Thảo luận Thành viên:Sholokhov/Quân sự 2

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoa Nhung Tuyết[sửa mã nguồn]

1- Đúng là nên có bản mẫu đó vì đây là một mặt trận riêng (giống như Stalingrad) và vì nó có đến 14 chiến dịch cấp 2 do Liên Xô và Đức tiến hành (bao gồm cả Hoa Nhung Tuyết). Tối nay, mình sẽ dịch tên các chiến dịch này ra tiéng Việt.
2-Nếu đổi tên thành Hoa Tuyết Nhung sẽ chính xác hơn. --Двина-C75MT 09:26, ngày 3 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  • Mình vừa tạm kê vào thêm 16 chiến dịch con (bên ru chỉ có 14 và sử sách Nga không tính mặt trận Krym vào Bắc Kavkaz do địa bàn khác nhau). Riêng Hoa Nhung Tuyết thì đúng là tiếng Anh dịch như vậy, nhưng bên ru không có bài này, họ cũng không nhắc đến trong Северо-Кавказская операция và người Đức cũng không thấy nhắc đến trong Nordkaukasische Operation. Có thể phải kiểm tra lại tên gọi Hoa Nhung Tuyết để tránh trường hợp như "Bão Tháng Tám" trước đây.
  • Tên Chiến dịch Sao Thổ đã được các tài liệu của Nga, Đức, Anh ghi nhận; như vậy là chính xác. Còn chiến sự ở trung lưu sông Đông thì lại là hai chiến dịch khác, diễn ra từ Blago Veshenskaya lên phía Bắc đến tận Nam Kursk, nó bao gồm Острогожско-Россошанская операция và Воронежско-Касторненская операция (1943). Ru:wiki chưa viết bài Среднедонская операция (hoặc Операция «Малый Сатурн») nhưng sách của A. M. Samsonov gọi đích danh nó là Операция «Малый Сатурн». --Двина-C75MT 01:55, ngày 4 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Hai nhân vật Chesnia chủ yếu liên minh với Đức từ 1941 là Sultan Ghirey và Skuro. Tuy nhiên, đây là hai con bài chính trị (giống như tướng A. A. Vlasov, không có trọng lượng đáng kể về quân sự nên không tính riêng được (đây là tiêu bản chiến dịch, mặt trận quân sự). Chỉ nên đưa vào phần tình hình, bối cảnh hoặc ảnh hưởng quân sự-chính trị ở bài chính: Chiến dịch Kavkaz. Đúng hơn cả là nó nằm trong Kế hoạch Blau --Двина-C75MT 08:53, ngày 4 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Pincer movement[sửa mã nguồn]

Dịch sát từ thì đây là "sự di chuyển theo hình gọng kìm". Trong quân sự, điều này mô tả một chiến thuật được gọi đầy đủ là "vu hồi vào hai bên sườn" hay đơn giản là "chiến thuật gọng kìm". Tuy nhiên trên thực tế, nó được mở rộng phát triển hơn thế: "Chiến thuật một gọng kìm" (vu hồi vào một bên sườn); "chiến thuật hai gọng kìm" (như mô tả trong bài này); "chiến thuật gọng kìm kép" (một cặp nông phía truớc, một cặp sâu phía sau); "chiến thuật gọng kìm lệch" (một bên một mũi nông hoặc sâu, một bên hai mũi vừa nông vừa sâu); "chiến thuật gọng kìm kỳ-chính" (một cánh vỗ mặt, một cánh cạnh sườn, một trong hai cánh có thể được dùng làm chính binh, cánh còn lại làm kỳ binh); "chiến thuật gọng kìm so le" (một mũi nông, một mũi sâu). Mình mới chỉ tổng kết được có thế. Khov có thể dịch bài này nhưng nguồn dẫn thì hiếm đấy. Và trong trường hợp này, mình không thể cung cấp nguồn của mình, dù đã được viết thành sách. --Двина-C75MT 06:22, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nó chính là gọng kìm điển hình đấy. Hơn nữa, còn là gọng kìm kép (hai mũi nông, hai mũi sâu). Theo lý thuyết chiến thuật thì về binh lực, bên tấn công phải có ưu thế ít nhất 2,5:1 trên địa đoạn đột phá và ưu thế chung 2:1 trên toàn bộ dải tấn công mới có thể làm điều này. --Двина-C75MT 06:31, ngày 10 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Phân loại súng[sửa mã nguồn]

Tôi thấy cách phân chia súng từ trước đến nay đã khác nhau giữa hai khối Warsawa và NATO. Theo tiêu chuẩn NATO thì độ dài nòng súng trên 400 mm được coi là súng trường (nòng dài). Còn theo tiêu chuẩn Warsawa thì chiều dài nòng súng phải trên 550 mm mới được coi là súng trường. Tiêu chuẩn này không phải khối Warsawa tự đặt ra mà nó tuân theo tiêu chuẩn Anh-Mỹ trước năm 1949. Nguời Anh thường coi tiểu liên là súng ngắn liên thanh. Những thứ liên thanh có chiều dài nòng nhỏ hơn 400 mm thì cụm từ sub-machine gun phải dịch chính xác là súng máy cỡ nhỏ, còn đối với những thứ liên thanh dùng trong cá nhân có chiều dài lớn hơn 400 mm thì cụm từ Assault rifle với các cách dịch: "súng trường công kích", "súng trường tấn công", "súng trường đột kích" đều không phản ánh thực chất của loại vũ khí này. Đúng ra, nó chỉ là một thứ "tiếng lóng quân sự": Military slang. Vì xét về các thông số cấu tạo cơ bản, nó là loại súng nằm giữa Sub-Machine Gun (súng máy cỡ nhỏ) và Medium Machine Gun (súng máy hạng trung hay trung liên). Do đó, cụm từ Light Machine Gun phản ánh đúng bản chất của loại vũ khí này: Súng máy hạng nhẹ. Vì thế, phải dùng Light Machine Gun cho AK-47 như một loại súng máy hạng nhẹ. Còn Medium Machine Gun mới thực chất là súng máy hạng trung hay súng trung liênHeavy Machine Gun thì đương nhiên là súng máy hạng nặng hay súng đại liên. Tôi thấy ben en có quá nhiều nhàm lẫn khi phân loại vũ khí nên wiki tiếng Việt nên thống nhất như sau:

  • Sub-machine gun: Súng máy cỡ nhỏ (cũng có thể dịch là tiểu liên cỡ nhỏ)
  • Light Machine Gun: Súng máy hạng nhẹ (cũng có thể dịch là tiểu liên)
  • Medium Machine Gun: Súng máy hạng trung (cũng có thể dịch là trung liên)
  • Heavy Machine Gun: Súng máy hạng nặng (cũng có thể dịch là đại liên). --Двина-C75MT 05:45, ngày 26 tháng 3 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cấp độ các hoạt động quân sự[sửa mã nguồn]

Đây chính là chỗ yếu của wiki do không chuyên sâu về quân sự (kể cả wiki tiếng Anh là cái gốc sinh ra sai lầm này). Đúng ra theo thứ tự quy mô hoạt động quân sự, thứ tự từ lớn đến nhỏ phải như sau:

  • Cuộc chiến tranh.
  • Chiến cục: có thời gian từ vài tháng tháng đến dưới 1 năm, phạm vi hoạt động trên vài ba mặt trận hoặc nhiều hơn, quy mô tối thiểu từ cấp quân đoàn trở lên (tùy theo quy mô chiến tranh)
  • Chiến dịch: Có thời gian từ hàng chục ngày đến vài tháng, phạm vi hoạt động trên một hoặc vài ba mặt trận, quy mô tối thiểu từ cấp sư đoàn trở lên. (tùy theo quy mô chiến tranh)
  • Trận đánh: Có thời gian thường không quá 10 ngày, phạm vi hoạt động trên một khu vực hẹp hoặc một mặt trận, quy mô tối thiểu từ cấp trung đoàn trở lên, (có thể ở cấp tiẻu đoàn tùy theo quy mô chiến tranh).
  • Cuộc tấn công (đột kích, phản kích, phản đột kích, phòng ngự...): là các hoạt động quân sự chi tiết của một trận đánh hoặc một chiến dịch. Quy mô phụ thuộc vào quy mô trận đánh hoặc quy mô chiến dịch. --Двина-C75MT 04:05, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cả Từ điển bách khoa Việt Nam và Từ điển bách khoa quân sự đều giải nghĩa các từ này rất rõ. --Двина-C75MT 04:05, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Theo mình thì thông tin về việc Phần Lan đặt tên cho loại bom cháy là cocktail's Molotov đáng tin hơn vì lẽ:

  • Chiến tranh Xô-Phần xảy ra trước lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1939 gần một tháng, ngay trước chiến tranh, V. I. Molotov có đi thăm Hensingky và khuyên Phần Lan không nên đứng về phía Đức chống lại Liên Xô. Người Phần Lan hỏi lại nếu họ không làm như vậy thì Liên Xô sẽ làm gì. Molotov cầm lấy chai Sampaigne có sẵn trên bàn và bảo: Chúng ta sẽ đánh nhau bằng cái này. Nguwofi Phần Lan cho đó là một chuyện đùa lúc trà dư tửu hậu và bỏ qua.
  • Nhà văn Ilya Erenburg biết chuyện này qua lời kể của một nhân viên ngoại giao Liên Xô và đã gắn câu chuyện đó vào một tình tiết trong tiểu thuyết "Bão Táp" (tập 1) trong đó có nói về giai đoạn phòng thủ Moskva.
  • Xét về logic hìng thức thì V. I. Molotov không phải là nhà quân sự, lại càng không phải là một chuyên gia về vũ khí nên khó có thể tin rằng ông đã nói với những người lính của mình như vậy.
  • Theo hồi ký của A. M. Vailevsky thì người gợi ý về việc dùng chai cháy để đốt xe tăng Đức không phải là V. I. Molotov mà là S. M. Budiyony, người truwosc đây đã từng đốt xe tăng Anh trang bị cho quân bạch vệ Vranghel cũng bằng thứ vũ khí tương tự trong nội chiến Nga 1918-1921. --Двина-C75MT 12:28, ngày 25 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Dịch[sửa mã nguồn]

  • Kampfgruppe: là Cụm tác chiến ☑Y
  • Дальняя Авиация: là "hàng không đường dài"; quân sự gọi là "không quân tầm xa"
  • Sub-colonel: là cách gọi khác của trung tá (đúng ra là Lieutenant Colonel). Riêng đối với QĐNDVN và một số nước khác thì Sub-colonel là "Thượng tá" (dưới Đại tá). --Двина-C75MT 02:13, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

начальник политотдела không phải là "chính ủy" mà là "chủ nhiệm chính trị". "Chính ủy" là "Главный комитет". Từ tháng 2 năm 1943, trong quân đội Liên Xô đã bãi bỏ chế độ chính ủy. Do đó, từ thời điểm này, các chính ủy cao cấp trở thành Ủy viên hội đồng quân sự phương diện quân, tập đoàn quân, quân đoàn, các chính ủy trung cấp đều trở thành chủ nhiệm chính trị sư đoàn hoặc trung đoàn, các chính trị viên (политработник) trở thành trợ lý chính trị tiểu đoàn, đại đội. --Двина-C75MT 06:31, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mình trả lời bên trên --عبقور*=talk-butions 08:03, ngày 16 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chiến dịch Demyansk (1942)[sửa mã nguồn]

Đúng hơn thì chiến dịch này có tên là Spad - Demyansk vì nó bao gồm cả chiến dịch đệm ở Spad trước đó. Tuy nhiên, mình vẫn cứ tạm dịch phần "Bối cảnh lịch sử"

Ý tưởng về một cuộc tấn công truy kích tại khu vực Mặt trận Tây Bắc trên hướng Demyansk đươc hình thành từ tháng 9 năm 1941. Kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt bởi mệnh lệnh số 002265 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, vì đang là thời điểm chuẩn bị cho chiến dịch phản công Moskva nên một số đơn vị thuộc Phương diện quân Tây Bắc dự kiến được sử dụng cho chiến dịch đã phải chuyển sang các vị trí khác.

Sau khi cuộc tấn công của Đức về phía Moskva bị chặn đứng trong tháng 12 năm 1941, kế hoạch phản công tại khu vực Toropesk - Kholmsk lại được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đem ra xem xét với mục đích bao vây một phần của Tập đoàn quân 16 (Đức) do Thượng tướng Ernst Busch chỉ huy. Tư lệnh Phương diện quân Tây Bắc, tướng Pavel Kurochkin đã quyết định: Các hoạt động tấn công cụm quân Đức ở Toropets-Chelm sẽ diễn ra đồng thời với các hoạt đọng bao vây quân Đức ở khu vực Demyansk. Theo kế hoạch của tướng Kurochkin, các đòn tấn công, chia cắt sẽ làm gián đoạn liên lạc giữa cụm quân Demyansk và tuyến đường sắt Valdai - Staraya Russa. Vai trò chính trên chiến trường đã được giao cho Tập đoàn quân 34 với nhiệm vụ tiêu diệt các sư đoàn bộ binh 3 và 11 (Đức) sau khi bị bao vây. Trước đó, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân "Bắc" Wilhelm von Leeb đã thuyết phục Hitler về sự cần thiết phải chuyển Quân đoàn bộ binh II đến làm nòng cốt cho cụm quân đang phòng thủ tại Demyansk để bảo đảm phòng thủ trên cánh phải tại vùng Lovat. Hitler đã không đồng ý với von Leeb. Kết quả là trong tháng 1 năm 1942, thống chế von Leeb từ chức và được thay thế bởi thống chế Georg von Küchler.

Các hoạt động tác chiến hầu như bắt đầu cùng một lúc (chỉ trước/sau một ngày) với các cuộc tấn công tại Toropets - Kholmsk và các hoạt động tác chiến tại khu vực Rzhev - Vyazemskaya - một cuộc phản công lớn của Phương diện quân Tây với mục đích tiêu diệt các lực lượng cơ bản của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức).

