Thành viên:Linhlinhlinh123/Ô nhiễm nguồn nước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC[1][2][sửa | sửa mã nguồn]

From Wikipedia, the free encyclopedia

(Redirected from Pollution of water)

Translated by: Linh

Ô nhiễm nguồn nước là sự ô nhiễm của thuỷ vực hay sâu hơn ta có thể hiểu là một khối tích luỹ nước đáng kể thường hiện diện trên bề mặt hành tinh (như đại dương, biển,hồ,..) và thường là kết quả bởi những hành động, các tác động đến từ con người Kết quả của việc ô nhiễm nguồn nước có thể được nhìn thấy, thể hiện ngay trong tình hình môi trường thiên nhiên. Ví dụ như khi ta thải một lượng nước thải đã xử lý ra ngoài đại dương có thể dẫn tới sự suy biến của hệ sinh thái môi trường biển. Tiếp đến có thể gây ra những vấn đề về sức khoẻ cho con người _ những người đang sử dụng nguồn nước. Họ sẽ phải dùng những nguồn nước bị ô nhiễm này để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày (uống, tắm,..) hoặc được dùng để phục vụ ngành thuỷ lợi. Ô nhiễm nguồn nước đã và đang dẫn tới nguyên nhân tử vong và dịch bệnh trên toàn thế giới, thí du như các bệnh lây truyền qua đường nước.

Ô nhiễm môi trường[1]

Ô nhiễm nước có thể được phân loại thành ô nhiễm nguồn nướcô nhiễm nước ngầm.Ô nhiễm biển và ô nhiễm chất dinh dưỡng đều là những loại ô nhiễm nguồn nước. Các nguồn gây ô nhiễm nước cũng có thể là nguồn điểm (là nguồn duy nhất có thể nhận biết qua không khí, nước, nhiệt độ,..) hoặc nguồn không điểm (do nhiều nguồn khuếch tán khó thể nhận biết).Các nguồn điểm thường đều có một nguyên nhân gây ô nhiễm có thể xác định được,chẳng hạn như cống thoát nước mưa hoặc nhà máy xử lý nước thải. Các nguồn không điểm thì thường rộng hơn và khuếch tán hơn,chẳng hạn như dòng chảy nông nghiệp. Ô nhiễm là kết quả của hiệu ứng môi trường tích luỹ theo thời gian. Tất cả các thực vật và sinh vật sống trong hoặc được tiếp xúc với các vùng nước bị ô nhiễm có thể bị ảnh hưởng. Các tác động có thể làm ảnh hưởng tới cá loài sinh vật cũng như cuộc sống sinh vật trong tự nhiên

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước bao gồm một loạt các hóa chấtmầm bệnh cũng như các thông số vật lý. Chất gây ô nhiễm có thể bao gồm các chất hữu cơ và các chất vô cơ.Nhiệt độ cao cũng có thể dẫn đến nước bị ô nhiễm. Một nguyên nhân phổ biến của ô nhiễm nhiệt là việc sử dụng nước làm chất làm mát của các nhà máy điện và nhà sản xuất công nghiệp vd: khí CFC,...Nhiệt độ nước tăng làm giảm nồng độ oxy, có thể giết chết và thay đổi thành phần thức ăn, làm giảm đa dạng sinh học của loài và thúc đẩy sự xâm chiếm của các loài ưa nhiệt mới.

Ô nhiễm nước được đo bằng cách phân tích các mẫu nước. Các xét nghiệm vật lý, hóa học và sinh học có thể được tiến hành. Kiểm soát ô nhiễm nước đòi hỏi cơ sở hạ tầng và kế hoạch quản lý phù hợp. Cơ sở hạ tầng bao gồm các nhà máy xử lý nước thải. Các nhà máy xử lý nước thải và nhà máy xử lý nước thải công nghiệp thường được yêu cầu để bảo vệ các vùng nước khỏi nước thải chưa được xử lý. Việc xử lý nước thải nông nghiệp cho các trang trại và kiểm soát xói mòn tại các công trường cũng có thể giúp ngăn ngừa ô nhiễm nước. Các giải pháp dựa thiên nhiên cũng là một cách tiếp cận khác để ngăn ngừa ô nhiễm nước.Kiểm soát hiệu quả dòng chảy đô thị bao gồm giảm tốc độ và số lượng dòng chảy. Tại Hoa Kỳ, biện pháp quản lý tốt nhất đối với ô nhiễm nước bao gồm các cách tiếp cận để làm giảm lượng nước cũng như cải thiện chất lượng nước.

