Tòa án Trọng tài thường trực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tòa án Trọng tài thường trực
Permanent Court of Arbitration
Cour permanente d'arbitrage
Tên viết tắtPCA; CPA
Thành lập1899
LoạiTổ chức quốc tế
Trụ sở chínhLa Hay,  Hà Lan
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Thành viên
117 nước
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh, Pháp
Tổng Thư ký
Marcin Czepelak
 Ba Lan
Trang webPCA Official website

Tòa án Trọng tài thường trực, viết tắt là PCA (tiếng Anh: Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan.

Tòa án này được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên khi Các công ước Den Haag 1899 và 1907 ra đời. PCA thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa vì không có quyền quyết định trực tiếp, mà là một cơ quan điều hợp pháp lý. Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và cả tư nhân giải quyết tranh chấp với nhau bằng cách hỗ trợ thành lập các tòa án trọng tài để thụ lý.[1]

Tòa PCA khác với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ, International Court of Justice) tuy cả hai cùng tọa lạc trong Cung điện Hòa bìnhLa Hay, Hà Lan.

Các quốc gia tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở PCA: Cung điện Hòa bình ("Vredespaleis"), La Hay.

Tính đến tháng 11/2014, có 117 nước tham gia một hoặc cả hai Công ước.

Nước Công ước
1899
Công ước
1907
 Albania 28/10/2011
 Argentina 15/06/1907
 Úc 01/04/1960 21/02/1997
 Áo 04/09/1900 26/01/1910
 Bahrain 30/06/2008
 Bangladesh 26/02/2012
 Belarus 04/06/1962 04/04/1962
 Bỉ 04/09/1900 07/10/1910
 Belize 21/01/2003
 Bénin 16/09/2005
 Bolivia 15/06/1907 26/10/1910
 Brasil 15/06/1907 06/03/1914
 Bulgaria 04/09/1900 10/06/2000
 Burkina Faso 30/08/1961 30/08/1961
 Campuchia 04/01/1956 04/01/1956
 Cameroon 01/08/1961 01/08/1961
 Canada 19/08/1960 09/07/1994
 Chile 15/06/1907 18/01/1998
 Trung Quốc 21/11/1904 26/01/1910
 Colombia 15/06/1907 17/03/1997
 CHDC Congo 25/03/1961 25/03/1961
 Costa Rica 20/07/1999
 Croatia 08/10/1991
 Cuba 15/06/1907 22/04/1912
 Síp 12/11/1993
 Cộng hòa Séc 01/01/1993
 Đan Mạch 04/09/1900 26/01/1910
 Cộng hòa Dominica 15/06/1907 07/09/1958
 Ecuador 03/07/1907
 Ai Cập 04/11/1968
 El Salvador 20/06/1907 26/01/1910
 Eritrea 04/10/1997
 Estonia 01/09/2003
 Ethiopia 30/07/2003
 Fiji 02/04/1973
 Phần Lan 09/06/1922
 Pháp 04/09/1900 06/12/1910
 Đức 04/09/1900 26/01/1910
 Gruzia 21/01/2015
 Hy Lạp 04/04/1901
 Guatemala 15/06/1907 14/05/1911
 Guyana 25/01/1998
 Haiti 15/06/1907 03/04/1910
 Honduras 01/12/1961 30/01/1962
 Hungary 04/09/1900 26/01/1910
 Iceland 08/12/1955 08/12/1955
 Ấn Độ 29/07/1950
 Iran 04/09/1900
 Iraq 31/08/1970 30/10/1970
 Ireland 06/07/2002
 Israel 17/06/1962
 Ý 04/09/1900
 Nhật Bản 06/10/1900 11/02/1912
 Jordan 27/01/1992
 Kenya 11/06/2006
 Hàn Quốc 21/02/2000
 Kuwait 14/09/2003
 Kyrgyzstan 04/06/1992 04/06/1992
 Lào 18/07/1955 18/07/1955
 Latvia 12/08/2001
 Liban 14/02/1968 14/04/1968
 Libya 02/09/1996
 Liechtenstein 23/09/1994
 Litva 09/01/2005
 Luxembourg 12/07/1901 04/11/1912
 Macedonia 17/11/1991 17/02/2001
 Madagascar 07/10/2009
 Malaysia 06/05/2002
 Malta 07/09/1968
 Mauritius 03/08/1970
 México 17/04/1901 26/01/1910
 Montenegro 03/06/2006
 Maroc 04/06/2001
 Hà Lan 04/09/1900 26/01/1910
 New Zealand 10/02/1959 13/04/2010
 Nicaragua 15/06/1907 14/02/1910
 Nigeria 16/02/1987
 Na Uy 04/09/1900 18/11/1910
 Pakistan 05/08/1950
 Panama 15/06/1907 10/11/1911
 Paraguay 15/06/1907 24/06/1933
 Peru 15/06/1907
 Ba Lan 26/05/1922
 Philippines 14/07/2010
 Bồ Đào Nha 04/09/1900 12/06/1911
 Qatar 02/12/2005
 România 04/09/1900 30/04/1912
 Nga 07/03/1955 07/03/1955
 Rwanda 19/04/2011
 São Tomé và Príncipe 20/10/2014
 Ả Rập Xê Út 20/01/2002
 Sénégal 01/08/1977 30/09/1977
 Serbia 05/06/2006 05/06/2006
 Singapore 11/09/1993
 Slovakia 01/01/1993
 Slovenia 01/10/1996 29/03/2004
 Nam Phi 21/12/1998
 Tây Ban Nha 04/09/1900 17/05/1913
 Sri Lanka 09/02/1955
 Sudan 02/12/1966
 Suriname 27/12/1992
 Eswatini 25/12/1970
 Thụy Điển 04/09/1900 26/01/1910
 Thụy Sĩ 29/12/1900 11/07/1910
 Thái Lan 04/09/1900 11/05/1910
 Togo 17/12/2004
 Thổ Nhĩ Kỳ 12/06/1907
 Uganda 30/04/1966
 Ukraina 04/04/1962 04/04/1962
 Các TVQ Arab Thống nhất 06/11/2008
 Hoa Kỳ 04/09/1900 26/01/1910
 Anh Quốc 04/09/1900 12/10/1970
 Uruguay 17/06/1907
 Venezuela 15/06/1907
 Việt Nam 29/12/2011 27/02/2012
 Zambia 31/12/1999
 Zimbabwe 19/09/1984

