Robert Coleman Richardson

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Robert Coleman Richardson
Sinh26 tháng 6, 1937 (86 tuổi)
Washington, DC
Mất(2013-02-19)19 tháng 2, 2013
Ithaca, NY
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Bách khoa Virginia
Đại học Duke
Nổi tiếng vìPhát hiện tính siêu lỏnghelium-3
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1996)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Cornell
Người hướng dẫn luận án tiến sĩHorst Meyer

Robert Coleman Richardson (26 tháng 6 năm 1937 – 19 tháng 2 năm 2013), sinh tại Washington D.C.[1]nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1996 (chung với David LeeDouglas Osheroff, cho công trình phát hiện đặc tính siêu lỏnghelium-3 năm 1972.

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Richardson sinh ngày 26.6.1937 tại Washington D.C.. Ông tốt nghiệp trung học ở trường "Washington-Lee High School". Ông học tiếp ở Đại học Bách khoa Virginia, đậu bằng cử nhân năm 1958 và bằng thạc sĩ năm 1960. Sau đó ông học và nghiên cứu ở Đại học Duke, đậu bằng tiến sĩ năm 1965.

Công trình nghiên cứu của ông tập trung vào việc sử dụng Cộng hưởng từ hạt nhân để nghiên cứu các đặc tính lượng tử của chất lỏngchất rắn trong các nhiệt độ cực thấp.

Năm 1972 Richardson, cùng với nhà nghiên cứu cấp cao David Lee và sinh viên tốt nghiệp Douglas Osheroff, làm các nghiên cứu ở "Phòng thí nghiệm Vật lý nguyên tử và chất rắn" của Đại học Cornell và đã khám phá ra đặc tính siêu lỏng ở các nguyên tử helium-3. Công trình này đã đem lại cho họ Giải Nobel Vật lý năm 1996[2][3][4]

Hiện nay ông làm giáo sư Vật lý học ở Đại học Cornell, nhưng không còn làm việc ở Phòng thí nghiệm.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Biography on the Nobel Foundation website”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011.
  2. ^ DD Osheroff & RC Richardson, DM Lee (1972). “Evidence for a New Phase of Solid He3”. Physical Review Letters. 28 (14): 885–888. Bibcode:1972PhRvL..28..885O. doi:10.1103/PhysRevLett.28.885.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ DD Osheroff & WJ Gully, RC Richardson, DM Lee (1972). “New Magnetic Phenomena in Liquid He3 below 3mK”. Physical Review Letters. 29 (14): 920–923. Bibcode:1972PhRvL..29..920O. doi:10.1103/PhysRevLett.29.920.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ “The Nobel Prize in Physics 1996”. The Nobel Prize in Physics. Nobel Foundation. 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]