GIỚI THIỆU[1][sửa | sửa mã nguồn]

Nước bị ô nhiễm là khi nó bị ảnh hưởng, tác động bởi các chất gây ô nhiễm do con người gây ra. Bởi vì những chất gây ô nhiễm này, nó không hỗ trợ trong việc sử dụng của con người ví dụ như uống nước hay trải qua một sự thay đổi rõ rệt trong khả năng để hỗ trợ các cộng đồng sinh học của nó, chẳng hạn như cá. Các hiện tượng tự nhiên như núi lửa, tảo nở hoa, bãođộng đất cũng gây ra những thay đổi lớn và rõ rệt về chất lượng nước cũng như tình trạng sinh thái của nước

Ô nhiễm nước là một vấn đề toàn cầu. Nó đòi hỏi việc phải đánh giá và sửa đổi liên tục chính sách tài nguyên nước ở tất cả các cấp (quốc tế đến từng tầng ngậm nước và giếng). Có ý kiến ​​cho rằng ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới. Ô nhiễm nước đã khiến 1.8 triệu người chết trong năm 2015.

Ô nhiễm môi trường_pic2

Tổ chức Khảo sát Môi trường Đại dương Toàn cầu (GOES) coi ô nhiễm nước là một trong những vấn đề chính có thể gây nguy hiểm cho sự sống trên trái đất trong những thập kỷ tới. Một trong những mối quan tâm chính là ô nhiễm nguồn nước, sinh vật phù du sản xuất 70% oxy và loại bỏ một phần lớn carbon dioxit trên trái đất. Tổ chức đề xuất một số biện pháp khắc phục tình hình và chúng nên được thực hiện trong 10 năm tới để mang lại hiệu quả

Ấn ĐộTrung Quốc là hai quốc gia có mức độ ô nhiễm nước cao. Ước tính có khoảng 580 người ở Ấn Độ chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm nguồn nước (bao gồm cả bệnh lây truyền trong nước) mỗi ngày. Khoảng 90 phần trăm nguồn nước tại các thành phố của Trung Quốc bị ô nhiễm. Tính đến năm 2007, nửa tỷ người Trung Quốc không được sử dụng nước uống an toàn.

Ngoài các vấn đề cấp bách về ô nhiễm nước ở các nước đang phát triển, các nước phát triển cũng tiếp tục đấu tranh với các vấn đề ô nhiễm. Ví dụ, trong một báo cáo về chất lượng nước tại Hoa Kỳ vào năm 2009, 44 phần trăm dặm dòng, 64 phần trăm hecta hồ, và 30 phần trăm của vịnhcửa sông dặm vuông được phân loại là bị ô nhiễm.

PHÂN Loại[1][sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm mặt nước[3][4][sửa | sửa mã nguồn]

xem : Nutrient_pollution

Ô nhiễm nước mặt bao gồm ô nhiễm sông, hồ và đại dương. Một nhánh của ô nhiễm nước là ô nhiễm biển.

Ô nhiễm biển[5][sửa | sửa mã nguồn]

main article : Marine_pollution

Một con đường phổ biến để đưa thải các chất ô nhiễm ra biển là đường sông.Một ví dụ là xả trực tiếp nước thải và chất thải công nghiệp vào đại dương. Ô nhiễm như vậy xảy ra đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, 10 nguồn phát thải ô nhiễm nhựa đại dương lớn nhất trên toàn thế giới là Trung Quốc, Indonesia, Philippines,Việt Nam, Sri Lanka, Thái Lan, Ai Cập, Malaysia, NigeriaBangladesh, chủ yếu qua các con sông Yangtze, Indus, Yellow, Hai, Nile, Ganges, Pearl, Amur, NigeriaMekong, và chiếm "90 phần trăm của số lượng nhựa đến các đại dương

Các cơn xoáy của đại dương bẫy các mảnh vỡ nhựa trôi nổi. Các mảnh vụn nhựa có thể hấp thụ các hóa chất độc hại từ ô nhiễm đại dương, có khả năng gây độc cho bất kỳ sinh vật nào ăn nó. Nhiều những mảnh dài này vào trong dạ dày của các loài chimđộng vật biển. Điều này dẫn đến sự tắc nghẽn đường tiêu hóa, dẫn đến giảm sự thèm ăn hoặc thậm chí là đói.

