RIM-8 Talos

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tên lửa phòng không hạm tàu RIM-8 Talos
Tên lửa RIM-8G Talos.
LoạiTên lửa phòng không
Nơi chế tạoHoa Kỳ
Lược sử hoạt động
Phục vụ1958-1979
Sử dụng bởiHải quân Hoa Kỳ
Lược sử chế tạo
Nhà sản xuấtTập đoàn Bendix
Giai đoạn sản xuất1955
Thông số
Khối lượng7.800 lb (3.500 kg) (missile: 3.400 lb (1.500 kg), booster: 4.400 lb (2.000 kg))
Chiều dài32 ft (9,8 m)
Đường kính28 in (71 cm)
Đầu nổĐầu đạn thanh xuyên liên tục thuốc nổ mạnh nặng 211 kg (465 lb) đầu đạn hạt nhân W30 đương lượng nổ (2–5 kt)

Động cơTầng 1: động cơ khởi tốc Hercules MK 11,
Tầng 2: động cơ ramjet do Bendix phát triển
20.053lbf, 89,20kN
Sải cánh280 cm (110 in)
Tầm hoạt độngRIM-8J 241 km (130 nm); RIM-8A: 92 km (50 nm)
Trần bay24.400 m (80.100 ft)
Tốc độMach 3
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường bám theo cánh sóng radar và (ở phiên bản đầu đạn thông thường) là dẫn đường radar bán chủ động (semi-active radar homing)
Nền phóngTàu chiến mặt nước

RIM-8 Talos là một trong những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa thế hệ đầu tiên của Hải quân Mỹ, được phát triển bởi Bendix. Tên lửa Talos sử dụng phương thức dẫn đường lái theo cánh sóng, cùng với phương thức dẫn đường bằng radar bán chủ động semi-active radar homing (SARH) ở pha tiếp cận mục tiêu. Tên lửa có 4 ăng ten nhỏ ở mũi đóng vai trò bộ phận thu sóng SARH, hoạt động giống như là bộ giao thoa sóng liên tục. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn khởi tốc; trong khi giai đoạn tiếp theo bay tới mục tiêu là động cơ ramjet do Bendix sản xuất, cùng với đầu đạn đóng vai trò nén khí nạp vào động cơ ramjet.

Last Talos missile launched by USS Oklahoma City in 1979

Lịch sử ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Talos là thành quả của chương trình phát triển tên lửa phòng không hay còn gọi là Operation Bumblebee của Hải quân Mỹ, với mục đích đánh chặn các loại tên lửa chống tàu tương tự như bom lượn Henschel Hs 293, Fritz X, và máy bay kamikaze.[1] Tên lửa Talos là trọng tâm chính của chương trình nghiên cứu này nhưng nó lại không phải là loại tên lửa đầu tiên được phát triển, thay vào đó loại tên lửa đầu tiên được đưa vào trang bị là loại RIM-2 Terrier. Tên lửa Talos ban đầu được mang mã định danh là SAM-N-6 sau đó được định danh lại thành RIM-8 vào năm 1963. Cấu trúc thân tên lửa được sản xuất bởi McDonnell Aircraft tại St. Louis; công đoạn tổng lắp được thực hiện bởi Bendix Missile Systems tại Mishawaka, Indiana. Các phiên bản ban đầu của tên lửa có giá khoảng 155.000 $ thời điểm năm 1955 (1.793.335 $ năm 2022); tuy nhiên, giá thành của tên lửa đã được giảm xuống do Bendix nâng cao sản lượng tên lửa.[2]

Hệ thống Talos có nhược điểm là kích thước lớn và sử dụng hệ thống radar kép; do đó chỉ có một số loại tàu chiến cỡ lớn mới thích hợp cho việc trang bị loại tên lửa này cùng với radar dẫn đường AN/SPW-2 và radar chiếu xạ mục tiêu AN/SPG-49.[3] Với kích thước dài tới 9,9 mét và nặng 3,5 tấn, tên lửa Talos có thể tương đương với các loại máy bay chiến đấu cỡ nhỏ.[4] Hệ thống phóng tên lửa Talos Mark 7 GMLS (Guided Missile Launching System) được lắp đặt trên 3 tàu chiến thuộc lớp Galveston (được sửa đổi từ lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Cleveland) với 16 tên lửa sẵn sàng trên giá phóng cùng với 30 tên lửa và tầng đẩy phụ dự trữ. Các tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Long Beach cùng với 3 tàu tuần dương thuộc lớp Albany mang hệ thống phóng tên lửa Mark 12 cùng kho chứa 52 tên lửa đặt bên dưới boong tàu.[5]