Tạm dịch là như thế. --Двина-C75MT 07:47, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

  • Cái đó còn tuỳ vào đánh giá mối liên quan chiến dịch, chiến thuật. Nếu cả hai trận này được xác định trước trong một kế hoạch chiến dịch có những mục tiêu chung thì không thể tách được. Theo các tài liệu mà Исаев Алексей Валерьевич dẫn cho thấy, đây thực chất là một chiến dịch, chung một kế hoạch. Bên ru.wiki và các tài liệu khác mà họ dẫn ra cũng cho thấy chúnmg cùng chung một chiến dịch. Còn nếu tách ra thì Kholm chắc chắn sẽ là bài con (nhánh) của Demiansk.
  • Một điểm cần lưu ý là tướng A. A. Vlassov không chỉ huy bất kỳ một đơn vị nào của Liên Xô tham gia chiến dịch này. Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1942, ông ta chỉ huy Tập đoàn quân Xung kích 2 trong chiến dịch Lyuban và ra hàng người Đức ngày 25 tháng 5 năm đó sau khi bị vây chặt. --Двина-C75MT 11:25, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời
  • Thêm nữa. Theo các tài liệu của Nga tại đây thì vào thời điểm trước tháng 5 năm 1942, thiếu tướng V. I. Kuznetsov chỉ huy Tập đoàn quân xung kích 1, tướng M. A. Purkaev chỉ huy Tập đoàn quân xung kích 3, trung tướng V. I. Morozov chỉ huy Tập đoàn quân 11, thiếu tướng N. E. Berzarin chỉ huy Tập đoàn quân 34. --Двина-C75MT 11:36, ngày 28 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Theo các tài liệu của Đức thì thiếu tướng SS Theodor Eicke (từ năm 1943 là trung tướng SS) là một trong những người đầu tiên được thưởng "Huân chương chiến thắng ở mặt trận phía Đông" (Medaille Winterschlacht im Osten) ngày 26 tháng 5 năm 1942; có khả năng đây là Huân chương được thưởng tại Chiến dịch Demiansk (1942). Trong năm 1942, ông ta còn được thưởng "Huân chương Chữ thập sắt Hiệp sĩ" (Ritterkreuz des Eisernen Kreuzes) (không rõ thời gian cụ thể) và Bằng khen hạng nhì về công trạng trong chiến đấu tại Chiến dịch Braunschweig (Braunschweig War Merit Cross Second Class). --Двина-C75MT 03:08, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Còn cái hình bầu dục trong ảnh thì đó chỉ là huy hiệu kỷ niệm chiến thắng Demiansk của Không quân Đức chứ không phải của Lục quân và các lực lượng khác. --Двина-C75MT 03:12, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Knight's Cross of the Iron Cross có hai loại. Loại Eisernes Kreuz được Friedrich Wilhelm III lập ra ngày 17 tháng 5 năm 1813, thường được gọi là Ritterkreuz đơn. Loại thứ hai Ritterkreuz des Eisernen Kreuzes do Adolf Hitler lập ra năm 1939 có thêm lá sồi bạc đính kèm. Theodor Eicke đựoc nhận Ritterkreuz des Eisernen Kreuzes. --Двина-C75MT 03:24, ngày 29 tháng 4 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thắc mắc[sửa mã nguồn]

Cả ngày hôm qua bận tổ chức lễ lạt, meeting nên trả lời muộn, thông cảm nhé:

1- страницы là số ít, chỉ một trang (cách 3), страниц là số nhiều, chỉ "các trang".
2- Cánh Nam mặt trận Xô-Đức cũng có tập đoàn quân xung kích 5, trong tổng số 5 tập đoàn quân xung kích của quân đội Liên Xô lúc đó, Sơ lược lịch sử các Tập đoàn quân xung kích (Ударная армия) có tại Ударная армия.
3- "Cái túi" cùng để ám chỉ một vòng vây chưa khép kín, vẫn còn một hành lang hở, ví dụ: Spat - Demiansk, Kavkaz... "Cái chảo" dùng để ám chỉ một vòng vây đã khép kín hoàn toàn.
4- Вяземская воздушно-десантная операция là một chiến dịch giải vây, hỗ trợ cho Tập đoàn quân 33, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 và hai lữ đoàn đổ bộ đường không của Liên Xô đang bị vây tại khu vực Viazma (Tây Moskva) từ 18 tháng 1 đến 28 tháng 2 năm 1942 nhưng không thành công. Chiến dịch Hanove của Đức mãi đến tháng 4 năm 1942 mới bắt đầu nên Вяземская воздушно-десантная операция không thể là một phần của Chiến dịch Hanove. Mặc dầu quân Đức đặt vấn đề tảo thanh du kích và thực sụ, có một binmh đoàn du kích hoạt động ở phía Nam Viazma nhưng thực tế, các Tập đoàn quân 4 và 9 của Đức phải đối đầu với một tập đoàn quân và một quân đoàn chính quy của Liên Xô nên không thể gọi đây là cuộc chiến chống du kích. Cẻ en và de đều nhầm lẫn khi xác định thành phần, đối tượng tham chiến của người Nga.
5- Mình sẽ xem lại {{Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma}} sau. --Двина-C75MT 04:29, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Ngày ở cơ quan, tối mới tụ tập tại gia. --Двина-C75MT 10:31, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)---Trả lời

Người Anh hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng Chiến dịch Sao Hoả từ 25 tháng 11 đến 20 tháng 12, 1942 là sự nối tiếp của cuộc tấn công giải vây ở chỗ lồi Viazma (Вяземская воздушно-десантная операция như đã nói ở trên). Chính vì vậy mới có chuyện họ gộp thương vong của Liên Xô trong cả hai chiến dịch Вяземская воздушно-десантная với операция «Марс». Tài liệu của Krivoshev tổng hợp thương vong và diễn biến của cả hai chiến dịch này. Nhưng đây là hai hoạt động quân sự hoàn toàn khác nhau, có kế hoạch và mục tiêu khác nhau, sử dụng lực lượng khác nhau, thời gian cách nhau từ 6 đến 7 tháng. Bản ru: chuẩn hơn khi phân biệt Вяземская воздушно-десантная операция và Вторая Ржевско-Сычёвская операция là hai chiến dịch hoàn toàn khác nhau diễn ra trên cùng khu vực mặt trận đó. Người Anh đã sai khi cho rằng Rzhev offensive operation là Operation Mars và vì thế, dẫn đến hậu quả là họ không lý giải đựoc nguyên nhân làm phát sinh Operation Mars cũng như tác dụng của nó. Mình đã mấy lần lưu ý Khov về những nhầm lẫn kiểu này của en wiki. --Двина-C75MT 12:17, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thêm nữa, en wiki lấy số liệu của Krivoshev tại РЖЕВСКО-ВЯЗЕМСКАЯ СТРАТЕГИЧЕСКАЯ НАСТУПАТЕЛЬНАЯ ОПЕРАЦИЯ 8 января - 20 апреля 1942 г. gán cho Chiến dịch Sao Hoả là hoàn toàn vô lý vì thời gian không thể khớp. Krivoshev không hề có một thống kê nào về Chiến dịch Sao Hoả cho nên có thể gọi đó là đánh tráo dữ liệu hay ít nhất cũng là "râu ông nọ cắn cằm bà kia". Còn về Hải quân Đức ở Biển Đen thì họ không thể vượt qua eo biển Gibranta do Anh - Mỹ khống chế và cũng không thể đến nổi các eo Bosfor và Dardanel chứ đừng nói đến chuyện vào được Biển Đen (trừ một vài tàu ngầm nhỏ thực hiện chiến thuật "đánh xong rồi chuồn"). --Двина-C75MT 12:28, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Khov cứ tìm tại địa chỉ mình vừa nêu ở trên thì thấy ngay thống kê của Krivoshev trong Chiến dịch Dnieper–Carpathian:

  • Tổng quân số của cả 5 Phương diện quân: 2.406.100
  • Chết: 270.198 (11,2%)
  • Bị thương: 839.330
  • Tổng: 1.109.528
Lần này thì en dẫn đúng nhưng lại không thống kê quân số tham gia của Đức: 2.086.000 quân khi họ lờ nguồn này cũng là một nguồn của Nga. --Двина-C75MT 12:46, ngày 1 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Ngày chiến thắng[sửa mã nguồn]

Vấn đề là ở chỗ kỹ thuật mã dịch thời đó quá lạc hậu. Một văn bản kiểu này (chưa chính thức) không thể truyền công khai được. Phải mất hàng giờ mã hoá và hàng giờ giải mã, không kể thời gian chuyển phát bằng điện báo (dùng manip) mất thêm hàng giờ nữa. Trong khí đó từ lúc Susloparov ra lệnh điện báo về Moskva đến giờ ấn định để ký kết chỉ có chưa đầy ba giờ. --Двина-C75MT 17:18, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Lúc đó thì cả Susloparov lẫn các sĩ quan tham mưu Liên Xô đều chưa nhận biết được ý nghĩa sâu xa của việc ký kết như Stalin phân tích vào ngày hôm sau. Là những người lính chứ không phải là nhà chính trị, họ chỉ thấy được rằng chiến tranh kéo dài thêm giờ nào là có thêm hàng nghìn người mất mạng. Vì vậy, sớm chấm dứt chiến tranh ngày nào, giờ nào hay ngay đấy, giờ đấy. Trong mục "Việc xác nhận và ban bố văn kiện đầu hàng của nước Đức Quốc xã", mình sẽ dẫn ra một số tài liệu cho thấy "các bên đều hài lòng cả". Đơn giản là vì ngày 8 hay ngày 9 chỉ khác nhau về múi giờ. Vì 22 giờ đêm ở Berlin vẫn là 15 giờ chiều cùng ngày ở Washington. Còn người Nga thì bắt buộc phải đợi đến ngày hôm sau mới tổ chức Victory Day được. Đấy là xét trên tính trung lập hình thức của sự kiện thôi chứ đối với giới chính trị, khác nhau một ngày và khác nhau giữa Reims và Karlshoster là cả một vấn đề quốc thể đấy.--Двина-C75MT 17:49, ngày 2 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Sư đoàn tù nhân 15.000 người này gồm đủ các quốc tịch Pháp, Hà Lan, Nam Tư, Ba Lan, Tiệp, Bungary, Romania, Hy Lạp, người Do Thái, người Đức và đương nhiên không có người Nga. Tù nhân người Đức thường được dùng làm cai. Ngoài ra còn có một đội kỹ sư công trình dầu mỏ và hóa dầu cũng là tù nhân (không phải tù binh) người Do Thái, người Nauy, người Hung, ngươi Áo và người Romania. --Двина-C75MT 10:04, ngày 4 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Eishenhower[sửa mã nguồn]

Làm gì có chuyện "chết chùm" ? Ngày 20 tháng 11 năm 1944, Dwight D. Eisenhower được phong hàm thống chế (GA=5 sao). Còn cấp bậc Thống tướng hay Đại thống chế (General of the Armies = 6 sao) thì Dwight D. Eisenhower chưa từng được phong. --Двина-C75MT 09:24, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

5 sao là trên đại tướng, là thống chế. Chỉ có quân đội Trung Hoa dân quốc, quân đội Mianma và quân lực Việt Nam cộng hoà trước đây mới gọi cấp bậc này là thống tướng. Thống tướng là tướng tổng chỉ huy quân đội. Đây là từ cũ và ít dùng (xem từ điển giải nghĩa và từ điển bách khoa thì thấy ngay điều này). Và xét về điều này thì ở thời điểm năm 1945, Eishenhower còn đứng dưới Marshal (Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ). Vậy, nên dùng từ phổ biến hơn. --Двина-C75MT 09:40, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Mình biết Thái Nhi, bạn ấy bị nhầm lẫn ít nhiều về các tên gọi: thống chế, thống tướng, nguyên soái, đại thống chế, đại nguyên soái khi dịch từ tiếng Anh mà không chú ý đến "từ điển" của từng dân tộc. Ví dụ: Quân hàm của Đức Quốc xã không có đại tướng nhưng có chuẩn tướng, sau khi lên thượng tướng thì có thể được phong chuẩn thống chế (vì không có đại tướng) nhưng vẫn cứ được gọi là thống chế. Cả nước Đức Quốc xã chỉ duy nhất có Hermann Goering được phong thống chế Phổ, đồng thời là "Thống chế của toàn đế chế". --Двина-C75MT 10:18, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thống tướng là cách dịch của Việt Nam Cộng hòa, nay được các từ điển coi là từ cũ và là từ ít dùng. --Двина-C75MT 03:14, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Re:[sửa mã nguồn]

Tách bài[sửa mã nguồn]

Quả thực mình muốn hợp nhất lại cho nó hòa giải và hữu nghị nhưng xem ra mấy bố người Việt ở phương Tây vẫn nặng tư tưởng hận thù lắm, không muốn hòa giải. Ngay cả việc bà Merkel sang Quảng trường Đỏ dự lễ hình như cũng không làm cho họ nguội đi (xem thảo luận của bài). Tuy nhiên, để cho thống nhất trên wiki mình cũng đồng ý tách. Nhưng cứ để đến hết tuần này đã vì bài đang còn ở trên mục "Bạn có biết", tách ngay sẽ làm cho độc giả phàn nàn. Khoảng đầu tuần sau sẽ tiến hành với mấy bài dự kiến như sau:

Về Dtzd[sửa mã nguồn]

Mình đã vốn không ưa rối rồi. Nhưng ông bạn này không biết rút kinh nghiệm của "Khi người ta trẻ". Dùng nhiều tài khoản rất nguy hiểm, thậm chí có khi sửa bài, thảo luận, bỏ phiếu mà quên mất mình đang dùng tài khoản nào. Ba bữa lộ tẩy văn phong, thái độ ngay. Vì thế mình không bao giờ dùng quá 1 tài khoản.

Về chiến dịch Bagration[sửa mã nguồn]

Tài liệu Nga có đủ. Đúng là Nga có nghi binh nhưng không phải theo cái cách mà bên en: nói. Họ chỉ phỏng đoán theo cảm tính thôi. Đúng ra là Nga làm cho Đức nhầm lẫn rằng hướng tấn công chính của họ mùa hè năm 1944 là ở mặt trận Nam Ukraina và Romania. Mình sẽ viết lại bài này một cách cơ bản hơn.

military deception[sửa mã nguồn]

Nó đúng là nghi binh.

