nói dối là họ đang được điều trị miễn phí chứng "máu xấu".[72]

Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện nghiên cứu này vào năm 1932 với sự hợp tác của Đại học Tuskegee, một trường cao đẳng dành cho người da đen ở Alabama. Các nhà nghiên cứu đã thu nhận 600 người Mỹ gốc Phi nghèo từ hạt Macon, bang Alabama vào nghiên cứu. Trong số những người đàn ông này, 399 người đã mắc bệnh giang mai trước khi nghiên cứu bắt đầu, và 201 không mắc bệnh.[71] Chăm sóc y tế, bữa ăn nóng và bảo hiểm mai táng miễn phí đã được trao cho những người tham gia. Những người đàn ông được cho biết rằng nghiên cứu sẽ kéo dài sáu tháng, nhưng cuối cùng nó vẫn tiếp tục trong 40 năm.[71] Không ai trong số những người đàn ông bị nhiễm bệnh được thông báo rằng họ mắc bệnh và không ai được điều trị bằng penicillin ngay cả sau khi thuốc kháng sinh đã được chứng minh là có thể điều trị thành công bệnh giang mai. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, những người đàn ông được cho biết họ đang được điều trị vì "máu xấu" - một thuật ngữ để chỉ thiếu máu hoặc bệnh giang mai - là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới người Mỹ gốc Phi.[71]

Nghiên cứu kéo dài 40 năm đã trở thành một ví dụ điển hình về sự kém y đức vì các nhà nghiên cứu đã cố tình từ chối điều trị người bệnh bằng penicillin và vì các đối tượng đã hiểu sai về mục đích của nghiên cứu. Tiết lộ vào năm 1972 về những thất bại của nghiên cứu này bởi một người tố giác, Peter Buxtun, đã dẫn đến những thay đổi lớn trong luật pháp và quy định của Hoa Kỳ về việc bảo vệ những người tham gia nghiên cứu lâm sàng. Giờ đây, các nghiên cứu yêu cầu sự đồng ý dựa trên việc hiểu rõ nghiên cứu[73], thông tin chẩn đoán và báo cáo chính xác kết quả xét nghiệm.[74]

Chuẩn bị và sử dụng Guayaco để chữa giang mai, tác giả Stradanus, năm 1590

Các thí nghiệm tương tự đã được thực hiện ở Guatemala từ năm 1946 đến năm 1948. Nó được thực hiện dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman và Tổng thống Guatemala Juan José Arévalo với sự hợp tác của một số bộ và quan chức y tế Guatemala.[75] Các bác sĩ đã lây nhiễm bệnh cho binh lính, gái mại dâm, tù nhân và bệnh nhân tâm thần mắc bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác mà không có sự đồng ý của đối tượng và điều trị hầu hết các đối tượng bằng thuốc kháng sinh. Thí nghiệm khiến ít nhất 83 người chết.[76][77] Vào tháng 10 năm 2010, Mỹ đã chính thức xin lỗi Guatemala vì những vi phạm đạo đức đã diễn ra. Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Kathleen Sebelius tuyên bố "Mặc dù những sự kiện này đã xảy ra hơn 64 năm trước, nhưng chúng tôi rất phẫn nộ vì nghiên cứu đáng trách như vậy có thể đã xảy ra dưới chiêu bài y tế công cộng. Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc vì điều đó đã xảy ra, và chúng tôi xin lỗi tất cả những cá nhân đã bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nghiên cứu ghê tởm như vậy."[78] Các thí nghiệm được dẫn dắt bởi bác sĩ John Charles Cutler, người cũng tham gia vào giai đoạn cuối của thí nghiệm bệnh giang mai Tuskegee[79]

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên nó được người Pháp gọi là "grande verole" hay "bệnh đậu lớn", để phân biệt nó với bệnh đậu mùa bởi vì trong giai đoạn đầu của bệnh, các ban nước lớn phát ra tương tự như bệnh đậu mùa. Các tên lịch sử khác bao gồm "button scurvy", sibbens, frenga và dichuchwa, trong số những tên khác.[80][81]

Vì nó là một căn bệnh đáng hổ thẹn, căn bệnh này đã được gọi ở một số quốc gia bằng việc gán tên của quốc gia láng giềng có nhiều xung đột với họ. Người Anh, Đức và Ý gọi nó là "bệnh Pháp", trong khi người Pháp gọi nó là "bệnh Neapolitan". Người Hà Lan gọi nó là "bệnh Tây Ban Nha" trong Cuộc nổi dậy của Hà Lan chống lại Tây Ban Nha. Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, nó được gọi là "căn bệnh Cơ đốc giáo" hay "bệnh Frank" (frengi), trong khi ở Ấn Độ, người theo đạo Hindu và đạo Hồi đặt tên căn bệnh này theo tên nhau.[62] Người Nga gọi nó là "căn bệnh của người Ba Lan", người Tahiti gọi nó là "bệnh của người Anh". Những cái tên "quốc gia" là do bệnh thường được lây lan bởi các thủy thủ nước ngoài và các binh sĩ do họ thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm ở địa phương.