Có một loạt các tác động khác xuất phát không phải từ chất gây ô nhiễm ban đầu mà là một điều kiện phái sinh. Một ví dụ là dòng chảy bề mặt mang phù sa, có thể ức chế sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời qua cột nước, cản trở quá trình quang hợp ở thực vật thủy sinh.

Ô nhiễm nước ngầm[6][sửa | sửa mã nguồn]

Main article: Groundwater_pollution

Sự tương tác giữa nước ngầm và nước mặt rất phức tạp. Do đó, ô nhiễm nước ngầm không dễ dàng được phân loại là ô nhiễm nước mặt. Về bản chất, tầng ngậm nước ngầm dễ bị nhiễm bẩn từ các nguồn có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng nước mặt. Sự khác biệt của điểm so với nguồn không điểm có thể không liên quan trong một số tình huống.

Việc phân tích sự ô nhiễm nước ngầm có thể tập trung vào đặc điểm đất và địa chất địa chất, địa chất thủy văn, thủy văn và bản chất của các chất gây ô nhiễm. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm bao gồm: tự nhiên (địa chất), hệ thống vệ sinh tại chỗ, nước thải, phân bón và thuốc trừ sâu, rò rỉ thương mại và công nghiệp, nứt vỡ thủy lực, nước rỉ rác bãi rác.

DANH MỤC NGUỒN Ô NHIỄM[1][sửa | sửa mã nguồn]

Nước mặt và nước ngầm thường được nghiên cứu và quản lý như các nguồn tài nguyên riêng biệt mặc dù chúng có liên quan đến nhau. Nước mặt thấm qua mặt đất và trở thành nước ngầm. Ngược lại, nước ngầm cũng có thể cung cấp nước cho nguồn nước mặt.

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt thường được chia thành 2 nhóm dựa vào nguồn gốc của chúng:

Nguồn điểm[7][sửa | sửa mã nguồn]

Further information:United_States_regulation_of_point_source_water_pollution

Ô nhiễm nguồn nước điểm thường liên quan đến các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào đường thủy từ một nguồn duy nhất, có thể xác định được, chẳng hạn như đường ốnghoặc mương. Ví dụ về các nguồn trong nhóm này bao gồm các chất từ nhà máy xử lý nước thải, nhà máy hoặc cống thoát nước thành phố.

The U.S. Clean Water Act (CWA) xác định nguồn điểm cho các mục đích thực thi quy định. Định nghĩa CWA về nguồn điểm đã được sửa đổi vào năm 1987 để bao gồm các hệ thống thoát nước mưa của thành phố, cũng như nước mưa công nghiệp, chẳng hạn như từ các công trường xây dựng.

Cống xanh và biểu tượng cá vàng được UK Environment Agency sử dụng để nâng cao nhận thức về tác động sinh thái của ô nhiễm thoát nước bề mặt

Nguồn không điểm[8][sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm nguồn không điểm đề cập đến ô nhiễm khuếch tán không bắt nguồn từ một nguồn riêng biệt. Loại ô nhiễm này thường là hiệu ứng môi trường tích luỹ của một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm được thu thập từ một khu vực rộng lớn. Một ví dụ phổ biến là sự rò rỉ các hợp chất của nitơ từ những mảnh đất nông nghiệp màu mỡ.Dòng chảy dinh dưỡng trong nước mưa đến từ "dòng chảy" trên một cánh đồng nông nghiệp hoặc rừng cũng được trích dẫn là ví dụ về ô nhiễm nguồn không điểm

Nước mưa bị ô nhiễm cuốn trôi khỏi bãi đậu xe, đường bộ và đường cao tốc, được gọi là dòng chảy đô thị, đôi khi được đưa vào danh mục các nguồn không điểm. Dòng chảy này trở thành một nguồn điểm bởi vì nó thường được dẫn vào các hệ thống thoát nước mưa và thải qua các đường ống đến vùng nước bề mặt địa phương.

BIỆN PHÁP[1][sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà khoa học môi trường chuẩn bị máy nước tự động.