Ký cho toàn bộ --Двина-C75MT 12:37, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thân tặng Khov Видео День Победы (Bài hát Ngày Chiến thắng 9-5)

Mình không có tài liệu nào nói về việc Liên Xô chọn ngày 22 tháng 6 năm 1944 để mở màn Bagratyon. Theo Vasilevsky và Stemenko thì kế hoạch tấn công dự kiến bắt đầu trong khoảng từ 15 đến 20 tháng 6. Nhưng đến ngày 15 tháng 6 thì mới chỉ có 3/4 đơn vị và phương tiện cần tập trung có mặt tại mặt trận nên I. V. Stalin quyết định lùi lại đến ngày 23 tháng 6 (chứ không phải là 22 tháng 6). --Двина-C75MT 00:47, ngày 20 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Kutuzov[sửa mã nguồn]

  • "Low-level attacks" là chiến thuật tấn công từ tầng thấp lên, thường được các phi công Đức lái Me-109 sử dụng để tấn công các máy bay ném bom kiểu B-24, B-26 của Hoa Kỳ và Spitfire 4 động cơ của Anh cũng như các máy bay ném bom chiến thuật và cường kích Pe-2, IL-2, Tu-2 của Liên Xô. Fw-190 với tính năng cơ động dọc kém và nặng nề không có khả năng này. Chiến thuật này chỉ bị các B-17 bẻ gãy khi loại máy bay này có lắp đặt "tháp pháo cầu" dưới bụng máy bay và nó đã hạ khác nhiều Me-109 khi chúng áp dụng chiến thuật này để công kích.
  • Bagramian không mang quốc tịch Nga hay Armenia. Thời Liên Xô cũ, tất cả công dân dù ở bất cứ nước cộng hòa nào trong Liên Bang Xô Viết đều chỉ mang một quóc tịch duy nhất: Quốc tịch Liên Xô. Những ai còn sống đến sau ngày Liên Xô sụp đổ (25-12-1991) mới cải đổi quốc tịch theo nơi họ cư trú hoặc quê hương bản quán của họ. --Двина-C75MT 09:54, ngày 30 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

10 đòn đánh của Stalin[sửa mã nguồn]

Khov ơi! Đã tìm được tài liệu nêu đích danh 10 đòn đánh của Stalin rồi. Nó đây. Tài liệu này của Nguyên soái Aleksandr Yevgenyevich Golovanov, tư lệnh không quân tầm xa của Liên Xô, có nhan đề "Máy bay ném bom tầm xa ..." - M.: Delta NB, 2004. Nó là mục đầu tiên của chương 1944. --Двина-C75MT 03:41, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)-- Có một cách để đọc được: copy rồi đưa vào chương trình dịch máy của Google. Tất nhiên là phải biết cách đọc vì máy thường dịch "rất bậy bạ".:) --Двина-C75MT 11:06, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Những mụ phù thủy Nga[sửa mã nguồn]

Thân tặng Sholokhov cả một trung đoàn nữ phi công Liên Xô. Cô nào cô nấy đẹp như tiên. Bấm vào các dòng chữ để xem ảnh, bản đồ, tranh vẽ. --Двина-C75MT 12:15, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Vậy hả? Thế thì xem liền! Thế mới sướng chứ!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:35, ngày 31 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Khov thấy thế nào về ý kiến của mình là muốn đổi tên bài Trận Leningrad thành Cuộc phong tỏa Leningrad? FateAverruncus (thảo luận) 01:32, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

  • "Trận Leningrad" là trung lập nhất. Nếu lấy Cuộc phong tỏa (hay vây hãm) Leningrad thì góc nhìn thuwofng về bên tấn công, còn lấy theo Liên Xô (cũ) "Cuộc phòng thủ Leningrad " thì sẽ "mắc tội" "bênh Liên Xô". Cứ để thế cho nó trung lập.
  • Đúng là Tố Hữu có bài thơ này, nưung lâu qá, chẳng ai nhớ nữa. Chắc phải tìm trong tuyển tập Tố Hữu.
  • Trung đoàn nữ không quân Liên Xô này đúng là gồm phụ nữ của mấy nước nhưng Nga là chủ yếu. Mình đâm ra quen mồm gọi tắt đi mất rồi. --Двина-C75MT 11:18, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Có phải Sholokhov muốn nói đến bài "Stalingrad - một mùa xuân" của nhà thơ Tố Hữu?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:30, ngày 1 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trong tiếng Nga cái từ Sasha có nghĩa là gì thế nhỉ?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 05:02, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

Đấy, "dịch" là "diệt" thì nó đúng như thế đấy. Cùng một đoạn trong cuốn sách của Guderial nhưng Clack và Bevin dịch khác nhau. Mà hai ông này cùng là người phương Tây (một Anh, một Hoa Kỳ) cả đấy nhé. Tuy nhiên, mình tin ở Bevin hơn vì trong cuốn sách của Guderial, chính ông ta đã khuyên Hitler nếu muốn thắng phải tăng thêm mật độ xe tăng ở mặt trận Kursk. Nói chung thì thái độ "trăm dâu đổ đầu tằm" tức là đổ hết trách nhiệm thất bại của nước Đức Quốc xã lên đầu Hitler đã trở thành một cái "mốt" ở Đức và Phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mình khôg bênh Hitler nhưng đơn giản là những người đã thoát khỏi án tử hình tại Tòa án Nuremberg muốn phủi tay, chối bỏ trách nhiệm của họ và có những thế lực che chở cho họ. Bằng chứng là Borman và một số nhân vật cao cấp của SS mất tích, nhiều sĩ quan SS phạm những tội tày đình với người Pháp, người Hà Lan, người Do Thái, người Ba Lan... mãi đến hàng vài ba chục năm sau mới bị phát hiện và bị bắt. --Двина-C75MT 05:38, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đúng ra thì cả Hitler và bộ sạu đều đồng thuận về khía cạnh quân sự thuần túy. Xem lại cả Guderial, Mellenthin, Tippenskirk, Manstein, Walter Schwabedissen và Muller-Gillerbrand thì đều thấy bất đồng giữa họ không phải là tính khả thi của chiến dịch mà là có cần thiết mở chiến dịch đó hay không, tức là mục tiêu của chiến dịch. Rõ rệt nhất là khi Manstein trao đổi điều này với Tippenskirk thì nhận dược câu trả lời của Tippenskirk: "Quốc trưởng muốn có một chiến thắng chính trị, một chiến thắng có tiếng vang". Mình giữ nguyên đoạn của Khov đưa vào và chỉnh sửa phần dẫn luận. Đến đoạn kết của chiến dịch, mình sẽ dẫn ra đoạn trao đổi giữa Hitler và Warlimontz để cho thấy Hitler hoang tưởng đến mức nào. --Двина-C75MT 05:56, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Khi viết bài, mình thích dẫn đồ gốc hơn đồ biên tập lại vì ít nhất nó cũng không bị "cái đầu" của người biên tập lại "xào nấu" và "chế tác" nó thành một thứ đôi khi hoàn toàn khác xa với cái ban đầu. --Двина-C75MT 06:01, ngày 5 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Trận Kursk[sửa mã nguồn]

Khov đừng tiếp tục dịch những đoạn viết từ bên en nữa. Tốn công vô ích thôi. Bên họ tán thì nhiều, mà sự kiện thì ít, nguồn cũng thiếu, văn phong cũng chẳng bách khoa lắm, Tán nhiều rất dễ POV. Mình đang chỉnh sửa lại những đoạn tiếng Anh tán ngoài lề nhiều hơn mô tả sự kiện. --Двина-C75MT 03:48, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Như thế rất tốt, đánh giá về càng nhiều khía cạnh càng khách quan hơn, bức tranh sẽ toàn cảnh hơn, nhiều chiều hơn. Các đánh giá trái chiều nhau, phản biện lẫn nhau sẽ làm cho bài viết bách khoa hơn, hấp dẫn hơn. --Двина-C75MT 05:12, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời
Thế nên trong khi mình đưa các nguồn của Nga, Khov có các nguồn Hoa Kỳ (Glantz, Shir, Clack ...) thì bài chắc chắn sẽ tốt lên. Mình không tin lắm ở các nguồn Anh vì họ luôn "dựa dẫm" Hoa Kỳ để kình địch với Nga chứ bản thân Anh không phải là đối thủ ngang tầm của Nga --Двина-C75MT 10:58, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Người Anh có số liệu của hai giai đoạn:

  • Giai đoạn thực hiện kế hoạch Thành trì (Đức tấn công): Chết: 54.182, xe tăng hỏng: 323 chiếc, pháo hỏng: ~ 500 khẩu, máy bay rơi: 159 chiếc.
  • Giai đoạn Kursk (Đức rút lui và phòng thủ): Chết: 170.000, xe tăng hỏng: 720 chiếc, máy bay rơi: 681 chiếc, không có số liệu về pháo hỏng.
  • Tổng cộng cả hai giai đoạn: Chết 224.182, xe tăng hỏng 1.043 chiếc, máy bay rơi: 840 chiếc.

Theo Krivosheev tại đây, Tổng số quân Liên Xô tham chiến: 1.272.700

  • PDQ Trung Tâm: Tổng tham chiến: 780.000, chết: 15.336, bị thương: 18.561, tổng thương vong: 33.897
  • PDA Voronezh: Tổng tham chiến: 534.700, chết: 27.542, bị thương: 46.350, tổng thương vong: 73.892
  • PDQ Thảo nguyên: Tổng tham chiến: Chết: 27.452, bị thương: 42.406, tổng thương vong: 70.058

Tổng thương vong, bị bắt tất tần tật chỉ có 177.847 người, trong đó mất hẳn: chết = 70.330 (5,5% quân số)

  • Chiến dịch Kutuzov: Tổng quân số tham gia: 1.287.600, chết: 112.529 (8,7%), bị thương: 317.361, tổng thương vong: 429.890
  • Chiến dịch Rumyantsev: Tổng tham gia: 1.144.000, 71.610 (6,2%), bị thương: 183.955, tổng thương vong: 255.566
  • Cộng cả hai chiến dịch trên: chết: 184.139, bị thương: 501.316, tổng thương vong chỉ có 785.456 người.

Cộng cả hai giai đoạn phòng ngự và phản công, Liên Xô chỉ có 963.303 thương vong, trong đó 254.469 chết. Chắc vì lần này thấy Krivosheev thống kê ít quá nên các ngài bên Anh lờ đi.

--Двина-C75MT 11:30, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời


Lưu ý Khov một điều tiếp theo là bên en: hoàn toàn nhầm lẫn biên chế của các tập đoàn quân của Đức, nhầm biên chế của Tập đoàn quân xe tăng 2 với Tập đoàn quân 9, nhầm biên chế của Tập đoàn quân 9 với Tập đoàn quân 2. --Двина-C75MT 12:36, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Битва за Днепр[sửa mã nguồn]

Trong tiếng Nga, từ "за" có rất nhiều nghĩa: ra, ngoài, quá, cạnh, gần, đi qua, sang bên kia, trước, ở.v.v... Tổng cộng 26 nghĩa tùy theo ngữ cảnh sử dụng. Trong trường hợp, dịch thoát nghĩa là "Trận vượt sông Dniepr". --Двина-C75MT 12:21, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đoạn phim này và đoạn phim này nữa có đề cập đến Chiến dịch vượt sông Dniepr. Nếu bị thương khi vượt sông, Khov sẽ được cô gái đẹp Zoya này chăm sóc.:) --Двина-C75MT 12:43, ngày 17 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Nguồn[sửa mã nguồn]

Họ lấy nguồn từ: P. N. Pospelov: Lịch sử cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941-1945 của nhân dân Liên Xô. Tập IV. Nhà xuất bản Quân sự, Moskva, năm 1962, trang. 78. --Двина-C75MT 13:53, ngày 19 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bệnh chiến hào[sửa mã nguồn]

Mình xem phim này rồi. Nó còn được gọi là "bệnh say khói súng". Một căn bệnh mà rất nhiều cựu chiến binh mắc phải, kể cả cựu binh Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam về. Đó là "hội chứng tâm lý" về việc mình hoặc đối phương sẽ bị giết. Tuy nhiên, Khov không nên nhầm với trường hợp người lính Nikolai Streltsov do Vyacheslav Tikhonov đóng tại phim Họ chiến đấu vì Tổ Quốc. Anh này chỉ bị nửa điếc do sức ép bom nổ gần làm hỏng màng nhĩ thôi. --Двина-C75MT 05:00, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)-- Phim mô tả đúng thế đấy, Khov có thể xem bộ phim này tại đây. Tiếc rằng bạn không biết tiếng Nga mà đây lại là bản gốc tiếng Nga. --Двина-C75MT 07:22, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Đại nguyên soái Liên Xô[sửa mã nguồn]

Không có thông tin nào nói rằng bộ quần áo ấu xấu. Nhưng S. M. Stemenko khi trông thấy thượng tướng P. I. Drachev (chủ nghiệm Cục quân nhu) mặc bộ quần áo may thử đã khẳng định rằng "trông nó kỳ quặc và không nghiêm chỉnh":

  • Màu sắc sặc sỡ (không phù hợp với nhà binh vốn cần nghiêm túc)
  • Áo khoác ngoài may từ thời Kutuzov (lạc hậu)
  • Quần may theo kiểu hiện đại, có sọc vàng lầp lánh (sặc sỡ)

Điều quan trọng nhất là Stalin đã phản đối việc đưa cấp bạc hàm Đại nguyên soái vào danh mục cấp bậc quân đội Liên Xô. Lịch sử quân đội Liên Xô chưa từng có một văn bản nào thừa nhận về pháp lý sự tồn tại của cấp bậc hàm Đại nguyên soái. Mọi lời đồn đại và xưng tụng Stalin trên phương tiện truyền thông vẫn chỉ là đồn đại và xưng tụng. Bản thân Stalin mặc dù nhiều lúc rất độc đoán nhưng không bao giờ ưa thích sự tôn sùng cá nhân mình. Đúng ra thì chính Khrushev và những cộng sự của Stalin phải tự trách mình vì đã quá khiếp sợ trước quyền lực mà đánh mất nhân cách của mình. Thiên hạ có thể không đủ thông tin để hiểu hoặc một số người tuy có đủ thông tin nhưng cố tình làm ra vẻ không hiểu điều này. --Двина-C75MT 03:51, ngày 27 tháng 6 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Chiến tranh Xô-Đức 1943, chủ trương và tập đoàn quân xung kích[sửa mã nguồn]