Tên tiếng Anh của "giang mai" là "Syphilis" được đặt ra bởi một bác sĩ kiêm nhà thơ người Ý: Girolamo Fracastoro trong sử thi bằng tiếng Latinh viết vào năm 1530 của ông, có tiêu đề Syphilis sive gallicus (Giang mai hay các bệnh của người Pháp). Các nhân vật chính của bài thơ là một người chăn cừu tên là Syphilus (có lẽ là một lỗi chính tả biến thể của Sipylus, một nhân vật trong Metamorphoses của Ovid). Syphilus được biết đến như là người đầu tiên bị mắc bệnh này, do thần Apollo trừng phạt vì các thách thức của Syphilus. Từ nhân vật này đã bắt nguồn một cái tên cho căn bệnh giang mai.[82]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ STD Facts from the CDC
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Kent ME, Romanelli F (2008). “Reexamining syphilis: an update on epidemiology, clinical manifestations, and management”. Ann Pharmacother. 42 (2): 226–36. doi:10.1345/aph.1K086. PMID 18212261.
  3. ^ Dylewski J, Duong M (ngày 2 tháng 1 năm 2007). “The rash of secondary syphilis”. CMAJ. 176 (1): 33–5. doi:10.1503/cmaj.060665. PMC 1764588. PMID 17200385.
  4. ^ a b c d e f Bhatti MT (2007). “Optic neuropathy from viruses and spirochetes”. Int Ophthalmol Clin. 47 (4): 37–66, ix. doi:10.1097/IIO.0b013e318157202d. PMID 18049280.
  5. ^ Pickering LK biên tập (2006). “Syphilis”. Red Book. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics. tr. 631–644.
  6. ^ a b c d e f g h Stamm LV (2010). “Global challenge of antibiotic-resistant Treponema pallidum”. Antimicrob. Agents Chemother. 54 (2): 583–9. doi:10.1128/AAC.01095-09. PMC 2812177. PMID 19805553.
  7. ^ Koss CA, Dunne EF, Warner L (2009). “A systematic review of epidemiologic studies assessing condom use and risk of syphilis”. Sex Transm Dis. 36 (7): 401–5. doi:10.1097/OLQ.0b013e3181a396eb. PMID 19455075.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ How can Syphilis be Prevented?, Centers for Disease Control and Prevention
  9. ^ Centers for Disease Control (CDC) (tháng 5 năm 2004). “STD Facts - Syphilis”. Centers for Disease Control. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  10. ^ Cameron, Caroline E.; Lukehart, Sheila A. (tháng 3 năm 2014). “Current status of syphilis vaccine development: Need, challenges, prospects”. Vaccine. 32 (14): 1602–1609. doi:10.1016/j.vaccine.2013.09.053. PMC 3951677. PMID 24135571.
  11. ^ Cameron, Caroline E. (tháng 9 năm 2018). “Syphilis Vaccine Development”. Sexually Transmitted Diseases. 45 (9S Suppl 1): S17–S19. doi:10.1097/OLQ.0000000000000831. PMC 6089657. PMID 29528992.
  12. ^ Koss CA, Dunne EF, Warner L (tháng 7 năm 2009). “A systematic review of epidemiologic studies assessing condom use and risk of syphilis”. Sex Transm Dis. 36 (7): 401–5. doi:10.1097/OLQ.0b013e3181a396eb. PMID 19455075. S2CID 25571961.
