HMS Troubridge (R00)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
HMS Troubridge (F09) sau khi cải biến thành một tàu frigate Kiểu 15
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Troubridge (R00)
Đặt hàng 13 tháng 3 năm 1941
Xưởng đóng tàu John Brown & Company, Clydebank, Scotland
Đặt lườn 10 tháng 11 năm 1941
Hạ thủy 23 tháng 9 năm 1942
Nhập biên chế 8 tháng 3 năm 1943
Xuất biên chế 27 tháng 3 năm 1969
Xếp lớp lại tàu frigate Kiểu 15, 1955
Số phận Bán để tháo dỡ, tháng 5 năm 1970
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục T
Trọng tải choán nước
  • 1.710 tấn Anh (1.737 t) - 1.730 tấn Anh (1.758 t) (tiêu chuẩn danh định)
  • 1.780 tấn Anh (1.809 t) - 1.810 tấn Anh (1.839 t) (thực tế)
  • 2.505 tấn Anh (2.545 t) - 2.545 tấn Anh (2.586 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 339 ft 6 in (103,48 m) (mực nước)
  • 362 ft 9 in (110,57 m) (chung)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 14 ft 2 in (4,32 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty 3 ngăn;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (68,06 km/h; 42,29 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 180-225
Vũ khí
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu tàu frigate Kiểu 15
Trọng tải choán nước
  • 2.300 tấn Anh (2.337 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.700 tấn Anh (2.743 t) (đầy tải)
Chiều dài 358 ft (109 m) (chung)
Sườn ngang 37 ft 9 in (11,51 m)
Mớn nước 14 ft 6 in (4,42 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty 3 ngăn;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30.000 kW)
Tốc độ 31 hải lý trên giờ (57 km/h; 36 mph) (đầy tải)
Thủy thủ đoàn tối đa 174
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • Radar chỉ định mục tiêu Kiểu 293Q;
  • Radar dò tìm mặt biển Kiểu 277Q;
  • Radar hoa tiêu Kiểu 974;
  • Radar kiểm soát hỏa lực Kiểu 262;
  • Radar nhận diện bạn-thù Kiểu 1010 Cossor Mark 10;
  • Sonar dò tìm Kiểu 174;
  • Sonar phân loại mục tiêu Kiểu 162;
  • Sonar tấn công Kiểu 170
Vũ khí

HMS Troubridge (R00/F09) là một tàu khu trục lớp T được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh để phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sống sót qua cuộc chiến tranh, nó được cải biến thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1955, mang ký hiệu lườn mới F09, và tiếp tục phục vụ cho đến khi bị tháo dỡ năm 1970.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Troubridge được chế tạo tại xưởng tàu của hãng John Brown & CompanyClydebank, Scotland; và được đặt lườn vào ngày 10 tháng 11 năm 1941. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 9 năm 1942 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 8 tháng 3 năm 1943.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Chiến II[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1943, Troubridge được điều sang khu vực Địa Trung Hải, nơi nó làm nhiệm vụ hộ tống bảo vệ các tàu chiến chủ lực hạm đội. Nó nằm trong thành phần hộ tống cho các tàu tuần dương Aurora, Newfoundland, Orion, PenelopeEuryalus, và cùng với các tàu khu trục và tàu phóng lôi của Hạm đội Địa Trung Hải tham gia cuộc đầu hàng tại Pantellaria vào ngày 10 tháng 5 năm 1943. Nó đã hỗ trợ cho cuộc tấn công các tàu chiến Ý, cung cấp hỏa lực phòng không, cũng như hỗ trợ các cuộc đổ bộ của binh lính Đồng Minh lên Sicily, CalabriaSalerno. Một hoạt động tác chiến đáng kể của nó là đã cùng tàu khu trục chị em HMS Terpsichore và tàu khu trục Ba Lan ORP Garland thả mìn sâu đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức U-407 về phía Nam Milos,[1] ở tọa độ 36°27′B 24°33′Đ / 36,45°B 24,55°Đ / 36.450; 24.550. Việc đánh chìm đã đưa đến việc giải tán Chi hạm đội U-boat 29 của Đức.

Đến năm 1944, Troubridge được điều sang khu vực Viễn Đông để hoạt động phối hợp cùng Hải quân Hoa Kỳ. Trong số các hoạt động mà nó tham gia có cuộc tấn công trên Truk. Sau chiến tranh, nó quay trở về Portsmouth vào năm 1946.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, Troubridge được cải biến thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1955, mang ký hiệu lườn mới F09.[2] Nó đã tham gia Ngày Hải quân tại Portsmouth năm 1959 [3] trước khi được điều động sang Tây Ấn. Vào ngày 7 tháng 9 năm 1964, nó được phân về Hải đội Hộ tống 27[4] cùng với các tàu khu trục AgincourtCarysfort cùng tàu frigate Galatea.

Troubridge bị bán để tháo dỡ vào năm 1970.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ U Boat website
  2. ^ Naval history website
  3. ^ Programme, Navy Days Portsmouth 28-30th March 1959, HMSO
  4. ^ Commissioning Booklet, HMS Troubridge, (C H Bernard and Sons Ltd, 1964)

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Raven, Alan; Roberts, John (1976). Ensign 6 War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]