  • Không hề có một văn kiện nào của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô ghi nhận thời điểm tổng phản công của họ ngày 24 tháng 12 năm 1943. Bộ TTL và Bọ TTM Liên Xô không hề có ý định phát động một cuộc tiorng phản công đồng loạt trong tháng 12 năm 1943. Các cuộc tấn công đều do Tư lệnh các phương diện quân đề xuất, đại diện Đại bản doanh tại PDQ thẩm định, báo cáo Đại bản doanh phê duyệt. Thực ra thì ngày 24 tháng 12 có một văn kiện là lời kêu gọi của BCH TW Đảng CS(b) Liên Xô được phát ra trên đài Moskva kêu gọi đánh đuổi quân xâm lược phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô nhưng đó chỉ là lời kêu gọi chính trị, không phải là một văn kiện quân sự.
  • Các tập đoàn quân bộ binh xung kích có biên chế khác với các tập đoàn quân bộ binh thường, được sử dụng nhiều hơn ở cánh Bắc mặt trận Xô-Đức) do điều kiện đặc thù của địa hình (nhiều sông ngòi cắt ngang hướng tiến công, nhiều đầm lầy...) và khí hậu, thời tiết (lạnh hơn nhiều so với các vùng phía Nam):
    • Mỗi sư đoàn có 4 trung đoàn (các sư đoàn bộ binh thường chỉ có 3) hoặc 3 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 4 tiểu đoàn bộ binh.
    • Rất ít xe tăng (thường chỉ có một lữ đoàn cơ giới hỗn hợp trong biên chế, phải có trang bị chống đóng băng cho phương tiện).
    • Tăng cường thêm pháo binh, mỗi sư đoàn thường có đến 2 sư đoàn pháo hoặc một sư đoàn pháo và 1 sư đoàn cối.
    • Tăng cường vũ khí cho bộ binh, mỗi tiểu đoàn bộ binh có thêm một đại đội hỏa lực súng máy hạng năng.
    • Tăng cường phương tiện phục vụ cơ động bộ binh, mỗi sư đoàn bộ binh có một trung đoàn công binh và 1 trung đoàn vận tải. (các sư đoàn tường chỉ có một tiểu đoàn công binh và 2 tiểu đoàn vận tải). --Двина-C75MT 16:44, ngày 4 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tập đoàn quân xung kích[sửa mã nguồn]

Nhân đọc câu hỏi của Solokhov ở chỗ anh Minh Tâm, tiện thể giải thích cho bạn. Ở 2 giai đoạn đầu của chiến tranh, chưa có mô hình TĐQ Xung kích, hoặc nếu có thì cũng chỉ là danh xưng mà thôi. Bắt đầu từ giai đoạn 3, Hồng quân tổ chức các TĐQ XK với nhiệm vụ cụ thể là "mở cửa đột phá, thực hiện thọc sâu chiến thuật" - tức là về nguyên lý thì mỗi TĐQ XK được tăng cường ít nhất:

  • 1 sư đoàn pháo để dập phòng tuyến đối phương hỗ trợ mở cửa đột phá.
  • 1 lữ đoàn xe tăng hoặc bộ binh cơ giới hoá (thông thường là được phối thuộc hẳn 1 quân đoàn) để làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật. Cơ động chiến thuật được hiểu là thọc "cạn", tức chỉ vòng sau chiến tuyến đối phương chỉ vài chục km trở lại, khác với nhiệm vụ thọc "sâu" cả trăm km do các TĐQ xe tăng hay cụm Kỵ binh - cơ giới hoá đảm nhiệm.

Ở giữa giai đoạn 3, cấu trúc của các TĐQ XK khá phức tạp nhờ mức độ hợp thành vũ khí rất cao (nên các đơn vị này còn được gọi là TĐQ hợp thành thay vì TĐQ bộ binh): ngoài cụm cơ động phối thuộc + sư đoàn pháo binh, thì mỗi sư đoàn bộ binh của nó đều được phối thuộc một lữ đoàn xe tăng KV2 hoặc IS2, hoặc một lữ đoàn pháo tấn công tự hành SU85/122/152 + một đơn vị vận tải đủ để chở cả sư đoàn chạy thay vì đi bộ + công binh chiến trường; mỗi đại đội hay tiểu đoàn của nó đều có biên chế đơn vị hoả lực tăng cường đi kèm (cối vác vai, pháo không giật, súng máy hạng nặng...). Cấu trúc này nhằm phục vụ cho việc hình thành các đội công kiên cấp đại đội hoặc tiểu đoàn. Đến giai đoạn 4, hầu hết các TĐQ XK đều là các TĐQ Cận vệ, do đó có thể thấy Cận vệ thì có sức chiến đấu tốt hơn.Tazadeperla (thảo luận) 18:02, ngày 5 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tập đoàn quân xung kích cấu tạo bởi bộ binh có hỏa lực pháo mạnh để đột phá trong chiều sâu chiến thuật không quá 20 km, thường được sử dụng trong các giai đoạn mở màn chiến dịch hoặc đánh công kiên các cụm cứ điểm kiên cố. --Двина-C75MT 10:22, ngày 6 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Sure, đọc lại mới thấy anh Minh Tâm giải thích. Nhưng nói về TĐQ XK một tí cho Sholokhov hiểu đầy đủ: ở giai đoạn 1&2 của chiến tranh, việc mở cửa đột phá chỉ bằng một TĐQ tăng cường hoả lực mà không có cụm cơ động đi kèm, do hồi đầu STAVKA quy định là mở cửa đột phá xong thì lực lượng xung kính phải bám 2 mép cửa đột phá, bảo vệ cho cụm cơ động đi qua. Thế nhưng, quân Đức hễ bị thủng phòng tuyến thì không đưa quân tới vá, mà chủ yếu chỉ điều quân thiết giáp chặn đánh trong hành tiến, thành ra cách bố trí bám mép cửa đột phá là phí quân.
Một điểm nữa, là từ trận Kursk về trước, các mũi xe tăng khi thọc sâu thường bị cắt đuôi bao vây (xem Tatsinskaya Raid): ví dụ như ở chiến dịch Rumyantsev (sau Kursk), các mũi xe tăng toàn chạy tách xa bộ binh, nên khi Mainstein đưa thiết giáp chặn đánh thì thiệt hại rất nặng.
Cả hai điểm trên là nguyên nhân dẫn tới hình thành các TĐQ XK: có cụm cơ động và được mô tô hoá (một phần hoặc toàn phần), hễ mở cửa đột phá xong thì thọc sâu chiến thuật luôn, hoặc nếu mở cửa cho mũi chủ công đi qua, thì mở xong là bám đuôi mũi chủ công luôn. Cách này vừa đảm bảo đường hậu cần cho các TĐQ xe tăng, vừa để đỡ cho xe tăng không phải đối đầu với Panzer.
Mô hình TĐQ xe tăng ngay ở thời điểm 1944 thực ra còn thiếu sót: nhiều xe tăng (mỗi TĐQ tới tròm trèm 500 chiếc), ít bộ binh, quá ít pháo binh. Có bộ binh + pháo thì có thể bám địa hình, lập trận địa đánh nhau với thiết giáp được, chứ chỉ toàn xe tăng như thế thì hễ đánh nhau với thiết giáp Đức là thiệt hại lớn (các sư đoàn Panzer có cơ cấu cân bằng hơn, lại có xe tăng Tiger giáp dày hơn). Thiếu sót này không phải STAVKA không biết: Năm 42 đã đưa bô binh đi bộ vào TĐQ xe tăng rồi, nhưng không thành công nên phải bỏ ra, nên lý do là hồi đó xe thiết giáp không có (các nhà máy đều ưu tiên sản xuất xe tăng), xe tải không đủ mà thôi. Nên sau trận Kursk, STAVKA khắc phục tạm bằng quy định không được dùng xe tăng đấu tăng, trừ khi chỉ huy chứng minh là không thể tránh được, hoặc đạt ưu thế gấp nhiều lần.
Càng về sau, mô hình TĐQ XK càng thành công, và thực tế trở thành vai trò chủ công lấn át TĐQ xe tăng (ví dụ ở Bagration, lẽ ra việc thọc sâu bao vây là nhiệm vụ chính của TĐQ xe tăng 5 và cụm cơ động Pliev, nhưng cuối cùng lại do TĐQ Cận vệ 11 và 65 làm, còn TĐQ Cận vệ 6 của Pribaltic 1 lại lập công to, làm luôn thọc sâu chiến dịch mà không cần TĐQ xe tăng nào). Đến chiến dịch Berlin, đánh nhau trong thành phố thì các TĐQ xe tăng không chịu nổi, nên đành đóng vai trò hỗ trợ cho các TĐQ Cận vệ đóng vai trò chính.
Có một điểm về cơ cấu lực lượng: các TĐQ cận vệ đều là xung kích (không phải làm nhiệm vụ giữ đất hay phòng ngự), nhưng không phải mọi TĐQ xung kích đều là cận vệ. Điều này cũng dễ hiểu: để giữ linh hoạt, nên STAVKA duy trì các đơn vị hoả lực cơ động (xe tăng, pháo tự hành, công binh chiến trường, phòng không...) ở quy mô lữ đoàn, khi cần hướng nào thì tăng cường ngay cho TĐQ bộ binh ở đấy, biến nó thành xung kích cho nhanh gọn. Như thế thay vì phải điều chuyển nguyên cả TĐQ thì chỉ điều chuyển các đơn vị hoả lực (Trong điều kiện mặt trận, nhu cầu linh hoạt là kinh khủng, vì nguyên tắc là làm sao đem hoả lực đến nơi cần trong thời gian ngắn nhất. Vì thế, ngay cả trước hay trong mọi chiến dịch, việc cắt chỗ này, ghép sang chỗ kia là chuyện thường, một sư đoàn trưởng vài ngày đổi chỉ huy một lần là chuyện có). Tazadeperla (thảo luận) 04:03, ngày 7 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời
Không có gì bạn, giải thích cho vụi thôi, mượn nói chuyện XK để bạn hiểu về Cận vệ. Anh Minh Tâm nói chuyện ít xe tăng cũng không sai đâu: ở chiến trường Xô Đức mặt trận phía Nam là chủ đạo, các PDQ ở khúc phía Bắc chỉ có 1, 2 TĐQ Cận vệ gì thôi, nên STAVKA lập 2 TĐQ XK ở đây. Do vùng này không có địa hình phù hợp cho xe tăng, nên 2 TĐQ XK ở đây chỉ có ít tăng cũng đúng. Dĩ nhiên, đây là linh động chiến trường chứ chẳng phải quy định gì cả. Tazadeperla (thảo luận) 08:55, ngày 7 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

TO&E của TĐQ Xung Kích và Cận vệ[sửa mã nguồn]

Tôi vừa tìm được cuốn "BELORUSSIA 1944" của Glantz & Orenstein 2004. Ở trang 194 có liệt kê TO&E đầy đủ của các TĐQ Xk 4 và CV6. Trích lại cho bạn tham khảo:

TĐQ Xk4: 4th Shock Army CO: Lieutenant-General P.F.Malyshev Commissar: Major-General T.Ia.Belik CS: Major-General A.I.Kudrianov

Bộ binh: 83d Rifle Corps: 119th Rifle Division 332d Rifle Division 360th Rifle Division 16th Rifle Division (Latvian) 101st Rifle Brigade

Tăng & hoả lực khác: 171st Sep. Tank Battalion 60th Sep. Armored Train 138th Gun Artillery Brigade 587th Antitank Artillery [Tank Destroyer] Regiment 556th Mortar Regiment 1624th Antiaircraft Regiment 2d Engineer-Sapper Brigade

TĐQ CV6: 6th Guards Army CO: Lieutenant-General I.M.Chistiakov Commissar: Major-General K.K.Abramov CS: Major-General V.A.Pen’kovsky

Bộ binh: 2d Guards Rifle Corps: 22d Guards Rifle Corps: 23d Guards Rifle Corps: 103d Rifle Corps:

Tăng: 34th Guards Tank Brigade 143d Tank Brigade 2d Guards Tank Regiment 47th Tank Regiment

Pháo tự hành: 333d Guards Self-propelled Artillery Regiment 335th Guards Self-propelled Artillery Regiment

Pháo lớn: 8th Guards Gun Artillery Division 21st Artillery Penetration Division

103d High-powered Howitzer Artillery Brigade 64th Heavy Howitzer Artillery Brigade 94th Heavy Howitzer Artillery Brigade 55th Howitzer Artillery Brigade 66th Light Artillery Brigade 25th Mortar Brigade 4th Gun Artillery Brigade 45th Antitank Artillery Brigade 64th Howitzer Artillery Brigade 283d Howitzer Artillery Brigade

38th Guards Corps Artillery Regiment 496th Antitank Regiment 295th Mortar Regiment 408th Mortar Regiment 2d Guards-Mortar Division:

Phòng không: 39th Antiaircraft Artillery Division: 46th Antiaircraft Artillery Division:

Công binh: 10th Assault Engineer-Sapper Brigade 29th Engineer-Sapper Brigade 37th Pontoon-Bridge Battalion 91st Pontoon-Bridge Battalion 106th Pontoon-Bridge Battalion 35th Flame[-thrower] Battalion

Xem qua TO&E để thấy TĐQ Xung kích có biên chế chỉ là TĐQ thường được tăng cường hoả lực khá mỏng, trong khi TĐQ CV thì quá trời đồ chơi khủng:-)thảo luận quên ký tên này là của Tazadeperla (thảo luận • đóng góp). ký hộ --Двина-C75MT 12:33, ngày 12 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Cơ cấu của các TÐQ[sửa mã nguồn]

Solokhov ạ, TÐQ xe tăng thì cận vệ cũng giống như thường thôi: đến giai đoạn 1944-1945 (lúc cấu trúc đã vững và chứng tỏ được hiệu quả) thì TO&E của mỗi TĐQ gồm 2 QĐ tăng (mỗi QĐ 228 tăng + 42 pháo tự hành) + 1 QĐ bộ binh cơ giới hoá (183 tăng + 63 pháo tự hành) + các đơn vị hỗ trợ (trinh sát đi xe máy + pháo + cối + Katyusha + công binh cơ giới + sửa chữa). Trước trận Berlin, thì tất cả 6 TĐQ xe tăng đều được phong Cận vệ hết.