Ô nhiễm nước có thể được phân tích thông qua một số loại phương pháp: vật lý, hóa họcsinh học. Hầu hết liên quan đến việc thu thập các mẫu, tiếp theo là các xét nghiệm phân tích chuyên ngành. Một số phương pháp có thể được tiến hành tại chỗ, mà không cần lấy mẫu, chẳng hạn như nhiệt độ. Các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu đã công bố các phương pháp thử nghiệm phân tích được chuẩn hóa, xác nhận để tạo thuận lợi cho việc so sánh kết quả từ các sự kiện thử nghiệm khác nhau.

Lấy mẫu[sửa | sửa mã nguồn]

Further information:Water_quality#Sampling_and_measurement

Water jacket test diagram

Lấy mẫu nước để xét nghiệm vật lý hoặc hóa học có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, tùy thuộc vào độ chính xác cần thiết và đặc tính của chất gây ô nhiễm. Nhiều sự kiện ô nhiễm bị hạn chế về thời gian, đặc biệt là những ngày mưa. Vì lý do này, các mẫu "lấy" thường không đủ để xác đinh đầy đủ mức độ chất gây ô nhiễm. Các nhà khoa học thu thập loại dữ liệu này thường sử dụng các thiết bị lấy mẫu tự động, bơm nước tăng dần theo thời gian hoặc khoảng thời gian xả.

Lấy mẫu để thử nghiệm sinh học liên quan đến việc thu thập thực vật và động vật từ cơ thể nước mặt. Tùy thuộc vào loại đánh giá, các sinh vật có thể được xác định cho sinh học (số lượng quần thể) và trở về cơ thể nước, hoặc chúng có thể được mổ xẻ để xét nghiệm sinh học để xác định độc tính.

Xét nghiệm vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Các xét nghiệm vật lý phổ biến của nước bao gồm nhiệt độ, nồng độ chất rắn (ví dụ: tổng chất rắn lơ lửng (TSS)) và độ đục.

Xét nghiệm hoá học[sửa | sửa mã nguồn]

Các mẫu nước có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng các nguyên tắc của hóa học phân tích. Nhiều phương pháp thử nghiệm được công bố có sẵn cho cả hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các phương pháp thường được sử dụng bao gồm pH, nhu cầu oxy sinh hóa (BOD),nhu cầu oxy hóa học (COD), chất dinh dưỡng (hợp chất nitratphốt pho), kim loại (bao gồm đồng, kẽm, cadmium, chìthủy ngân), dầu mỡ, tổng hydrocarbon dầu mỏ (TPH) và thuốc trừ sâu.

Xét nghiệm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Xét nghiệm sinh học liên quan đến việc sử dụng các chỉ số thực vật, động vật hoặc vi sinh vật để theo dõi sức khỏe của hệ sinh thái dưới nước. Chúng là bất kỳ loài sinh học hoặc nhóm loài nào có chức năng, quần thể hoặc trạng thái có thể tiết lộ mức độ của hệ sinh thái hoặc tính toàn vẹn môi trường. Một ví dụ về một nhóm các chỉ số sinh học là copepod và các loài giáp xác nước nhỏ khác có trong nhiều vùng nước. Những sinh vật như vậy có thể được theo dõi những thay đổi (sinh hóa, sinh lý hoặc hành vi) có thể chỉ ra một vấn đề trong hệ sinh thái của chúng.

For microbial testing of drinking water, see Bacteriological_water_analysis

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM[1][sửa | sửa mã nguồn]

Xử lý nước thải thành phố[sửa | sửa mã nguồn]

Main articles:Sewage_treatmentWastewater_treatment

Ở các đô thị của các nước phát triển, nước thải đô thị (hoặc nước thải) thường được xử lý bằng các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các hệ thống được thiết kế và vận hành tốt (tức là, với các bước xử lý thứ cấp hoặc xử lý tiên tiến hơn) có thể loại bỏ 90% hoặc nhiều hơn lượng chất ô nhiễm trong nước thải. Một số nhà máy có hệ thống để loại bỏ chất dinh dưỡng và mầm bệnh, nhưng các bước điều trị tiên tiến hơn

Các giải pháp dựa trên thiên nhiên cũng đang được sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

thông tin thêm : Sanitation

Các thành phố có các cống vệ sinh hoặc tràn cống kết hợp sử dụng một hoặc nhiều phương pháp kỹ thuật để giảm xả nước thải chưa được xử lý, bao gồm:

·                   Sử dụng cách tiếp cận cơ sở hạ tầng xanh để cải thiện năng lực quản lý nước mưa trên toàn hệ thống và giảm quá tải thủy lực của nhà máy xử lý sửa chữa và thay thế các thiết bị rò rỉ và hỏng hóc

·                   Tăng công suất thủy lực tổng thể của hệ thống thu gom nước thải (thường là một lựa chọn rất tốn kém).