  13. ^ “Condom Fact Sheet in Brief | CDC”. www.cdc.gov. 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ a b “Syphilis - CDC Fact Sheet”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 16 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  15. ^ “bị ảnh hưởng bởi cái mà ngày nay được cho là bệnh giang mai bẩm sinh”. wellcomelibrary.org. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2017.
  16. ^ a b c Schmid, G (tháng 6 năm 2004). “Economic and programmatic aspects of congenital syphilis prevention”. Bulletin of the World Health Organization. 82 (6): 402–9. PMC 2622861. PMID 15356931.
  17. ^ U.S. Preventive Services Task, Force (19 tháng 5 năm 2009). “Screening for syphilis infection in pregnancy: U.S. Preventive Services Task Force reaffirmation recommendation statement”. Annals of Internal Medicine. 150 (10): 705–9. doi:10.7326/0003-4819-150-10-200905190-00008. PMID 19451577.
  18. ^ a b c Hawkes, S; Matin, N; Broutet, N; Low, N (15 tháng 6 năm 2011). “Effectiveness of interventions to improve screening for syphilis in pregnancy: a systematic review and meta-analysis”. The Lancet Infectious Diseases. 11 (9): 684–91. doi:10.1016/S1473-3099(11)70104-9. PMID 21683653.
  19. ^ “Prenatal Syphilis Screening Laws”. www.cdc.gov. 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ Phiske, MM (tháng 1 năm 2014). “Current trends in congenital syphilis”. Indian Journal of Sexually Transmitted Diseases and AIDS. 35 (1): 12–20. doi:10.4103/0253-7184.132404. PMC 4066591. PMID 24958980.
  21. ^ Shahrook, S; Mori, R; Ochirbat, T; Gomi, H (29 tháng 10 năm 2014). “Strategies of testing for syphilis during pregnancy”. The Cochrane Database of Systematic Reviews. 10 (10): CD010385. doi:10.1002/14651858.CD010385.pub2. PMID 25352226.
  22. ^ “Trends in Sexually Transmitted Diseases in the United States: 2009 National Data for Gonorrhea, Chlamydia and Syphilis”. Centers for Disease Control and Prevention. 22 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ Bibbins-Domingo, Kirsten; Grossman, David C.; Curry, Susan J.; Davidson, Karina W.; Epling, John W.; García, Francisco A. R.; Gillman, Matthew W.; Harper, Diane M.; Kemper, Alex R.; Krist, Alex H.; Kurth, Ann E.; Landefeld, C. Seth; Mangione, Carol M.; Phillips, William R.; Phipps, Maureen G.; Pignone, Michael P. (7 tháng 6 năm 2016). “Screening for Syphilis Infection in Nonpregnant Adults and Adolescents”. JAMA. 315 (21): 2321–7. doi:10.1001/jama.2016.5824. PMID 27272583.
  24. ^ “National Notifiable Diseases”. Public Health Agency of Canada. 5 tháng 4 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  25. ^ Viñals-Iglesias, H; Chimenos-Küstner, E (1 tháng 9 năm 2009). “The reappearance of a forgotten disease in the oral cavity: syphilis”. Medicina Oral, Patologia Oral y Cirugia Bucal. 14 (9): e416–20. PMID 19415060.
  26. ^ “Table 6.5. Infectious Diseases Designated as Notifiable at the National Level-United States, 2009 [a]”. Red Book. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  27. ^ Brunner & Suddarth's textbook of medical-surgical nursing (ấn bản 12). Philadelphia: Wolters Kluwer Health/Lippincott Williams & Wilkins. 2010. tr. 2144. ISBN 978-0-7817-8589-1. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2016.
  28. ^ Hogben, M (1 tháng 4 năm 2007). “Partner notification for sexually transmitted diseases”. Clinical Infectious Diseases. 44 Suppl 3: S160–74. doi:10.1086/511429. PMID 17342669.