Về TĐQ, nếu bạn xem TO&E sẽ phát hiện ra tính linh động của nó hoàn toàn căn cứ theo nhiệm vụ. Trước 1943, các TĐQ chỉ cấu thành cơ bản từ 2-4 QĐ bộ binh, với hoả lực cơ hữu gồm pháo sư đoàn, pháo quân đoàn. Căn cứ theo từng nhiệm vụ mà STAVKA sẽ phối thuộc thêm các đơn vị hoả lực (STAKVA duy trì một số lượng rất lớn các trung đoàn, lữ đoàn pháo + tăng + cối độc lập). Tazadeperla (thảo luận) 03:28, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về TĐQ bộ binh thì phải đính chính lại cho Taza một chút. Từ tháng 10 năm 1941 trở về trước, cơ cấu quân đoàn bộ binh là cơ sở để hình thành Tập đoàn quân bộ binh với biên chế như Taza đã nói. Từ tháng 11 năm 1941, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô buộc phải bỏ cơ cấu quân đoàn bộ binh trong tập đoàn quân vì thiếu cán bộ chỉ huy trầm trọng, các sư đoàn trực thuộc tập đoàn quân, mỗi tập đoàn quân có từ 3 đến 8 sư đoàn, thuwofng là 5 đến 6 sư đoàn. Đến tháng 5 năm 1942 mới có chủ trương phục hồi cấp quân đoàn bộ binh trong biên chế tập đoàn quân. Nhưng phải đến sau trận Kursk mới lắp đủ cơ cấu cấp quân đoàn bộ binh trong các tập đoàn quân (A. M. Vailevsky, Sự nghiệp cả cuộc đời. trang 127). --Двина-C75MT 05:35, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Tuyến Panther-Wotan[sửa mã nguồn]

Nên giữ nguyên là "Tuyến Panther-Wotan" (có nghĩa là "Phòng tuyến xe tăng thần thánh") vì tên "Wotan" do Hindenburg đặt, Hitler phỏng theo. Tên "Bức tường phía Đông" là tên thông dụng trong Bộ Tổng tham mưu Đức và sử liệu, nên dùng để tạo trang chuyển hướng. --Двина-C75MT 09:51, ngày 13 tháng 7 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Lời mời[sửa mã nguồn]

  • Thế nào, Sholokhov có chấp nhận lời mời của Chubengo về việc tham gia viết bài thiết giáp Đức Quốc Xã không???
  • Cái bảng đây:

--Chubengo (thảo luận) 10:33, ngày 12 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tên anh không có trong danh sách[sửa mã nguồn]

Lưỡi lê bốn cạnh (cũng có loại ba cạnh) của Nga là lưữi lê kiểu này. Nó có đầu vát sắc nhọn và bốn (hoặc ba) rãnh thoát máu tạo thành bốn (hoặc ba cạnh) dọc theo lưỡi lê nhưng không phải là cạnh sắc. Chỉ dùng để đâm; không thể chặt, chém. Lưỡu lê Đức thuộc loại này. Nó có đầu sắc nhọn và một (hoặc cả hai) hai cạnh sắc như dao, kiếm. Rãnh thoát máu ở hay bên. Có thể đam và chặt, chém. Chính vì lưỡi lê bốn cạnh Nga không có cạnh sắc dọc theo chiều dài nên không cứa vào sườn người lính Nga, do đó, không có vết máu. Ngoài ra, dịch đúng đoạn này thì người lính Nga đó chỉ bị lính Đức xiên lê vào sát cạnh sườn chứ chưa vào đến da thịt. --Двина-C75MT 07:36, ngày 29 tháng 8 năm 2010 (UTC)--Trả lời

CAR-15[sửa mã nguồn]

Xét về cấu tạo chung, CAR-15 gọn nhẹ hơn các loại AK, dễ xoay trở. Đạn nhỏ hơn, người lính mang được nhiều đạn hơn, do đó duy trì hỏa lực lâu hơn. Về tính năng, nó có tốc độ bắn nhanh và độ chụm cao, phù hợp với yêu cầu cận chiến, linh hoạt. --Двина-C75MT 05:32, ngày 30 tháng 9 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bagration - Zaloga[sửa mã nguồn]

Số liệu thương vong đúng như trích dẫn từ sách của Zaloga, trang 71, nhưng Zaloga không đưa ra con số chắc chắn, mà nguyên văn chỉ là "The total extent of German losses from Operation Bagration will never be accurately known. Germany lost the equivalent of 25-30 divisions: 17 divisions were utterly destroyed. Manpower losses at a minimum were 300,000 troops, and probably closer to 350.000. Of those, about 150,000 were captured,".

Ref. nghi binh: "Hư hư thực thực" nghĩa là giấu kín ý đồ của mình, không để lộ một tín hiệu gì để đối phương phán đoán, buộc đối phương đưa ra phương án đối phó trung gian (như giữ quân ở giữa 2 nơi để tiện điều chuyển). "Thực mà hư" nghĩa là đưa ra một tín hiệu thực để củng cố một phán đoán có sẵn của đối phương, hoặc lèo lái đối phương tin theo ý đồ có trước và đưa ra phương án đối phó theo tín hiệu này. Taza (thảo luận) 03:32, ngày 5 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Mình quá bận (ít nhất cho đến hết năm 2010), không thể tham gia cùng các bạn. Hy vọng sang năm mới (kỳ nghỉ đông) sẽ có thêm chút thời gian. Thông cảm nhé:D. --Двина-C75MT 07:07, ngày 15 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Thương vong của quân Đức Quốc xã trong chiến dịch Belorussia[sửa mã nguồn]

Cái này cũng giống như ở vi.wiki thôi. Số liệu ban đầu lấy từ "Lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại" (A. M. Vasilevsky có dẫn lại trong "Sự nghiệp cả cuộc đời") Nhưng những người "bài Xô Tương tự như các loạt bài ở vi.wiki trong Chiến tranh Việt Nam, những người bài Xô cho rằng: Số liệu của "cộng sản" không đáng tin cậy nên mới có chuyện đó, bất chấp việc dẫn nguồn khách quan và kiểm chứng được của wiki. Vì thế, tôi đi đến kết luận: "Khái niệm trung lập của wiki là khái niệm trung lập theo tư duy của người Mỹ, và do đó, không có sự trung lập tuyệt đối". --Двина-C75MT 13:53, ngày 5 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Hồi ký của A. M. Vasilevsky và S. M. Stemenko đúng là "của hiếm" trong các cửa hàng sách Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thư viện của mình có các bản tiếng Việt, mình có thể chú thích cho bản tiếng Việt. Còn bản tiếng Nga thì cứ để các bạn Nga tự giải quyết. Họ có chủ quyền của họ. --Двина-C75MT 14:17, ngày 5 tháng 10 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Bullpup[sửa mã nguồn]

Cũng chẳng biết nữa nhưng không phải chỉ có Nga đâu mà còn Hàn Quốc nữa vì nghe nói cả hai đang nhắm tới dòng súng trường đa chức năng là vừa súng trường vừa shotgun hay súng phóng lựu hoặc cái gì đó đến lúc đó sẽ biết nhưng hiện tại Hàn Quốc chỉ sử dụng một lượng nhỏ các loại súng băng đạn gắn phía sau cho các lực lượng đặc nhiệm mặc dù đã có thể sản xuất đại trà khẩu Daewoo XK8.Tnt1984 (thảo luận) 12:18, ngày 21 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

K11 tích hợp cả một cái máy tính nên khá nặng chưa kể lúc nạp đầy đạn cũng như hơi cồng kềnh chút. Nga thì sử dụng nòng shotgun để đơn giản và nhẹ hơn cũng như shotgun có thể bắn nhiều loại đạn. Từng thấy nó ở một chương trình giới thiệu (giờ chả tìm thấy ở đâu nữa) các khẩu này lúc đó đang phải thiết kế lại hệ thống nhắm điểm ruồi nhưng Hoa Kỳ cũng có giới thiệu một khẩu tương tự gần đây nó lớn hơn cây AK chút nhưng cũng không đến nỗi khủng như khẩu K11 này. Nhưng hiện tại tôi chưa rõ lắm về loại nòng có khả năng thu vào kéo ra để giảm chiều dài của súng khi di chuyển mà một số thông tin đưa ra về một số thiết kế phát triển gần đây hoạt động như thế nào hay có thực tế không cứ đợi xem.Tnt1984 (thảo luận) 13:19, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Chúc bạn những ngày cuối năm vui vẻ nhé. Có vài đoạn phim bạn xem đỡ buồn như một số loại súng được quay chậm khi bắn hay thanh Katana cắt đôi những viên đạn 12 ly trước khi bị gãy. Còn đoạn phim này thì là về chiến sự nên nghiêm túc thôi, không biết pháo thủ làm sao mà xe tăng nổ tung lên thế nhỉ?Tnt1984 (thảo luận) 11:43, ngày 29 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Theo bàn tán thì có lẽ do pháo thủ làm... rơi viên đạn nên phát nổ hoặc do kích không nổ thì lại lật đật lấy ngay ra nên... nổ ngay trong xe chứ kẹt đạn thì chắc là không vì những viên kia bắn ngon lành và nòng súng vẫn có khí thổi ra ngoài khi bị nổ. C&C Tiberium 5 thì không rõ nhưng C&C Generals 2 thì đã xác nhận chuẩn bị bán.Tnt1984 (thảo luận) 14:26, ngày 31 tháng 12 năm 2011 (UTC)Trả lời

Command & Conquer: Generals 2[sửa mã nguồn]

Bài đó tốt rồi các ngôn ngữ khác cũng đâu dài bằng. Có lẽ sử dụng tạm logo bên en khi có hình bìa thì sẽ thay. Bạn xem hai chiếc Su-30F-22 bay biểu diễn chơi và nghe bản nhạc của trò The Witcher 2 cho thư thái.Tnt1984 (thảo luận) 15:05, ngày 4 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cánh ngược đúng là trông khá lạ và ấn tượng với thiết kế tạo ra dòng đối lưu hoàn toàn khác với cánh thông thường khiến nó có thể lượn vòng dễ dàng hơn các loại máy bay thông thường ở tốc độ siêu âm cũng như có thể nhanh chóng đạt tốc độ cao. Tuy nhiên theo các báo cáo thì loại máy bay sử dụng loại cánh này muốn bay được phải có tốc độ cao hoặc có đôi cánh lớn nếu muốn bay chậm cũng như dòng đối lưu hoàn toàn khác nên nó trở nên không ổn định quay ngang bằng bằng đuôi vì áp suất nửa bên cánh này lại lớn hơn nửa bên kia khiến cho máy bay giống như bị xé ra nếu làm bằng vật liệu bình thường. Trông có vẻ như điều kiện chưa đạt tới để làm đại trà loại máy bay này là vật liệu không đủ mạnh hay quá đắt để làm thôi. Còn việc chạy đua công nghệ thì là chuyện bình thường thôi mà, các đối thủ đều cố gắng vươn lên để tồn tại nhưng nếu các bên khác bị tiêu diệt thì bên cuối cùng còn lại trước sau cũng diệt vong, kỳ thế đấy. Dù sao cứ đợi xem máy bay thế hệ 6 sẽ trông như thế nào.Tnt1984 (thảo luận) 05:15, ngày 5 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Đoạn phim đó nổi tiếng nhỉ. Thấy nhiều người dùng đoạn đó đánh phụ đề tá lả. Dù sao thì chắc là những người phát triển C&C muốn đưa vào phong cách mới cho dòng trò chơi này với các tòa nhà di động như StarCraft, những kiến trúc biết đi giống như Universe at War và cách khai thác giống như C&C Generals. Nhưng có lẽ là do thay đổi đột ngột quá nên gây sốc dẫn đến phản cảm với những người hâm mộ cách chơi trước đó, chứ với những người mới thì họ vẫn khen hay (dù là người mới chơi dòng này khi trò chơi được phát hành khá ít). Dù sao thì bạn nghe bản Hell March nổi tiếng của dòng Red Alert chơi.Tnt1984 (thảo luận) 05:25, ngày 11 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có lẽ, dù sao thì nhóm phát triển cũng đã thử nhưng không được thành công. Các trò chơi nổi tiếng sau này muốn thay đổi không khí và cách chơi thì cũng phải làm từ từ chứ làm đùng một cái thì đã có ví dụ cũng nổi tiếng nhỉ.Tnt1984 (thảo luận) 07:33, ngày 12 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Bây giờ có lẽ nên tập trung xem thử C&C: Generals 2 và C&C:Alliances (nếu có) xem như thế nào, nếu EA mang luôn các hiệu ứng như World in Conflict qua thì chắc sẽ thú vị hơn nhiều (và cái card màn hình cũng rên đã luôn).Tnt1984 (thảo luận) 07:55, ngày 12 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

Chính ủy kiểu như thế thì thậm chí còn chưa kịp nói kế hoạch hành động thì đã nghe ủng hộ tưng bừng rồi. Đây chắc là những người táy máy súng ống khi chưa hiểu rõ cách sử dụng, còn đây chắc lười lau chùi súng.Tnt1984 (thảo luận) 04:54, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

40 lần thì hơi quá nội việc đó cũng làm mòn súng rồi dù không rõ cần bao nhiêu lần nhưng chắc tùy thuộc nhiều vào môi trường xung quanh. Bên Iraq mỗi lần bão cát thì thấy binh lính phải xách súng ra lau chứ đang bắn nhau mà kẹt đạn thì đi đời cả lũ.Tnt1984 (thảo luận) 06:20, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời
Không rõ lắm nhưng đó cũng là một ý kiến, có nhiều ý kiến là do bộ phận trích khí quá nhỏ (ống trích khí chỉ bằng đầu đũa) nên hay bị nghẹt cũng như cách hoạt động rất kỵ với bụi đất vì khi bụi vào là vào ngay phần chuyển động, thêm nữa là bụi thuốc súng của đạn M16 sẽ đóng keo khi gặp độ ẩm nên sẽ dán cứng ngắc bộ khóa nòng lại (không biết giờ có cải thiện chưa). Dù sao thì khi không có gì thì các mẫu mới của M16 được đánh giá là hoạt động rất tốt (dù chuyện không khí không có bụi hay độ ẩm nơi chiến trường là hơi hiếm).Tnt1984 (thảo luận) 11:49, ngày 15 tháng 1 năm 2012 (UTC)Trả lời

T-99[sửa mã nguồn]

Không rõ lắm nhưng "Universal Combat" thường chỉ các hệ thống chiến đấu đa năng chắc nó cũng tương đương với "multirole combat platform" là hệ thống (xe) chiến đấu đa nhiệm.Tnt1984 (thảo luận) 15:14, ngày 2 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Cũng may là việc đàm phán với Vitaly V. Kuzmin để cho phép sử dụng hình trên Wikipedia mang lại kết quả chứ không thì cũng chẳng có hình để viết.Tnt1984 (thảo luận) 12:03, ngày 3 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ak47[sửa mã nguồn]

Một trong số các nhà máy đóng cửa và bị thâu tóm chuyện bình thường trong thời điểm kinh tế khủng hoảng, nhưng dù sao cũng có cái hay vì việc bị thâu tóm bởi một tập đoàn lớn có thể mang lại dây chuyền sản xuất hiện đại và hiệu quả hơn cho nhà máy sau khi cải tổ cứ chờ xem vì dù tuyên bố phá sản thì nhà máy vẫn đang sản xuất để hoàn tất các đơn đặc hàng mặc dù dưới tên khác.Tnt1984 (thảo luận) 14:56, ngày 30 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Có lẽ sau khi được cải tổ có thể nhà máy sẽ sản xuất hiệu quả hơn vì dù sao thì nhà máy sụp cho cơ cấu tổ chức và sản xuất của mình chứ không phải chất lượng của khẩu AK vì ngoài nhà máy này thì còn rất nhiều nhà máy sản xuất AK khác trên thế giới. Mời bạn nghe 2 bài này cho đỡ buồn.Tnt1984 (thảo luận) 15:55, ngày 30 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