·                   Vệ sinh tại chỗ và vệ sinh được quản lý an toàn

·                   Các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp không được phục vụ bởi một nhà máy xử lý của thành phố có thể có một bể tự hoại riêng, xử lý trước nước thải tại chỗ và thấm vào đất. Điều này có thể dẫn đến ô nhiễm nước ngầm nếu không được thực hiện đúng cách.

·                   Trên toàn cầu, khoảng 4,5 tỷ người hiện tại (năm 2017) không có quản lý vệ sinh an toàn, theo ước tính của Chương trình giám sát chung về cấp nước và vệ sinh. Sự thiếu tiếp cận quản lý với việc vệ sinh thường dẫn đến ô nhiễm nước, ví dụ: thông qua thực hành đại tiện mở: trong các sự kiện mưa hoặc lũ lụt, phân người được di chuyển từ mặt đất nơi chúng được lắng xuống nước mặt. Nhà vệ sinh hố đơn giản cũng có thể bị ngập trong các sự kiện mưa. Việc sử dụng các dịch vụ vệ sinh được quản lý an toàn sẽ ngăn ngừa loại ô nhiễm nước này

Hệ thống tuyển nổi không khí hòa tan để xử lý nước thải công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

main articleIndustrial_wastewater_treatment

Một số cơ sở công nghiệp tạo ra nước thải tương tự như nước thải sinh hoạt và có thể được xử lý bằng các nhà máy xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp tạo ra nước thải có nồng độ chất hữu cơ cao (ví dụ: dầu mỡ), các chất ô nhiễm độc hại (ví dụ: kim loại nặng, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) hoặc các chất dinh dưỡng như amoniac (NH3), cần các hệ thống xử lý chuyên dụng Một số ngành công nghiệp lắp đặt hệ thống tiền xử lý để loại bỏ một số chất ô nhiễm (ví dụ: các hợp chất độc hại), sau đó xả nước thải được xử lý một phần vào hệ thống thoát nước thành phố. Các ngành công nghiệp tạo ra khối lượng lớn nước thải thường vận hành hệ thống xử lý riêng của họ. Một số ngành công nghiệp đã thành công trong việc thiết kế lại quy trình sản xuất của họ để giảm hoặc loại bỏ các chất ô nhiễm, thông qua một quá trình gọi là phòng ngừa ô nhiễm.

Deer Island Waste Water Treatment Plant, Boston Harbor

Để loại bỏ nhiệt từ nước thải do các nhà máy điện hoặc nhà máy sản xuất tạo ra, các công nghệ sau đây được sử dụng:

·                   Ao làm mát, cơ thể nhân tạo của nước được thiết kế để làm mát bằng cách bốc hơi, đối lưu và bức xạ

·                   Tháp giải nhiệt, truyền nhiệt thải vào khí quyển thông qua sự bốc hơi hoặc truyền nhiệt

·                   Đồng phát, một quá trình trong đó nhiệt thải được tái chế cho mục đích sưởi ấm trong nước hoặc công nghiệp.

Xử lý nước thải nông nghiệp[9][sửa | sửa mã nguồn]

main article : Agricultural_wastewater_treatment

Kiểm soát nguồn không điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Trầm tích (đất lỏng lẻo) bị cuốn trôi khỏi cánh đồng là nguồn ô nhiễm nông nghiệp lớn nhất ở Hoa Kỳ. Nông dân có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát xói mòn để giảm dòng chảy và giữ lại đất trên cánh đồng của họ. Các kỹ thuật phổ biến bao gồm cày đường viền, che phủ cây trồng, luân canh cây trồng, trồng cây lâu năm và lắp đặt bộ đệm ven sông.

