Rama VI

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vajiravudh
วชิราวุธ
Vua Rama VI
Vua Xiêm La
Tại vị25 tháng 10 năm 19102 tháng 11 năm 1925
15 năm, 8 ngày
Tiền nhiệmChulalongkorn (Rama V)
Kế nhiệmPrajadhipok (Rama VII)
Thông tin chung
Sinh(1880-01-01)1 tháng 1 năm 1880
Vương cung, Phra Nakhon, Xiêm
Mất25 tháng 11 năm 1925(1925-11-25) (45 tuổi)
Vương cung, Phra Nakhon, Xiêm
Phối ngẫuCông chúa Suvadhana
Hoàng hậu Indrasakdi Sachi
Công chúa Lakshamilavan
Công chúa Sucharit Suda
Hoàng tộctriều Chakri
Thân phụvua Chulalongkorn
Thân mẫuHoàng hậu Saovabha Bongsri
Tôn giáoPhật giáo
Chữ kýChữ ký của Vajiravudh วชิราวุธ

Rama VI (tên hoàng gia: Phra Bat Somdet Phra Poramenthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua, tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหาวชิราวุธฯ พระมงกุฎเกล้าเจ้าอยู่หัว) (1 tháng 1 năm 188026 tháng 11 năm 1925) là vị vua thứ sáu của vương triều Chakri, Thái Lan. Ông trị vì từ năm 1910 đến năm 1925.

Thời niên thiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Vua
Vương triều Chakri
Phra Buddha Yodfa Chulaloke
(Rama I)
Phra Buddha Loetla Nabhalai
(Rama II)
Nangklao
(Rama III)
Mongkut
(Rama IV)
Rama V
(Rama V)
Vajiravudh
(Rama VI)
Prajadhipok
(Rama VII)
Ananda Mahidol
(Rama VIII)
Bhumibol Adulyadej
(Rama IX)
Maha Vajiralongkorn
(Rama X)

Rama VI sinh ngày 1 tháng 1 năm 1880, có tên khai sinh là Vajiravudh (วชิราวุธ). Ông là con thứ của vua Chulalongkorn (Rama V) và hoàng hậu Saovabha. Khi mới 7 tuổi, ông đã được phụ vương gửi sang Anh học tại Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst. Lớn lên, ông học lịch sử và luật học tại Christ Church, Oxford. Chính vì thế, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Anh. Khi người anh là thái tử Vajirunhis bất ngờ qua đời lúc mới 15 tuổi, ông được chỉ định làm thái tử, và sau đó khi phụ vương qua đời, ông trở thành quốc vương của Xiêm.

Thành quả trị vì[sửa | sửa mã nguồn]

Rama VI tiếp tục những nỗ lực canh tân đất nước của tổ tiên. Những cải cách đáng chú ý mà ông đã tiến hành bao gồm:

  • Cải cách phân cấp hành chính,
  • Cho thiết kế mới quốc kỳ của Xiêm
  • Ra sắc luật về việc đặt tên họ của người Thái Lan vào năm 1913, bao gồm cả người Thái gốc Hoa cũng phải mang họ Thái.
  • Đặt lệ gọi tên vua Thái theo thứ tự thế hệ của phương Tây. Cũng bắt đầu từ thời của ông, tục lệ gọi vua Xiêm là Rama bắt đầu.
  • Bãi bỏ chế độ đa thê.
  • Cải cách hệ thống giáo dục theo mô hình trường phổ thông và trường đại học của phương Tây. Thành lập hệ thống giáo dục phổ cập. Ông đã cho thành lập Đại học Chulalongkorn vào năm 1917; đây là trường đại học kiểu phương Tây đầu tiên ở Thái Lan.
  • Gửi sinh viên sang Anh, Pháp du học.
  • Bãi bỏ các chính sách ưu đãi dành cho người gốc Hoa.
  • Thành lập hội chữ thập đỏ của Thái Lan.
  • Thiết lập cơ sở hạ tầng quy mô, trong đó có sân bay Don Muang, các nhà máy phát điện, nhà máy cấp nước sạch.
  • Đặc biệt, ông đã có ý định tiến hành cải cách dân chủ và từ bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, tuy nhiên vì nhiều lý do mà điều này đã không thực hiện được.