Mình cung cấp thêm thông tin này: Izmat, nơi sản xuất AK-XXX không phải bị đóng cửa mà bị phá sản. Mua lại nó là hiệp hội vũ khí quốc phòng Nga. Izmat vẫn tiếp tục hoạt động. Cách này gọi là "xã hội hóa công nghiệp quốc phòng". Chính sách này mang "phong cách Putin" đấy. --Двина-C75MT 12:25, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bộ đội xung kích và Viện Chiến lược Quốc phòng[sửa mã nguồn]

Bộ đội xung kích thì có thể được. còn Viện Chiến lược Quốc phòng thì không thể được vì đó là cơ quan "Top Security".-Двина-C75MT 12:22, ngày 20 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

re "Hỏi thăm": Vẫn vậy thôi:D. Chiến đấu ngoài đời và sau đó, "tổng kết" trên wiki bằng "quá khứ". Quá khứ soi đường cho tương lai mà. Hợp tác nhé! --Двина-C75MT 16:08, ngày 24 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Re: Vũ khí và công nghiệp quốc phòng Nga:

  • T-95 bị hủy bỏ là phải vì quá trông cậy vào hệ thống điều khiển tự động hóa, điện tử hóa và tin học hóa. Vì vậy dễ hỏng hóc khi bị công kích, độ tin cậy không cao. Thậm chí có thể bị đối phương "cướp quyền điều khiển" bằng tác chiến điện tử kỹ thuật số (nếu bị lộ bí mật chế tạo).
  • T-80UM thì vẫn còn đang phải xem xét lại để nâng cấp hệ thống rada quản lý mục tiêu, rada ngắm bắn và máy tính xác định mức độ nguy hiểm đe dọa do khoang xe đã quá chật, cần thu gọn các thiết bị.
  • Còn SU-100 SuperJet thì chỉ là một tai nạn. Các phi công kỳ cựu (Phạm Tuân, Mai Trọng Tuấn) cho rằng người Nga đã "ẩu" khi không "trinh sát" địa hình, địa vật tại vùng bay; còn phi công đã sai khi đề nghị hạ độ cao xuống dưới độ cao của ngọn núi. Có khả năng đài điều không cũng sai tiếp. So với các tai nạn khác khi bay quảng cáo thì tai nạn của SU-100 SuperJet không phải là quá lớn. Nó chỉ nghiêm trọng ở chỗ xảy ra đúngvào thwofiddieerm ngừoi Nga đang phục hồi ngành công nghiệp hàng không của mình. --Двина-C75MT 08:50, ngày 25 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thưong vong tại Trận sông DnieprChiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr[sửa mã nguồn]

Thưong vong của phía Liên Xô do Ru: wiki dẫn nguồn Shefov còn cao hơn cả nguồn của Krivoshev. Nguồn của Krivoshev chính xác hơn vì có tài liệu thống kê lưu trữ được công bố của Bộ Quốc phòng Nga. Nguồn của Davit Glantz cũng khá sát với nguồn của Nga và chỉ ít hơn Krivoshev chút ít. Còn nguồn Shefov chỉ là phỏng đoán kiẻu "khoảng" do mức độ chẵn khá cao, đến hàng chục vạn, (làm gì có chuyện chẵn chằn chặn như thế ?). Nên dùng nguồn của Krivoshev là tin cậy hơn cả. Vả lại, chết 6,8% quân số, không phải là cao đối với các chiến dịch vượt sông trong tình thế đối phương đã có phòng thủ chặt chẽ như ở Dniepr. Duy chỉ có số bị thương của Liên Xô khá cao, đến gần 40% quân số ban đầu. Thương vong của Đức do en: wiki đưa ra không có nguồn nào cả, cũng là ước tính, trong khi nguồn Thống kê thiệt hại về người của Quân đội Đức Quốc xã năm 1943 tính theo tập đoàn quân mà mình cộng rất chi tiết cũng như nguồn Thống kê tù binh Đức bị quân đội Liên Xô bắt giữ tính theo tập đoàn quân do Khov cộng đều là nguồn tin cậy được. Đó là chưa kể đến Lexikon Der Wehrmacht có thông tin chi tiết về các Cụm tập đoàn quân, tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn theo thời gian chi tiết đến từng tháng, năm. Chỉ cần so sánh "chú" nào còn, "chú" nào mất, "chú" nào được tái lập là biết ngay. Khov cứ yên tâm, có nguồn chắc chắn thì không lo gì cả.--Двина-C75MT 08:24, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/S: Còn đối với Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr thì khỏi phải bàn. En: wiki dẫn các nguồn về thương vong của Đức tại sách Das Deutsche Reich und der Zweite Weltkrieg của Frieser. Cuốn này không chỉ nói riêng về quân sự mà còn coi như sách tổng hợp về nhiều mặt của chiến tranh. Trong Tập 8 chỉ thấy nói đến Cụm Tập đoàn quân Nam, trong khi đó, chịu thương vong trong chiến dịch này còn có cả Tập đoàn quân 2 của Cụm tập đoàn quân Trung Tâm (Đức) và Tập đoàn quân 17 (khi nó chưa bị cô lập hẳn ở Krym). Các đơn vị SS, lực lượng tham gia đáng kể cuộc chiến ở Ukraina (kể cả xe tăng và kỵ binh) cũng chưa được tính đến. Ở Việt Nam không mấy người có sách này nên cũng chưa rõ Frieser trích từ các gốc thống kê nào. Nhưng nhiều khả năng Frieser chỉ thống kê thương vong riêng của Wehrmacht mà cũng chỉ tính riêng 4 Tập đoàn quân của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức), không tính đến các đơn vị tăng cường trong quá trình chiến dịch và Tập đoàn quân 2. Theo các thống kê tại Thống kê thiệt hại về người của Quân đội Đức Quốc xã năm 1943 tính theo tập đoàn quânThống kê tù binh Đức bị quân đội Liên Xô bắt giữ tính theo tập đoàn quân cho thấy con số cao hơn rất nhiều. Ru: wiki chưa viết xong nên chưa thống kê mặc dù họ có trong tay số liệu của Sovinformburaut nhưng không thèm dẫn vội. Trong khi ta có các tài liệu từ chính người Đức thì lo gì ? Đến khi viết xong bài, mình sẽ lại bỏ công ra cộng lại cho thật chính xác như đã làm tại Trận sông Dniepr. --Двина-C75MT 08:43, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ngoài ra, quân số trung bình của một sư đoàn Đức tầm khoảng 18.000 đến 20.000 quân. Cá biệt có sư đoàn như sư đoàn xung kích 326 ở Quân đoàn bộ binh 53 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 có quân số 22.300 người khi bắt đầu Chiến dịch Bagration. Cứ lấy con số 18.000/sư cho "khiêm tốn" thì việc 18 sư đoàn bị xóa sổ, 68 sư đoàn mất 50% quân số cũng cho số tổn thất đã đến 818.000 người, đó là chưa kể số bị bắt. Và thống kê này cũng không đề cập đến thiệt hại của các Quân đoàn xe tăng 46, 56 và bộ binh 59 thuộc Tập đoàn quân 2 (Cụm TĐQ Trung Tâm)--Двина-C75MT 08:59, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Về trận Prokhorovka thì phải xem những chứng cứ của cái "chuyện hoang đường" ấy là gì ? "Lột bỏ" cái gì ? "Lột bỏ" thế nào ? Ai "lột bỏ" ? Chứ không thể phát biểu như một "Chính ủy Trung Quốc" thế được. Nói chung thì thành viên en: wiki ấy phát biểu không đúng với tinh thần của wiki là :[cần dẫn nguồn]. Còn về "chuyện hoang đường" thì chẳng ai lạ gì trong thời kỳ Chiến tranh lạnh ở Phương Tây cũng bịa ra vô khối chuyện hoang đường về Liên Xô và ngược Liên Xô (và cả Việt Nam nữa) cũng thổi phồng khá nhiều chuyện không hay ở Phương Tây. Đến bây giờ, thế kỷ 21 rồi, thông tin càng ngày càng tiếp cận sự thật hơn, ngừoi ta càng nhận thức đầy đủ hơn về quá khứ mà còn giữ cái quan điểm nghiêng về một phía ấy thì chỉ có mà "cãi nhau suốt ngày". Chẳng qua vì người Nga thất thế sau vụ Perestroyka và sự tan rã của Liên Xô năm 1991 và phải tập trung khắc phục yếu kém về kinh tế nên không có thì giờ để biện minh thôi. Giờ thì họ bắt đầu làm lại được và phần nào trở lại vị trí trước đây. Dù Liên Xô không còn nữa nhưng tinh thần bài Nga thì vẫn còn nguyên đó. Về quan hệ quốc tế, vi: wiki không gây hấn với ai cả nên cũng chẳng cần hùa theo bên nào làm gì cho mất công, mất thì giờ tranh luận. --Двина-C75MT 10:36, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Về Prokhorovka[sửa mã nguồn]

IP 58.186.197.167 giấu mặt rất tinh vi, đầu tiên, tỉa nguồn Dupuy gốc, làm cho các ref=Dupuy còn lại bị vô hiệu hóa. Sau đó chất vấn Khov về nguồn số xe tăng hai bên thiệt hai. Sau đó, xóa một loạt ảnh mà anh ta cho là chung chung. Xóa, sửa mà không thèm thảo luận. Hèn quá độ. Động tác này cũng đã diễn ra trong Chiến dịch Barbarossa nên chúng ta không lạ gì. Cache còn đó. Khi tổng kết CTTG 2 hoặc làm xong một bài nào đó gần đây, ta sẽ khôi phục. Cái tay IP 58.186.197.167 này quen lắm. Hận thù dai ghê gớm thật. --Двина-C75MT 16:26, ngày 29 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lưu ý: ko có khái niệm "WP Anh" ! Và thực sự ko có gì phải lạ với những câu chuyện kiểu Nguyễn Nhạc đánh bạc hết tiền nên khởi loạn !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:01, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Xem ra, đây đúng là Kay cú lắm. --Двина-C75MT 11:01, ngày 31 tháng 5 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Vừa mới giải quyết xong máy cái FACT vừa vớ vẩn, vừa điên cuồng (fact cả vào giữa câu) của IP nào đó trên Trận KurskTrận Prokhorovka. Khov xem lại xem đã ổn chưa. Cảm ơn bạn đã thông báo sớm, chỉ tại mình không có thì giờ để chỉnh. Giờ mới làm được. --Двина-C75MT 12:27, ngày 26 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Phase (combat)[sửa mã nguồn]

"Phase" là một chu trình (vật lý, thiên văn...), một đoạn gen (sinh), một diễn biến có đầu, giữa, cuối... theo quy luật (triết), một đoạn trình (tin).v.v... diễn tiến theo trật tự thời gian. Phase cũng là một thuật ngữ quân sự (phase combat) chỉ một giai đoạn chiến đấu (chiến cục, chiến dịch, trận đánh, hoạt động quân sự...) theo trình tự thời gian. Có thể dịch là Giai đoạn trong chiến đấu. Tạm dịch (và viết thêm cho rõ) như sau:

Một "giai đoạn trong chiến đấu" (Phase (combat)) thường là một hoạt động quân sự của một khoảng thời gian xác định hoặc dài hơn, là một phần của một chuỗi nối tiếp các hoạt động quân sự kết nối một cách hợp lý hợp lý theo một kế hoạch hoạt động được xác định mục tiêu, kể cả mục tiêu cao nhất.

"Giai đoạn trong chiến đấu" thường được đánh dấu bằng diễn biến và thời gian đạt được các mục tiêu trung gian quan trọng. Chẳng hạn như các mục tiêu chiến thuật trong một thời gian nhất định. Giai đoạn A có thể được giới hạn bởi thời gian phân bổ cho thực hiện, hoặc không giới hạn trước về thời gian nhưng được xác định hoàn thành mục tiêu.

Ở các mức độ chiến lược , một giai đoạn có thể diễn tiến trong nhiều năm. Các giai đoạn trong chiến đấu không nhất thiết phải bao gồm cuộc chiến giữa tất cả lực lượng vũ trang. Các diai đoạn có thể, và thường là gối lên nhau về thời gian, và đôi khi có thể được lên kế hoạch để thực hiện song song, thường là một phần của kế hoạch toàn bộ. Đôi khi là kế hoạch đánh lừa địch.

Các giai đoạn thường thấy trong các hoạt động tấn công quân sự là:

Chuẩn bị
Thu thập thông tin tình báo (thường được gọi là trinh sát)
Lập kế hoạch quân sự cho một hoặc vài giai đoạn
Chuẩn bị về hậu cần phục vụ tác chiến
Thực hiên các chiến thuật đánh lừa và phản gián
Tập hợp các giai đoạn (trong một kế hoạch lớn hơn)
Tiến hành tác chiến
Giai đoạn ban đầu (thực hiện tác chiến tấn công)
Thực hành đột phá.
Khai thác
Tiếp tục đột phá mở rộng
Truy kích
Đảm bảo an toàn
Bảo vệ kết quả đạt được tong giai đoạn
Chuyển sang phòng ngự
Tái tổ chức, tái cơ cấu
Dừng tấn công (thường không có kế hoạch, căn cứ tình huống thực tế mà quyết định)
Ổn định
Thiết lập sự kiểm soát của chính quyền dân sự tại vùng chiếm được.
Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo (nếu có).