Nguyên mẫu SAM-N-6b/RIM-8A có tầm bắn khoảng 50 dặm và được trang bị đầu đạn loại tiêu chuẩn. Phiên bản SAM-N-6bW/RIM-8B được trang bị đầu đạn hạt nhân, loại đạn này không trang bị radar bán chủ động. Phiên bản tên lửa SAM-N-6c/RIM-8E "Unified Talos" có khả năng thay đổi các loại đầu đạn khi cần thiết. Trong khi RIM-8E được trang bị loại đầu dò mục tiêu sóng liên tục pha cuối cải tiến và có trần bay lớn hơn. Các tên lửa thuộc phiên bản RIM-8C cũng được trang bị lại với đầu dò mục tiêu mới và được định danh là RIM-8F. RIM-8G và RIM-8J có cải tiến về cự ly khoá mục tiêu lớn hơn và thay thế nhiên liệu động cơ đẩy giúp tên lửa đạt tầm bắn 130 dặm.[6]

Phiên bản đất đối không đã được Mỹ sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, theo đó đã có 4 chiếc MiG bị bắn hạ bởi tên lửa phóng từ các tàu chiến mang số hiệu USS ChicagoLong Beach. Ngày 23 tháng 5 năm 1968, một tên lửa Talos phóng đi từ Long Beach đã bắn rơi máy bay MiG từ khoảng cách 65 dặm. Đây là lần đầu tiên tên lửa phòng không bắn đi từ tàu chiến hạ được máy bay của đối phương. Các mảnh vỡ từ vụ nổ đã làm rơi chiếc MiG thứ 2 bay gần đó. Tháng 9 năm 1968, tàu khu trục Long Beach đã tiếp tục bắn rơi một máy bay MiG khác ở cự ly 61 dặm. Ngày 9 tháng 5 năm 1972, tên lửa Talos phóng từ bệ phóng phía mũi tàu đã bắn rơi một chiếc MiG từ khoảng cách xa.[7] tên lửa Talos cũng có khả năng bắn các mục tiêu mặt đất.[8]

Phiên bản tên lửa RIM-8H Talos-ARM là phiên bản chống radar, được phát triển để tấn công các trạm radar bờ biển, phiên bản này bắt đầu được đưa vào thử nghiệm trong việc chống lại các trạm radar tên lửa phòng không của kiền Bắc Việt Nam.[9]

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

SAM-N-6
SAM-N-6a
SAM-N-6b
Phiên bản trang bị đầu đạn thông thường, sau được định danh là RIM-8A.
SAM-N-6bw
Phiên bản mang đầu đạn hạt nhân, có trang bị radar SARH, RIM-8B.
SAM-N-6b1
Cải tiến của tên lửa SAM-N-6b với tầm bắn lớn hơn và có đầu đạn chứa thanh xuyên RIM-8C.
SAM-N-6c
Phiên bản thay đổi được đầu đạn, cải tiến khả năng khoá mục tiêu và tăng trần bay của tên lửa, mang định danh RIM-8E.
RIM-8F Talos
Phiên bản cải tiến của RIM-8C trang bị đầu dò mới (post-1962 only).
RIM-8G Talos
Cải tiến tăng tầm khoá mục tiêu.
RIM-8H Talos-ARM
Phiên bản tên lửa chống radar.
RIM-8J Talos
phiên bản cải tiến tầm khoá mục tiêu của tên lửa.
MQM-8G Vandal
Phiên bản mục tiêu bay siêu thanh, ngừng hoạt động năm 2008.