Âm mưu đảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thập niên 1910 đầu thập niên 1920, Xiêm gặp thiên tai (hạn hán) và nạn đói. Những khó khăn kinh tế cộng thêm những rắc rối chính trị khiến cho mâu thuẫn giữa vua và các quý tộc-quan chức nảy sinh. Và hậu quả là cuộc đảo chính nổ ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1911. Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính định bắt giam quốc vương, lật đổ chế độ quân chủ, và thành lập nền cộng hòa. Tuy nhiên, cuộc đảo chính đã không thành công.

Chính trường quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Rama VI đã quyết định đưa Thái Lan vào vòng tham chiến bên phe Quốc Liên. Mặc dù không có giao tranh, nhưng sự việc này cũng có tác dụng làm tăng vị thế chính trị của Thái Lan trên chính trường quốc tế.

Tâm hồn văn nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài cương vị quốc vương, Rama VI còn là một nghệ sĩ thực thụ, danh tiếng. Ông viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và cả bài vở cho các tạp chí. Tự ông đã dịch một số kịch bản của Shakespeare sang tiếng Thái. Trong một số tác phẩm, ông đã gọi người Hoa ở Xiêm, nhất là các thương nhân, là "Do Thái của phương Đông" do ảnh hưởng kinh tế to lớn của họ ở Xiêm.[1]

Rama VI băng hà ngày 25 tháng 11 năm 1925. Miếu hiệu của ông là Phra Mongkut Klao Chaoyuhua (tiếng Thái: พระบาทสมเด็จพระมงกุฎเกล้าเจ้าอยู่หัว).

Rama VI không có con trai nên sau khi băng hà, người kế vị là người em trai.

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • 1 tháng 1 năm 1880 – 30 tháng 4 năm 1888: Somdet Phra Chao Luk Ya Thoe Chaofa Maha Vajiravudh (สมเด็จพระเจ้าลูกยาเธอ เจ้าฟ้ามหาวชิราวุธ, "Hoàng tử Maha Vajiravudh")
  • 30 tháng 4 năm 1888 – 4 tháng 1 năm 1895: Somdet Phra Chao Luk Ya Thoe Chaofa Maha Vajiravudh Krom Khun Thep Dvaravati (สมเด็จพระเจ้าลูกยาเธอ เจ้าฟ้ามหาวชิราวุธ กรมขุนเทพทวาราวดี, "Hoàng tử Maha Vajiravudh, Hoàng tử của Dvaravati")
  • 4 tháng 1 năm 1895 – 23 tháng 10 năm 1910: Somdet Phra Boroma Orasathirach Chaofa Maha Vajiravudh Sayam Makutratchakuman (สมเด็จพระบรมโอรสาธิราช เจ้าฟ้ามหาวชิราวุธ สยามมกุฎราชกุมาร, "Hoàng tử Maha Vajiravudh, Hoàng thái tử Xiêm")
  • 23 tháng 10 năm 1910 – 25 tháng 10 năm 1910: Somdet Phra Boroma Orasathirach Phusong Samret Ratchakan Phaendin (สมเด็จพระบรมโอรสาธิราชผู้ทรงสำเร็จราชการแผ่นดิน)
  • 25 tháng 10 năm 1910 – 11 tháng 11 năm 1910: Somdet Phra Chao Yu Hua (สมเด็จพระเจ้าอยู่หัว, "vua")
  • 11 tháng 11 năm 1910 – 11 tháng 11 năm 1916: Phra Bat Somdet Phra Poramenthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua (พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหาวชิราวุธ พระมงกุฏเกล้าเจ้าอยู่หัว, "vua Maha Vajiravudh")
  • 11 tháng 11 năm 1916 – 26 tháng 11 năm 1925: Phra Bat Somdet Phra Ramathibodi Si Sinthra Maha Vajiravudh Phra Mongkut Klao Chao Yu Hua (พระบาทสมเด็จพระรามาธิบดีศรีสินทรมหาวชิราวุธ พระมงกุฎเกล้าเจ้าอยู่หัว)

Tổ tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chris Baker, Pasuk Phongpaichit. A History of Thailand. Cambridge University Press, 114-6. ISBN 0-521-81615-7