Các chất dinh dưỡng (nitơphốt pho) thường được áp dụng cho đất nông nghiệp dưới dạng phân bón thương mại, phân động vật hoặc phun nước thải đô thị hoặc công nghiệp (nước thải) hoặc bùn thải. Các chất dinh dưỡng cũng có thể rơi vào dòng chảy từ tàn dư cây trồng, nước tưới, động vật hoang dã và sự lắng đọng của khí quyển.Nông dân có thể xây dựng và triển khai các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng để giảm lượng chất dinh dưỡng dư thừa và giảm nguy cơ ô nhiễm chất dinh dưỡng. Để giảm thiểu tác động của thuốc trừ sâu, nông dân có thể sử dụng các kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) (có thể bao gồm kiểm soát dịch hại sinh học) để duy trì kiểm soát sâu bệnh, giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học và bảo vệ chất lượng nước.

Xử lý nước thải nguồn điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang trại có hoạt động chăn nuôi gia súcgia cầm lớn, chẳng hạn như trang trại nhà máy, được gọi là hoạt động chăn nuôi tập trung hoặc thức ăn chăn nuôi ở Mỹ và đang chịu sự điều chỉnh của chính phủ ngày càng tăng. Bùn động vật thường được xử lý bằng cách ngăn chặn trong đầm yếm khí trước khi thải bỏ bằng cách phun hoặc nhỏ giọt vào đồng cỏ. Đất ngập nước xây dựng đôi khi được sử dụng để tạo điều kiện xử lý chất thải động vật. Một số bùn động vật được xử lý bằng cách trộn với rơm và ủ ở nhiệt độ cao để tạo ra một loại phân vô trùng và vô trùng để cải tạo đất.

Kiểm soát xói mòn và bồi lắng từ công trường[sửa | sửa mã nguồn]

Trầm tích từ các vị trí xây dựng được quản lý bằng cách cài đặt:[sửa | sửa mã nguồn]

kiểm soát xói mòn, chẳng hạn như mùn và thủy hóa, và kiểm soát trầm tích, chẳng hạn như lưu vực trầm tích và hàng rào phù sa.

Xả các hóa chất độc hại như nhiên liệu động cơ và rửa trôi bê tông được ngăn chặn bằng cách sử dụng[10][sửa | sửa mã nguồn]

kế hoạch phòng ngừa và kiểm soát tràn, và các thùng chứa được thiết kế đặc biệt (ví dụ: để rửa bê tông) và các cấu trúc như điều khiển tràn và berms.

Kiểm soát dòng chảy đô thị (nước mưa)[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm soát hiệu quả dòng chảy thành thị liên quan đến việc giảm vận tốcdòng chảy của nước mưa, cũng như giảm lượng chất thải ô nhiễm. Chính quyền địa phương sử dụng nhiều kỹ thuật quản lý nước mưa để giảm tác động của dòng chảy đô thị. Những kỹ thuật này, được gọi là thực hành quản lý tốt nhất đối với ô nhiễm nước (BMP) ở Hoa Kỳ, có thể tập trung vào kiểm soát lượng nước, trong khi các kỹ thuật khác tập trung vào cải thiện chất lượng nước và một số thực hiện cả hai chức năng.

Thực hành phòng ngừa ô nhiễm bao gồm các kỹ thuật phát triển tác động thấp, lắp đặt mái nhà xanh và xử lý hóa chất được cải thiện (ví dụ: quản lý nhiên liệu động cơ và dầu, phân bón và thuốc trừ sâu). Các hệ thống giảm thiểu dòng chảy bao gồm lưu vực xâm nhập, hệ thống xử lý sinh học, vùng đất ngập nước được xây dựng, lưu vực lưu giữ và các thiết bị tương tự.

Ô nhiễm nhiệt từ dòng chảy có thể được kiểm soát bởi các cơ sở quản lý nước mưa hấp thụ dòng chảy hoặc dẫn nó vào nước ngầm, chẳng hạn như hệ thống xử lý sinh học và lưu vực thấm. Các lưu vực lưu giữ có xu hướng kém hiệu quả hơn trong việc giảm nhiệt độ, vì nước có thể được làm nóng bởi mặt trời trước khi thải ra dòng tiếp nhậ

  1. ^ a b c d e f g “phân loại”.
  2. ^ “1”.
  3. ^ ô nhiễm mặt nước
  4. ^ “2”.
  5. ^ “5”.
  6. ^ “ô nhiễm nước ngầm”.
  7. ^ “6”.
  8. ^ “7”.
  9. ^ “6”.
  10. ^ “6”.