  29. ^ Desai, Monica; Woodhall, Sarah C; Nardone, Anthony; Burns, Fiona; Mercey, Danielle; Gilson, Richard (2015). “Active recall to increase HIV and STI testing: a systematic review” (PDF). Sexually Transmitted Infections. 91 (5): sextrans–2014–051930. doi:10.1136/sextrans-2014-051930. ISSN 1368-4973. PMID 25759476. S2CID 663971.
  30. ^ “WHO Disease and injury country estimates”. World Health Organization. 2004. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2009.
  31. ^ a b Woods CR (2009). “Congenital syphilis-persisting pestilence”. Pediatr. Infect. Dis. J. 28 (6): 536–7. doi:10.1097/INF.0b013e3181ac8a69. PMID 19483520.
  32. ^ Trung tâm kiểm tra và phòng bệnh – www.cdc.gov Hoa Kỳ
  33. ^ Beard, Mary (14 tháng 12 năm 2010). “Pompeii skeletons reveal secrets of Roman family life”. BBC Pompeii: Life and Death in a Roman Town will be broadcast on BBC Two at 2100 GMT on Tuesday 14 December. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  34. ^ Bollaert, WM (1864), Introduction of Syphilis from the New World, I will now briefly allude to some historical accounts on this subject, particularly as regards the Old World. In the Aphorisms of Hippo crates, 400 b.c., and in the Sentences of Celsus, 400 years after Hippocrates, as found in Sprengell's translations, in 1708. When Sprengell alludes to his own added Aphorisms " On the French dis-ease," he says, it was just known to former more temperate ages, and, in a note, how far it was known in former ages, he refers to Ecclesiasticus, c. 19, v. 2, 3. Hippocrates, in.; Epidemics, ill., 41, 74, 59, and i. Be Morbus Mulierum, 127. Galen, lib. iv.; Meth. c. 5, and lib. i. De Genet:, c. 23; lib. iii. Epidemics, sec. 3, com. 25. Pliny His. Nat., lib. 26, c. i. Avicen, lib. 2. Valesius; Rhodius; Vigo-nius, Lib. de Morb. Gall., c. &c. And that it does not, according to the vulgar opinion, derive its origin from Naples, France, East or West Indies. Josephus, c. xi., p. 108, says, when on the subject of purification, that Moses ordered those who had gonorrhoea should not come into the city.
  35. ^ Keys D (2007). “English syphilis epidemic pre-dated European outbreaks by 150 years”. London: Independent News and Media Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  36. ^ Henneberg M, Henneberg RJ (1994). “Treponematosis in an Ancient Greek colony of Metaponto, Southern Italy 580-250 BCE”. Trong O Dutour, G Palfi, J Berato, J-P Brun (biên tập). The Origin of Syphilis in Europe, Before or After 1493?. Toulon-Paris: Centre Archeologique du Var, Editions Errance. tr. 92–98.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  37. ^ Henneberg M, Henneberg RJ (2002). “Reconstructing Medical Knowledge in Ancient Pompeii from the Hard Evidence of Bones and Teeth”. Trong J Renn, G Castagnetti (biên tập). Homo Faber: Studies on Nature. Technology and Science at the Time of Pompeii,. Rome: "L'ERMA" di Bretschneider. tr. 169–187.
  38. ^ Rose M (1997). “Origins of Syphilis”. Archaeology. 50 (1 /February).
  39. ^ a b Lobdell J, Owsley D (1974). “The origin of syphilis”. Journal of Sex Research. 10 (1): 76–79. doi:10.1080/00224497409550828. (via JSTOR)
  40. ^ Baker
  41. ^ Debora MacKenzie (ngày 15 tháng 1 năm 2008). “Columbus blamed for spread of syphilis”. NewScientist.
  42. ^ Harper KN, Ocampo PS, Steiner BM (2008). “On the origin of the treponematoses: a phylogenetic approach”. PLoS Negl Trop Dis. 2 (1): e148. doi:10.1371/journal.pntd.0000148. PMC 2217670. PMID 18235852.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  43. ^ a b Crosby, Alfred W. (2003). The Columbian exchange: biological and cultural consequences of 1492. New York: Praeger. tr. 146. ISBN 0-275-98092-8.
  44. ^ The Metropolitan Museum of Art Bulletin, Summer 2007, pp. 55–56.