Đây là lý thuyết quân sự chung nhất. Các quân đội đều vận dụng lý thuyết này nhưng không hoàn toàn nguyên si mà có những thay đổi về các hoạt động trong các bứoc tiến hành, tùy tình huống đặt ra mà xử trí. --Двина-C75MT 10:12, ngày 1 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mặt trận Xô-Đức năm 1944[sửa mã nguồn]

Còn khá nhiều đấy, mật độ dày đặc và liên tục, chồng gối lên nhau. Thoải mái cho Khov "rải bom tấn"

Hướng Bắc

  • Vyborg (10 đến 20-6-1944) Bản đồ của nó đây
  • Svirsk - Petrozavodsk (21-6 đến 9-8-1944) Bản đồ của nó đây đây
  • Tuloksinsk (23 đến 27-6-1944 (không có bản đồ)
  • Vyborg - Petrozavodsk (10-6 đến 9-8-1944) Bản đồ của nó đây
Hướng Tây Bắc
  • Novgorod - Luzhsk (14-1 đến 15-2-1944). Lược đồ của nó đây.
  • Krasnoshensk - Rophinsk (từ 14-1 đến 30-1-1944). Lược đồ của nó đây
  • Leningrad-Novgorod (từ 14-1 đến 1-3-1944) Chứa dựng cả hai chiến dịch trên và phần của PDQ Leningrad.
  • Narva (24 đến 30-7-1944) Hình như trên wiki commmon đã có bản đồ.
  • Shyaulyai (5 đến 31-7-1944) Giai đoạn 2 của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Tartu (10-8 đến 6-9-1944) Giai đoạn của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Tallin (17 đến 26-9-1944) Giai đoạn 3 của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Moonzhunsk (27-9 đến 24-10-1944) Hải chiến của Hạm đội Baltic và PDQ Leningrad đánh chiếm các đảo ven bờ Estonia. Bản đồ của nó đây

Hướng Tây

  • Bagration (đã có danh mục và bài tổng hợp)
  • Vitebsk - Orsha (23 đến 28-6-1944) Bộ phận của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Mogilev (23 đến 28-6-1944) Bộ phận của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Bobrusk (24 đến 29-6-1944) Bộ phận của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Minsk (29-6 đến 4-7-1944) Bộ phận của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Byelostok (5 đến 24-7-1944) Giai đoạn 2 của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Vinius (5 đến 20-7-1944) Giai đoạn 2 của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Lyublin - Brest (18-7 đến 2-8-1944) Giai đoạn 3 của Bagration. Bản đồ của nó đây
  • Kaunas (28-7 đến 28-8-1944) Giai đoạn 3 của Bagration Bản đồ của nó đây
  • Memen - Klaipeda (5-22-10-1944) Đánh chiếm ven biển Latvia và bao vây Klaipeda. Bản đồ của nó đây

Hướng Tây Nam và Carpath

  • Lvov - Sandomir (13-7 đến 29-8-1944) Bản đồ của nó đây
  • Đông Carpath (8-9 đến 28-10-1944). Chiến dịch chung ở Đông Slovakya. Bản đồ của nó đây
  • Carpath - Dukla (8-9 đến 28-10-1944). Nhánh Đông của Đông Karpath. Bản đồ của nó đây
  • Carpath - Uzhgorod (8-9 đến 28-10-1944) Nhánh Tây của Đông Karpath. Bản đồ của nó [1]

Hướng Balkan và Hungary

  • Yashy - Kishinyev (đã có bài sơ khai)
  • Bengrad (28-9 đến 24-10-1944) Quân đội Liên Xô và Quân giải phóng nhân dân Nam Tư (NOAYu) giải phóng phần Đông Nam Tư. Bản đồ của nó đây

Bấy nhiêu thôi đã đủ cho Khov phải huy động đến 3 tập đoàn quân không quân để rải bom đấy:D. --Двина-C75MT 08:16, ngày 2 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Korsun - Shevchenkovsky[sửa mã nguồn]

Họ thừa nhận như vậy cũng là hợp lý nếu để ý đến thói quen tư duy của họ. Khi đã chẳng còn "hô hét" được cái gì nữa thì đành phải "thổi bong bóng" vậy. Cũng giống như ở Stalingrad. Mới đầu thì họ bảo rằng Trận Stalingrad chẳng có cái gì đáng gọi là "bước ngoặt" của CTTG II. Nhưng khi mọi người đưa ra nhận định (của phương Tây và Đức nhé, không chỉ của Nga) rằng đây là "bước ngoặt" thì họ chịu. Ở Korsun-Shevchenkovsky, số quân bị vây chết và bị bắt gần hết. Đến nỗi trong thống kê thương vong từ 10 ngày cuối tháng 1 đến 20 ngày đầu tháng 2 của quân Đức thì Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân 8 đều thấy thất lạc báo cáo. Thất lạc là phải thôi. Mà không thất lạc thì còn thời gian đâu mà làm báo cáo khi sĩ quan tham mưu phụ trách quân lực sắp chết hoặc bị bắt làm tù binh đến nơi rồi ? (10 ngày cuối cùng của Chiến dịch Cái Vòng cũng vậy). Giống như đối với Chiến dịch Proskurov - Chernovtsy, en: chỉ chăm chăm chú ý đến việc phá vây mà bất chấp thiệt hại nặng nề của quân Đức cả về binh lực và thế trận. Về việc này thì bản de: có lúc còn tỏ ra khách quan hơn một chút dù ai cũng biết rằng tinh thần tự ái dân tộc của người Đức rất cao.

Còn một điểm nữa. Các báo cáo của quân Đức thì Wehrmacht tính riêng, Waffen (SS) tính riêng, lực lượng dự bị tính riêng vì các lực lượng này đều có các Bộ Tổng tư lệnh riêng, không thống kế thống nhất trong một Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao như Liên Xô. Trong "Bách khoa toàn thư lực lượng vũ trang Đức Quốc xã" có thống kê của lực lượng dự bị nhưng trong báo cáo thương vong thì không thấy có. Thông thường thì lực lượng dự bị Đức có quân số bằng khoảng 1/4 đến 1/3 quân số thường trực. Càng về cuối cuộc chiến, có nhiều đơn vị dự bị đưa ra mặt trận Đông, tham chiến ngay rất vội vã mà chỉ được bàn giao đơn vị và chỉ huy, không kịp bàn giao quân số chứ đừng nói đến danh sách cụ thể. Vì thế, số liệu thương vong của quân Đức trong 18 tháng cuối cùng của cuộc chiến có thể có dung sai lên đến 40 %. Càng về cuối cuộc chiến sai số càng lớn vì không ai đếm được có bao nhiêu dân quân Quốc xã, đoàn viên đoàn thanh niên Quốc xã đã chết trận trên suốt dọc các con đường từ tả ngạn Vistula đến Berlin, từ Hồ Balaton đến Berlin, từ Leipzich đến Praha, do họ có tham chiến nhưng nằm ngoài quân số của cả Wehrmacht lẫn Waffen (SS). --Двина-C75MT 02:26, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bên en: cũng gọi "Chiến dịch tấn công Proskurov - Chernovtsy" là trận hợp vây (Kamenets-Podolsky Pocket). Chỉ có điều họ chỉ chú ý đến mỗi địa bàn mà quân Đức bị hợp vây, sau đó phá vây; quên béng việc Quân đội Liên Xô đã tiến ra biên giới Tiệp Khắc, Romania và áp sát biên giới Liên Xô-Ba Lan (1939). --Двина-C75MT 09:18, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Việc "họ" ko chịu xem trận Stalingrad là bước ngoặt cũng dễ hiểu thôi! Chúng ta viết nhiều về chiến tranh vậy cũng nên biết cái này! Trận Gettysburg là một trận đánh quan trọng của "họ" nhưng cha ông của họ đã ko coi trận này là bước ngoặt trong một thời gian không ngắn! Hoặc như ta thấy trong WP Chiến dịch Overland là thắng lợi của miền Bắc nhưng trong quá trình diễn ra của mình nó từng gây thất vọng rất lớn cho Lincoln và chính phủ miền Bắc đó thôi!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:42, ngày 5 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bàn tiếp về thương vong của quân đội Đức Quốc xã[sửa mã nguồn]

Trong tài liệu này được dẫn kèm các báo cáo số liệu có nhiều đoạn đánh giá và khuyến cáo khi sử dụng các tài liệu lưu trữ của Đức. Nó bao gồm cả việc báo cáo chậm, báo cáo nhẹ đi vì những lý do phi quân sự, những diễn biến tại các bệnh viện quân y dã chiến: chết do vết thương như báo cáo chỉ thống kê là bị thương do nhân sự đã được đưa đến bệnh viện; bị thải hồi vì không còn đủ khả năng chiến đấu (loại khỏi vòng chiến đấu), phục hồi vết thương những chỉ làm lính tuyến sau.v.v... Khov có thể đọc được cái này bằng tiếng Anh, mình khỏi phải dịch. --Двина-C75MT 02:54, ngày 3 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Phim tài liệu mới về Trận Kursk[sửa mã nguồn]

Có mấy tập phim tài liệu mới có kèm theo bình luận quân sự và phỏng vấn các nhân chứng về trận này. Mời Khov xem:

Bao vây và phá vây[sửa mã nguồn]

en: có nhiều bài viết về quân sự nhất nhưng chất lượng thì thua xa ru:, de:, fr:; thậm chí thua cả uk: và sl:. Cũng nên thông cảm với họ. Họ đâu có chịu bỏ nhiều công sức nghiên cứu về quân sự ? Những nhà nghiên cứu chính hiệu như Glantz, Zimker, Shere, Zaloga, Belamy này cũng đã luống tuổi, thậm chí 70 tuổi như Glantz rồi mà vẫn chưa thấy có gương mặt kế tục nào sáng giá. Cứ xem cách họ trích dẫn tài liệu thì biết. Còn về thực tiễn thì từ Nội chiến Mỹ đến nay chẳng có cuộc chiến tranh nào xảy ra trên đất nước họ. Trận Trân châu cảng hay Sự kiên 11-9 cũng chỉ là những "cơn lốc" thoáng qua thôi. Nước Anh thì chỉ bị không kích (giống miền Bắc Việt Nam) chứ chưa có lính chủ lực Đức tác chiến trên lãnh thổ Anh (trừ vài toán biệt kích dù Đức). Và cũng vì là nước giàu nhất quả đất nên nền quân sự của họ dựa nhiều vào phương tiện, vũ khí, kỹ thuật. Nếu đối đầu tai bo với anh "Ba Tàu" trong điều kiện giả định là vũ khí, trang bị như nhau, mình cam đoan rằng họ sẽ khó thắng lắm.--Двина-C75MT 10:42, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mà Khov thấy không, de: chưa hề đả động đến Korsun–Shevchenkovsky. Hay là chưa có liên kết ? --Двина-C75MT 10:56, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Bây giờ thì mình hiểu vì sao bài của ben en: vừa thiếu, vừa thừa, vừa có vẻ nghiên cứu, lại vừa có vẻ ngô nghê và quan trọng nhất là thiếu nhân chứng, thời gian, không gian. Hoàn cảnh cũng mù mờ. Tình huống cũng không rõ. Có lẽ là vì họ dựa chủ yếu vào tài liệu này. Mấy cái Bản đồ này cũng lấy ở sách đó ra cả. Vẽ tay mà, và từ 1952 cơ. Xem ra thì các referencs mà họ gán cho Glantz, Zetterling & Frankson, Frieser, hay Bellamy đều là để "đánh trống lấp" cả chứ chưa chắc những ông ấy đã viết như thế. Tiếc nhỉ. Nếu mình là thành viên bên en: mình sẽ treo bảng vi phạm bản quyền và chép sách ngay. Có lẽ vì thế mà de: không vội làm một bài riêng. --Двина-C75MT 11:16, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Nếu có được sách của Glantz thì tốt hơn. Ông ấy khách quan hơn. Vì đã từng làm nhiệm vụ "lính bảo vệ kho" ở Tổng kho Long Bình (gần Sài Gòn) trong vòng 18 tháng từ 1965 đến 1966. Cũng từng qua Nga làm tùy viên quân sự nên bằng trực quan, ông ấy hiểu cả người Việt và người Nga hơn nhiều tác giả khác. --Двина-C75MT 11:45, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cũng tùy. Người châu Âu khi Thế chiến thứ nhất nổ ra cứ nhìn theo Chiến tranh Pháp-Phổ mà nghĩ rằng đánh nhanh, thắng nhanh là dễ! Họ ko biết rằng ý tưởng ấy đã bị chôn vùi từ trận Bull Run năm 1861 thời Nội chiến Hoa Kỳ cơ!:))--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:55, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

À, có người nói trận Verdun là Stalingrad của Pháp ! Thực sự thì tôi ko ưng lắm nhưng so ra thì trận Marne lần thứ nhất với trận Moskva khá tương đồng đấy !--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:28, ngày 9 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Về đề cử bài chọn lọc[sửa mã nguồn]

Mình vừa có ý kiến tại đây. Mời Khov xem qua. --Двина-C75MT 04:08, ngày 10 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thưởng thức đêm trắng trong vòng Bắc cực[sửa mã nguồn]

Cũng hay, mùa hè phương Nam sắp đến gần. Nóng đấy. Còn về thống kê thương vong thì khi xem cả hai tài liệu được dẫn có mấy điểm đáng chú ý:

1- Krivosheev thống kê thương vong của Phương diện quân Leningrad vào cả chiến dịch Leningrad-Novgorod lẫn chiến dịch Novgorod-Luzhskaya (14-1 đến 15-2) với số lượng tương đương. Như vậy là thống kê 2 lần nên số thương vong của PDQ Leningrad mới đột ngột cao như vậy. Đáng lẽ ra phải chia tổng thương vong của PDQ Lenigrad cho hai chiến dịch đó nhưng không thể được vì các PDQ không có thống kê riêng cho từng chiến dịch.
2- Thống kê thương vong của PDQ Leningrad do Krivosheev đưa ra trong Leningrad-Novgorod không có thời gian cụ thể nên rất khó xác định. Trong khi thống kê của PDQ Baltic 2 (nguyên là Volkhov) và Baltic 3 (nguyên là Tây Bắc) đều có ngày tháng cụ thể.
3- Thống kê thương vong của quân Đức luôn chậm và thiếu, đặc biệt là từ năm 1944, khi sĩ quan tham mưu các TĐQ bắt đầu "chạy tung tóe", tài liệu tập hợp được không đầy đủ hoặc có tài liệu chưa gửi kịp đã rơi vào tay Hồng quân.
4- Thống kê thương vong của quân Phần Lan trong một số bài không đáng tin vì chính người Phần Lan không thống kê đầy đủ. Các nhà sử học nghiên cứu về mặt trận Phần Lan (kể cả Liên Xô) đều ước đoán.