Các tàu chiến từng trang bị tên lửa Talos[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày triển khai Vũ khí Tàu Ghi chú
28/5/1958[10] 1×Mk 7 GMLS với 2 radar AN/SPG-49 Galveston[10] Thục hiện nhiệm vụ với định danh CLG-3[10]
3/6/1960[11] 2×Mk 7 GMLS với 4 radar AN/SPG-49 Little Rock[11] CLG-4[11]
7/9/1960[12] 3×Mk 7 GMLS với 6 radar AN/SPG-49 Oklahoma City[12] CLG-5[12]
9/9/1961[13] 3×Mk 7 & 1×Mk 12 GMLS với 8 radar AN/SPG-49 Long Beach[13] CGN-9[13]
3/11/1962[14] 3×Mk 7 & 3×Mk 12 GMLS với 12 radar AN/SPG-49 Albany[14] CG-10[14]
1/12/1962[15] 3×Mk 7 & 5×Mk 12 GMLS với 16 radar AN/SPG-49 Columbus CG-12
2/5/1964[16] 3×Mk 7 & 7×Mk 12 GMLS với 20 radar AN/SPG-49 Chicago[16] CG-11[16]
25/5/1970[17] 2×Mk 7 & 7×Mk 12 GMLS với 18 radar AN/SPG-49 Galveston Đã loại biên
31/1/1975[15] 2×Mk 7 & 5×Mk 12 GMLS với 14 radar AN/SPG-49 Columbus Đã loại biên
22/11/1976[18] 1×Mk 7 & 5×Mk 12 GMLS với 12 radar AN/SPG-49 Little Rock Đã loại biên[11]
1978 1×Mk 7 & 4×Mk 12 GMLS với 10 radar AN/SPG-49 Long Beach Đã loại bỏ hệ thống Talos
1/11/1979 4×Mk 12 GMLS with 8×AN/SPG-49 RADAR Oklahoma City
15/12/1979 4×Mk 12 GMLS with 8×AN/SPG-49 RADAR Oklahoma City Đã loại biên
1/3/1980[16] 2×Mk 12 GMLS with 4×AN/SPG-49 RADAR Chicago[16] Đã loại biên[16]
29/8/1980[14] Albany[14] Đã loại biên[14]

Fate[sửa | sửa mã nguồn]

Long Beach tiến hành loại biên hệ thống Talos từ năm 1978. Hệ thống hoàn toàn bị loại khỏi trang bị của Hải quân Mỹ sau khi tàu USS Oklahoma City bị loại biên năm 1979. Sau quãng thời gian dài 21 năm trang bị, nó đã được thay thế bởi hệ thống tên lửa RIM-67 Standard, cùng với hệ thống phóng Mk10 nhỏ hơn.

Hiện tại ở công viên Military Honor Park ở lối vào sân bay quốc tế Bend, South Bend, bang Indiana có trưng bày 2 tên lửa Talos.

Một tên lửa cũng đang được trưng bày tại South Bend Regional Airport (Bendix Field).

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “A Brief History of White Sands Proving Ground 1941-1965” (PDF). New Mexico State University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ “RIM-8 Talos”. Global Security. Global Security. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ Polmar, Norman (tháng 12 năm 1978). “The U.S.Navy: Shipboard Radars”. United States Naval Institute Proceedings. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  4. ^ The contemporary Soviet MiG-15 jet fighter was 10.1 meters long and weighted 5 tonnes.
  5. ^ Naval Training Command (1972). Gunners Mate M 1&C . US Government Printing Office.
  6. ^ Garten Jr., William; Dean, Frank A. (April–June 1982). “Evolution of the Talos Missile”. Johns Hopkins APL Technical Digest. 3 (2): 117–122. ISSN 0270-5214.
  7. ^ “USS LITTLE ROCK CLG 4 / CG 4 TALOS MISSILE & MISSILE SIGHTINGS”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “USS Oklahoma City - Talos Missile Firing Operations”. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ Hays, Phillip R. “Details of the First Talos RGM-8H Anti Radiation Missile Combat Firing”. USS Oklahoma City CL91 / CLG5 / CG5. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ a b c “Galveston II (CL-93)”. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ a b c d “Little Rock I (CL-92)”. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ a b c “Oklahoma City I (CL-91)”. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ a b c “Long Beach III (CG (N)‑9)”. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ a b c d e f Doehring, Thoralf. “USS Albany (CG 10)”. Unofficial US Navy Site. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  15. ^ a b “Welcome Aboard”. USS Columbus Veterans Association. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010.
  16. ^ a b c d e f Yarnall, Paul L. “USS CHICAGO (CA 136 / CG 11)”. NavSource Online. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ “Chronology - U.S.S. Galveston CL-93 / CLG-3”. USS Galveston Shipmates Association. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010.
  18. ^ “A Brief History of the USS Little Rock”. USS Little Rock Association. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Friedman, Norman (1982). “The "3 T" Programme”. Warship. London: Conway Maritime Press. VI (22–3): 158–166, 181–185. ISBN 0-87021-981-2.
  • Goss, Wilbur H.; và đồng nghiệp (April–June 1982). “Talos in Retrospect”. Johns Hopkins APL Technical Journal. 3 (2): 116–179. ISSN 0270-5214.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:USAF system codes