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các Tổng Thư ký[sửa | sửa mã nguồn]

Các Tổng Thư ký từ 1900 đến nay[2].

Nhiệm kỳ Tổng Thư ký
2012-Hiện nay Mr. Hugo H. Siblesz
2008-2011 Mr. Christiaan M.J. Kröner
1999-2008 Mr. Tjaco T. van den Hout
1990-1999 Mr. P.J.H. Jonkman
1981-1990 Mr. J. Varekamp
1968-1980 Baron E.O. van Boetzelaar
1954-1968 Prof. J.P.A. François
1951-1953 Dr. A. Loudon
1948-1951 Jonkheer A.M. Snouck Hurgronje
1929-1947 Dr. M.A. Crommelin
1905-1929 Baron L.P.M.H. Michiels van Verduynen
1901-1905 Mr. L.H. Ruyssenaers
1900-1901 Baron R. Melvil van Lynden

Các vụ việc đã được đưa ra PCA[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Quỹ Pious của California (1902)
  2. Vụ việc Savarkar (1911)
  3. Vụ việc đảo Palmas (1928)
  4. Trong những năm đầu thập niên 1980, PCA đã giúp trong việc thiết lập các dịch vụ hành chính cho Tòa Iran-Mỹ Claims.[3]
  5. Xung đột Quần đảo Hanish (1998 và 1999) ở biển Đỏ giữa Yemen với Eritrea.
  6. Quyết định về phân định biên giới giữa Nhà nước Eritrea và Cộng hòa Liên bang Dân chủ Ethiopia (2002). Ủy ban Biên giới Eritrea-Ethiopia được tổ chức thông qua nhờ Tòa án Trọng tài Thường trực.
  7. Vụ việc Sắt Rhine giữa Bỉ với Hà Lan (2005)
  8. Vụ việc phân định biên giới trên biển giữa Barbados với Trinidad và Tobago (2006)
  9. Tranh chấp vùng Abyei giữa SudanNam Sudan (2009)
  10. Tranh chấp Hulley Enterprises Limited (Síp), Yukos Universal Limited (Đảo Man) và Veteran Petroleum Limited (Síp) với Liên bang Nga. (2014)
  11. Tranh chấp biên giới trên Vịnh Bengal giữa Bangladesh với Ấn Độ. (2014)
  12. Tranh chấp cổ đông Yukos với Liên bang Nga. Ngày 18 tháng 7 năm 2014 đã phán quyết là bồi thường 50 tỷ USD.
  13. Tranh chấp vùng biển ở quần đảo Chagos giữa Mauritius với Vương quốc Anh. Ngày 18 tháng 3 năm 2015 đã phán quyết rằng các khu bảo tồn biển Chagos là bất hợp pháp.
  14. Tranh chấp Philippines với Trung Quốc. Ngày 12 tháng 7 năm 2016, PCA tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.[4][5].
  15. Tranh chấp biên giới Croatia-Slovenia (đang thụ lý).

Các tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22/7/2015 scandal quốc tế lớn xảy ra trong thủ tục trọng tài tranh chấp biên giới Croatia-Slovenia, khi tờ báo hàng ngày Croatia tiết lộ họ có trong tay bản ghi và băng thu âm cho thấy rằng có một thẩm phán Slovenia trong bảng trọng tài, Mr. Jernej Sekolec đã được chấp thuận, cùng với một đại diện của chính phủ Slovenia, Ms. Simona Drenik. Theo tư liệu của tờ báo, một thẩm phán Slovenia lại là một thành viên của Hội đồng trọng tài là bất hợp pháp, làm lợi cho Slovenia, và cũng đã giúp đội Slovenia bằng cách tiết lộ thông tin bí mật của họ, là điều được nghiêm cấm bởi quy tắc trọng tài.[6]

Chỉ dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Shabtai Rosenne, "The Hague Peace Conferences of 1899 and 1907 and International Arbitration: Reports and Documents", T.M.C. Asser Press (2001), page xxi.
  2. ^ PCA Secretary-General. Truy cập 22/10/2015.
  3. ^ Judge George H. Aldrich, "The Iran-U.S. Claims Tribunal" in P. Hamilton et al., ed., The Permanent Court of Arbitration: International Arbitration and Dispute Resolution, Kluwer Law International (1999), p. 208.
  4. ^ Tòa trọng tài bác yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, tuoitre, 12 tháng 7 năm 2016
  5. ^ Tòa PCA bác bỏ 'đường chín đoạn', 12 tháng 7 năm 2016, BBC Việt Nam
  6. ^ Slovenski član Arbitražnog suda Jernej Sekolec podnio ostavku, ostavku ponudila i Simona Drenik!. Večernji list. ngày 23 tháng 7 năm 2015.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]