Tài nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Tắc Thiên - Nữ hoàng Trung Quốc, bà từng là Tài nhân của Đường Thái Tông.

Tài nhân (chữ Hán: 才人; Bính âm: cáirén) là tước vị của nữ quan, phi tần ở hậu cung Đông Á.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Thời nhà Hán, tước vị Tài nhân là một cấp bậc nữ quan hầu cận, khi Phó chiêu nghi được ghi nhận từng làm Tài nhân của Thượng Quan Thái hậu[1]. Sang thời Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều, tước vị này trở thành một thân phận phi tần.

Sang đến thời nhà Đườngnhà Tống, tước vị Tài nhân trở thành danh phận chính thức của tần phi, hàng Chính tứ phẩmChính ngũ phẩm[2][3]. Vào thời nhà Minh, Tài nhân là danh vị cao nhất của thị thiếp của Thái tử, chỉ dưới Thái tử phi. Đến thời nhà Thanh, danh vị này chính thức biến mất.

Việt Nam, thời Lê Sơ, Lê Thánh Tông đã định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Vào thời nhà Nguyễn, tước vị Tài nhân là bậc thứ 9 trong các bậc cung giai, gọi là [Cửu giai Tài nhân; 九階才人], dưới nữa còn có [Tài nhân vị nhập giai; 才人未入階], nghĩa là "Những Tài nhân chưa được phân giai phẩm", đây là bậc thấp nhất của hàng phi tần có sắc phong chính thức.

Nhân vật nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc

  1. Võ Mị Nương - phi tần của Đường Thái Tông, sau là Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông và là Nữ hoàng đế nhà Võ Chu.
  2. Lý thần phi - phi tần của Tống Chân Tông, sinh mẫu của Tống Nhân Tông. Từng được phong tước Tài nhân.
  3. Dương thục phi - phi tần của Tống Chân Tông, dưỡng mẫu của Tống Nhân Tông. Từng được phong tước Tài nhân. Chưa từng làm Hoàng hậu, cũng không sinh hoàng đế kế vị nhưng vẫn được phong Hoàng thái hậu và có thụy hiệu Hoàng hậu.
  4. Trương quý phi - phi tần của Tống Nhân Tông. Từng được phong tước Tài nhân. Chưa từng làm Hoàng hậu, cũng không sinh hoàng đế kế vị nhưng khi mất được truy phong Hoàng hậu và táng bằng Hoàng hậu lễ dù đương kim Hoàng hậu Tào thị còn sống và đang tại vị.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《汉书 卷九十七下 外戚传第六十七下》昭仪少为上官太后才人,自元帝为太子,得进幸。
  2. ^ 《舊唐書·后妃上》: 三代宮禁之職,《周官》最詳。自周已降,彤史沿革,各載本書,此不備述。唐因隋制,皇后之下,有貴妃、淑妃、德妃、賢妃各一人,為夫人,正一品;昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛各一人,為九嬪,正二品;婕妤九人,正三品;美人九人,正四品;才人九人,正五品;寶林二十七人,正六品;御女二十七人,正七品;采女二十七人,正八品;其餘六尚諸司,分典乘輿服御。龍朔二年,官名改易,內職皆更舊號。
  3. ^ 《宋史·志第一百一十六 职官三》: 司封郎中员外郎掌官封、叙赠、承袭之事。...内命妇之品五:曰贵妃、淑妃、德妃、贤妃,曰大仪、贵仪、淑仪、淑容、顺仪、顺容、婉仪、婉容、昭仪、昭容、昭媛、修仪、修容、修媛、充仪、充容、充媛,曰婕妤,曰美人,曰才人、贵人。