  45. ^ Armelagos, George J. (2012), “The Science behind Pre-Columbian Evidence of Syphilis in Europe: Research by Documentary”, Evol. Anthropol., 21 (2): 50–7, doi:10.1002/evan.20340, PMC 3413456, PMID 22499439
  46. ^ a b c Farhi, D; Dupin, N (September–October 2010). “Origins of syphilis and management in the immunocompetent patient: facts and controversies”. Clinics in Dermatology. 28 (5): 533–8. doi:10.1016/j.clindermatol.2010.03.011. PMID 20797514.
  47. ^ “Syphilis May Have Spread Through Europe Before Columbus”. Max Planck Institute for the Science of Human History. 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  48. ^ Rothschild, BM (15 tháng 5 năm 2005). “History of syphilis”. Clinical Infectious Diseases. 40 (10): 1454–63. doi:10.1086/429626. PMID 15844068.
  49. ^ Harper, KN; Zuckerman, MK; Harper, ML; Kingston, JD; Armelagos, GJ (2011). “The origin and antiquity of syphilis revisited: an appraisal of Old World pre-Columbian evidence for treponemal infection”. American Journal of Physical Anthropology. 146 Suppl 53: 99–133. doi:10.1002/ajpa.21613. PMID 22101689.
  50. ^ Nunn, Nathan; Qian, Nancy (Spring 2010), “The Columbian Exchange: A History of Disease, Food, and Ideas” (PDF), Journal of Economic Perspectives, 24 (2): 167, doi:10.1257/jep.24.2.163
  51. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Music08
  52. ^ Winters, Adam (2006). Syphilis. New York: Rosen Pub. Group. tr. 17. ISBN 9781404209060.
  53. ^ Dormandy, Thomas (2006). The worst of evils: man's fight against pain: a history . New Haven: Yale University Press. tr. 99. ISBN 978-0300113228.
  54. ^ Anthony Grafton (tháng 3 năm 1995). “Drugs and Diseases: New World Biology and Old World Learning”. New Worlds, Ancient Texts The Power of Tradition and the Shock of Discovery. Harvard University Press. tr. 159–194. ISBN 9780674618763.
  55. ^ a b c Dayan, L; Ooi, C (tháng 10 năm 2005). “Syphilis treatment: old and new”. Expert Opinion on Pharmacotherapy. 6 (13): 2271–80. doi:10.1517/14656566.6.13.2271. PMID 16218887. S2CID 6868863.
  56. ^ Knell, RJ (7 tháng 5 năm 2004). “Syphilis in renaissance Europe: rapid evolution of an introduced sexually transmitted disease?”. Proceedings: Biological Sciences. 271 Suppl 4 (Suppl 4): S174–6. doi:10.1098/rsbl.2003.0131. PMC 1810019. PMID 15252975.
  57. ^ a b de Kruif, Paul (1932). “Ch. 7: Schaudinn: The Pale Horror”. Men Against Death. New York: Harcourt, Brace. OCLC 11210642.
  58. ^ Rayment, Michael; Sullivan, Ann K; và đồng nghiệp (2011), "He who knows syphilis knows medicine"—the return of an old friend”, British Journal of Cardiology, 18: 56–58, "He who knows syphilis knows medicine" said Father of Modern Medicine, Sir William Osler, at the turn of the 20th Century. So common was syphilis in days gone by, all physicians were attuned to its myriad clinical presentations. Indeed, the 19th century saw the development of an entire medical subspecialty – syphilology – devoted to the study of the great imitator, Treponema pallidum.
  59. ^ Szreter, Simon; Siena, Kevin (2020). “The pox in Boswell's London: an estimate of the extent of syphilis infection in the metropolis in the 1770s†”. The Economic History Review (bằng tiếng Anh). 74 (2): 372–399. doi:10.1111/ehr.13000. ISSN 1468-0289.
  60. ^ Schaudinn, Fritz Richard; Hoffmann, Erich (1905). “Vorläufiger Bericht über das Vorkommen von Spirochaeten in syphilitischen Krankheitsprodukten und bei Papillomen” [Preliminary report on the occurrence of Spirochaetes in syphilitic chancres and papillomas]. Arbeiten aus dem Kaiserlichen Gesundheitsamte. 22: 527–534.
  61. ^ “Salvarsan”. Chemical & Engineering News. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2010.
  62. ^ a b Tampa, M; Sarbu, I; Matei, C; Benea, V; Georgescu, SR (15 tháng 3 năm 2014). “Brief History of Syphilis”. Journal of Medicine and Life. 7 (1): 4–10. PMC 3956094. PMID 24653750.
  63. ^ Hayden, Deborah (2008). Pox: Genius, Madness, and the Mysteries of Syphilis. Basic Books. tr. 113. ISBN 978-0786724130.
  64. ^ Halioua, Bruno (30 tháng 6 năm 2003). “Comment la syphilis emporta Maupassant | La Revue du Praticien”. www.larevuedupraticien.fr. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  65. ^ Bernd, Magnus. “Nietzsche, Friedrich”. Encyclopædia Britannica. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
  66. ^ Eisler, CT (Winter 2009). “Who is Dürer's "Syphilitic Man"?”. Perspectives in Biology and Medicine. 52 (1): 48–60. doi:10.1353/pbm.0.0065. PMID 19168944. S2CID 207268142.
  67. ^ Hughes, Robert (2007). Things I didn't know: a memoir (ấn bản 1). New York: Vintage. tr. 346. ISBN 978-0-307-38598-7.
  68. ^ Wilson, Elizabeth (2005). Entwistle, Joanne (biên tập). Body dressing . Oxford: Berg Publishers. tr. 205. ISBN 978-1-85973-444-5.
  69. ^ Reid, Basil A. (2009). Myths and realities of Caribbean history . Tuscaloosa: University of Alabama Press. tr. 113. ISBN 978-0-8173-5534-0. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2016.
  70. ^ Brandt, Allan M. (tháng 12 năm 1978). “Racism and Research: The Case of the Tuskegee Syphilis Study”. The Hastings Center Report. 8 (6): 21–29. doi:10.2307/3561468. JSTOR 3561468. PMID 721302.
  71. ^ a b c d “Tuskegee Study – Timeline”. NCHHSTP. CDC. 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2008.
  72. ^ 1946-, Reverby, Susan M. (2009). Examining Tuskegee : the infamous syphilis study and its legacy. Chapel Hill: University of North Carolina Press. ISBN 9780807833100. OCLC 496114416.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  73. ^ “Code of Federal Regulations Title 45 Part 46 Protections of Human Subjects 46.1.1(i)” (PDF). U.S. Department of Health and Humand Services. 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  74. ^ “Final Report of the Tuskegee Syphilis Study Legacy Committee — May 1996”. University of Virginia. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  75. ^ “Fact Sheet on the 1946-1948 U.S. Public Health Service Sexually Transmitted Diseases (STD) Inoculation Study”. United States Department of Health and Human Services. nd. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
  76. ^ “Guatemalans 'died' in 1940s US syphilis study”. BBC News. 29 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2011.
  77. ^ Reverby, Susan M. (3 tháng 6 năm 2012). “Ethical Failures and History Lessons: The U.S. Public Health Service Research Studies in Tuskegee and Guatemala”. Public Health Reviews. 34 (1). doi:10.1007/BF03391665.
  78. ^ Hensley, Scott (1 tháng 10 năm 2010). “U.S. Apologizes For Syphilis Experiments in Guatemala”. National Public Radio. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2010.
  79. ^ Chris McGreal (1 tháng 10 năm 2010). “US says sorry for "outrageous and abhorrent" Guatemalan syphilis tests”. The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2010. Conducted between 1946 and 1948, the experiments were led by John Cutler, a US health service physician who would later be part of the notorious Tuskegee syphilis study in Alabama in the 1960s.
  80. ^ Grauer, Anne L. (2011). A Companion to Paleopathology. John Wiley & Sons. ISBN 9781444345926.
  81. ^ Tagarelli, A; Lagonia, P; Tagarelli, G; Quattrone, A; Piro, A (tháng 4 năm 2011). “The relation between the names and designations of syphilis in the 16th century and its clinical gravity”. Sexually Transmitted Infections. 87 (3): 247. doi:10.1136/sti.2010.048405. PMID 21325442. S2CID 19185641.
  82. ^ “Syphilis”. Online Etymology Dictionary. 2001.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]