Cho nên có đổi gió thì phía Bắc cũng "nóng" như phía Nam thôi. Đành thưởng thức "Giấc mộng đêm hè", may ra có "Đêm trắng" xuất hiện. --Двина-C75MT 11:45, ngày 20 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nhờ[sửa mã nguồn]

Trong sơ thảo bài Chiến dịch tấn công Proskurov-Chernovtsy Khov có dẫn nguồn "BA-MA Rh-1/371". Nguồn này không có liên kết đi đâu cả, cũng khó tìm tên sách. Nếu có thể được, Khov cho mình cái địa chỉ để tìm nó. Biết đâu lại "khai quật" được nhiều thứ có giá trị. Cảm ơn trước. --Двина-C75MT 02:37, ngày 22 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Khov đoán chuẩn đấy. BA-MA đúng là viết tắt của Bundesarchiv-Militärarchiv. Bundes archiv là tài liệu hưu trữ Liên bang. Militär archiv là tài liệu lưu trữ quân đội. Nhưng dẫn như kiểu như "Reichelt An Ziegler, Fernspruch Diary of July 24, 1944. BA-MA-RH Archives 24-54/154, Berlin" (Nhật ký điện tín của Reichelt An Ziegler ngày 24/7/1944, Bản ghi tài liệu lưu trữ liên bang, lưu trữ quân sự từ tờ số 24 đến tờ số 54, tập 154, Berlin) hay như "Bundesarchiv-Militärarchiv (BA-MA) RH20-2/558 ”Entweichen von HiWi”, AOK 2 Ia 3385/43, 14.9.43" (Lưu trữ liên bang, lưu trữ quân sự, "Về vấn đề đào ngũ" báo cáo số 3385/43 ngày 14/9/1943 của Bộ tham mưu Tập đoàn quân 2 tại hồ sơ số RH20-2, trang 558 thì đúng là cực khó để có thể truy cập được. Khov biết trung tâm lưu trữ quốc gia thì không phải ai cũng vào được và không phải ai cũng có thể tìm được bất cứ thứ gì mình cần. Trừ khi nó có bản ảnh như [tài liệu này]. Đây đúng là tài liệu gốc được lưu hồ sơ, bản chụp cho thấy rõ cả lỗ đục để buộc dây đóng tập hồ sơ và dấu vết đáy của một cốc nước chè (hay rượu) mà ai đó đã vô ý đặt lên văn bản. --Двина-C75MT 08:58, ngày 22 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Không biết bên en: họ làm được thế thật hay lại cứ dẫn đại ra nhỉ ? Mà nếu họ làm được như thế thật thì Pentagon và Lengly tựa như "khỏa thân" mất rồi:D --Двина-C75MT 13:08, ngày 22 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mời Sholokhov cho ý kiến về cái này. --Двина-C75MT 07:21, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thái độ của en.wiki mà Minh Tâm và Sholokhov nhắc đến về Chiến dịch Korsun-Shevchenkov cũng khá đơn giản: bàn về Tam Quốc, nếu bạn ưa Tây Thục có nhẽ bạn sẽ làm bật chi tiết Triệu Vân cứu thoát A Đẩu hơn là thất bại của Lưu Bị trong trận Trường Bản!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:04, ngày 28 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời

Phía Bắc[sửa mã nguồn]

Đồng ý. Hướng Tây Bắc cũng khó mà viết dài được vì tài liệu không được phong phú bằng hướng Tây và Tây Nam. Ngoài ra còn một số tài liệu trên hướng này cũng rất mâu thuẫn và vụ vặt. Mình đã đọc qua một số thấy các mô tả về chiến lựoc và chiến thuật chẳng có mấy, chỉ rặt kể chuyện chiến hào. Khó mà viết cho thêm vào được. Trên mặt trận Xô-Đức, Hướng Tây và Tây Nam là hai hướng chiến lược, đông quân, nhiều súng hơn. Còn Tây Bắc là hướng quan trọng thôi. Từ thời Chiến dịch Barbarossa đã thế rồi. --Двина-C75MT 12:52, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Xem qua các chiến dịch ở Tây Bắc Lien Xô thì thấy quy mô khá nhỏ (so với Tây và Tây Nam. Ở đây chỉ có hai tập đoàn quân Đức (16 và 18), dù có ba phưong diện quân tham gia nhưng cái gọi là đòn thứ nhất cũng chỉ có quy mô không quá 500.000 (bên Nga) và 200.000 (bên Đức), diễn biến khôgn quá phức tạp như hướng Tây và Tây Nam, viết ngắn như mấy bài Kirovograd, Rovono-Lutsk, Koven, Odessa là đủ. --Двина-C75MT 12:59, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Glantz chỉ nhận xét đúng một phần. Về địa hình thì đúng. Là nhà quân sự thuần túy (giống Manstein), ông ấy ít đẻ ý đến các khía cạnh khác cũng quan trọng không kém. Thứ nhất, vùng này nghèo (trừ Leningrad là khu công nghiệp và hải cảng quân/dân sự quan trọng). Ukraina giàu có hơn nhiều. Thứ hai về quân sự, hướng này cụt. Sau Leningrad và Volkhov, không còn cái gì quan ểtrọng đối với người Đức, cũng không thể de dọa Moskva. Liên Xô có tiến đến Litva, Latvia thì đến biển Baltic cũng "hết đất". Thứ ba, vì thế "đầu tư" hai bên không lớn; Leningrad dù đuwojc tiếp tế nhưng vẫn phải tự túc nhiều thứ (vì thế, họ xứng đáng anh hùng hàng đầu). Thứ tư, quân ở đây không thiện chiến (cả Liên Xô và Đức), vũ khí được trang bị ít và kém chất lượng và số lượng hơn hai hướng kia. Tướng ở đây cũng kém. Những người giỏi ban đầu như Manstein, Hoth... đều được điều đi hai hướng kia. Liên Xô thì ngoài Mereskov ra chẳng có ai nổi bật. Mà ông lại cầm hướng thứ yếu (Phần Lan) là chính. Còn lại là tướng làng nhàng. Thận chí đến đại tá (Fedyuninsky) cũng làm được tham mưu trưởng phương diện quân trong khi các PDQ hướng tây và tây nam thì phải là tướng. Phía Đức cũng chẳng hơn gì. Hướng Tây Bắc là cái túi chứa các quân đoàn, sư đoàn thất bại phải làm mới hay các sư đoàn "nghé tơ" để "vực". Tướng lĩnh thất bại chỗ khác cũng hay được đưa về đây để "tập dượt lại" và để "quên thất bại cũ". Thứ tư là khí hậu nơi này quá khắc nghiệt. Lính chết đói, chết rét nhiều hơn chết vì bom đạn. Thế thì với quân ấy, tướng ấy, đầu tư ấy, vai trò, vị trí ấy, thời tiết khí hậu ấy thì "ướp đá" quân chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Nếu xét mặt trận Xô-Đức thì quan trọng bậc nhất là hướng Tây; thứ hai là Tây Nam, thứ ba mới đến Tây Bắc. Hai hướng Phần Lan và Mãn Châu đều là thứ yếu. --Двина-C75MT 17:41, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

OK, sẽ diệt gọn. --Двина-C75MT 07:03, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Raputista[sửa mã nguồn]

Khov để lại đoạn hồi ký của I. A. Pliyev chắc là có lý do. Mình đã dịch xong đoạn hồi ký của I. A. Pliyev. Hóa ra ông ấy biết nhiều về cái thứ "Raputista" này. Theo thổ ngữ dân Cossack sông Đông. Cái này gọi là "Bùn lầy mùa xuân". Nó hình thành không phải do mưa lớn hay tuyết tan, hay nước sông dâng lên. Chủ yếu nó hình thành do băng tan trong lòng đất thành nước, trộn với các hạt sét và cát non trong lòng đất tạo ra các "túi bùn". Bình thường thì bề mặt mặt đất có vẻ khô ráo và chỉ hơi mềm. Nhưng dưới lòng đất là những "cái bẫy bùn". Khi bị đè mạnh, mặt đất lún xuống, vỡ ra và các "vòi nước bùn" (gryaze otvody) phun trào lên bề mặt. Đây là một hiện tượng chỉ có ở những vùng đất trũng thấp hoặc ven cửa sông miền ôn đới và cận hàn đới. Khov đọc qua đoạn mô tả của ông I. A. Pliyev sẽ rõ. Thân. --Двина-C75MT 06:40, ngày 30 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Iskra: Sẵn sàng thôi nhưng chờ vài ngày đi. Để xong Odessa và Kovel đã. À mà này. Tăng tiến nhanh quá mà không có bộ binh tháp tùng là dễ ăn LAW lắm đấy nhế. --Двина-C75MT 17:47, ngày 30 tháng 6 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tiểu liên[sửa mã nguồn]

Hình như mình đã có lần nói với Napolion về điều này, chắc Khov chưa đọc. Thực ra thì các từ này chỉ là gần nghĩa:

  • Nếu dịch đúng thì sub machine gun (Khov viết thừa chữ n thành submanchine gun làm mình tưởng là cầu thủ "Manchini":)) chính là "súng máy nhỏ". Dùng từ "Tiểu liên cỡ nhỏ" cũng gần như vậy.
  • Còn assault rifle, nếu dịch đúng là "súng trường tấn công" thì từ này có vẻ không hợp lắm. Chẳng qua là vì cái nòng của AK và vài loại súng khác dài hơn chuẩn sub machine gun NATO nên được gọi là súng trường (rifle). Cách gọi này cũng gây mâu thuẫn về logic hình thức vì đã có "súng trường tấn công" thì phải có "súng trường phòng thủ". Còn Phương Đông, cụ thể là khối Warsava, Trung Quốc và Việt Nam thì phân loại súng theo cơ chế hoạt động chủ yếu (liên thanh hoặc phát một) nên AK, M16, AR-15... vẫn được liệt vào hàng tiểu liên (súng liên thanh cỡ nhỏ). Còn đối với người Phương Đông, súng đã là một cái máy bắn ra đạn rồi. Từ súng kíp, súng hỏa mai cho đến các loại súng lớn. Không rõ vì sao mà người Anh và phương Tây nói quan niệm chỉ có súng liên thanh mới là "máy" (machine gun) còn súng không phải liên thanh thì không phải là máy (Pistol, Gun, Shortgun, Rifle). Theo logic hình thức thì nếu quan niệm như thế, sẽ có Assault Pistol, Assault Shortgun hay Machine Pistol, Machine Shortgun, Machine Rifle. Nhưng tìm mãi chỉ thấy có Machine Pistol (súng lục máy hay dịch thoát nghĩa là "súng ngắn tự động"). Còn người Nga thì lấy tiêu chí "tự động" (автоматический) là chính, có sử dụng tiêu chí "máy móc" (пулемет) để phân loại chứ không lấy tiêu chí "tấn công" (Штурмовая hay нападение) để phân loại.
  • Theo phân loại súng bộ binh của Việt Nam hiện nay thì tất cả những thứ gọi là "súng máy bộ binh" được xếp từ bé đến to như sau: "súng ngắn tự động" (như súng ngắn TT, Makarov, Colt nhưng có cơ cấu bắn như súng máy); tiểu liên cỡ nhỏ (cỡ nòng từ 7,62mm trở xuống, chiều dài nòng dưới 350 mm), tiểu liên (cỡ nòng đến 9 mm, chiều dài nòng đến 500 mm), trung liên (cỡ nòng đến 12 mm, chiều dài nòng đến dưới 1.000 mm, đại liên (cỡ nòng đến 20 mm, chiều dài nòng đến 1.200 mm, đại liên hạng nặng (cỡ nòng đến 30 mm, chiều dài nòng đến 1.600 mm). Trên các cỡ này được gọi là pháo.

Qua chỗ này cho giãn óc một chút rồi mình lại quay về Odessa thôi. Sau đó thì tướng Ferdinand Schörner còn đang chờ đối đầu với mình ở Tập đoàn quân Bắc:). --Двина-C75MT 06:05, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Krym 1941 -1942[sửa mã nguồn]

Số liệu của Krivosheev ở chiến dịch này khá sát đấy nhưng có 2 gói. Một là trong thời gian chiến dịch Kerch từ ngày 25 tháng 12 đến ngày 2 tháng 1. Hai là của PDQ Krym từ 28-1 đến 19-5-1942. Trong khi diễn biến cuộc phòng thủ lên đến 250 ngày (tháng 10 năm 1941 cho đến tháng 7 năm 1942). Tổn thất của Hồng quân ở Shevastopol chỉ nhỉnh hơn quân Đức chút ít. Nhưng tổn thất ở chiến dịch Kerch do D. T. Kozlov và L. A. Mekhlich gây ra mới đặc biệt lớn. Theo Krivosheev thì chỉ riêng trong một tuần của chiến dịch Kerch-Foedosya, PDQ Krym đã có 32.453 quân chết, khoảng 11.000 mất tích (không rõ có bị quân Đức bắt hay không), 9.482 bị thương. Nếu như ở đầu tháng 7 năm 1941 thì có lẽ D. T. Kozlov và L. A. Mekhlich đã bị I. V. Stalin đem ra bắn rồi. Lần này, I. V. Stalin cực kỳ phẫn nộ nhưng đã nương tay. Khov đọc bức điện của Stalin thì tahasy ngay phải tổn thất đến thế nào mới làm ông ấy phẫn nộ đến thế chứ. Nếu tính toàn bộ PDQ Krym từ 28-1-1942 đến 19-5-1942 tại đây (cũng của Krivisheev) thì thiệt hại lên đến 194.807 người không thể phục hồi, trong đó 31.051 chết, 161.890 mất tích hoặc bị bắt, 1.866 chết không phải nguyên nhân chiến đấu. Ngoài ra có 75.747 bị thương. Chỉ có điều là số tổn thất của quân Đức thấp một cách bất thường. Còn số thương vong của Liên Xô trong 250 ngày ấy thì có thể đến con số đó. --Двина-C75MT 10:21, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đồng minh trong Bộ chính trị Đảng CS (Bolshevich) Liên Xô, bắn ông ta khác nào I. V. Stalin tự chặt chân mình. Chính ông này đã giúp I. V. Stalin loại trừ Zinovyev và Trosky, những kẻ cạnh tranh lớn nhất với Stalin. Ailaji cạn tàu ráo máng thế bao giờ ? Chỉ có binh lính, sĩ quan và những tướng lĩnh chân chính là thiệt thân thôi. Thế nên mới có "cuộc đào mồ, quật mả" Stalin của Khruchev năm 1956. --Двина-C75MT 11:03, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lúc này đỡ việc hơn, mình thử tổng cộng thương vong của Tập đoàn quân 11 (Đức) từ tháng 10-1941 đến hết năm 1941thương vong của Tập đoàn quân 11 (Đức) từ tháng 1-1972 đến hết tháng 7-1942 để kiểm chứng. Nhưng tài liệu này cũng cho thấy Tập đoàn quân 11 (Đức) từ 22 tháng 6 năm 1941 đến tháng 7 năm 1942 mất đến 21.998 chết, 6.626 mất tích, 97.540 bị thương, không rõ số bị bắt. Đồng minh Romania của Đức Quốc xã (chủ yếu tham chiến cùng TĐQ 11 (Đức)) từ 22-6-1941 đến 31-10-1942 mất 8.974 người chết, 3.242 mất tích, 33.012 bị thương. Sơ tính thì từ 22-6-1941 đến tháng 7-1942 thì TĐQ 11 (Đức) và đến tháng 10-1942 đối với quân Romania có 39.836 quân Đức và Romania chết và mất tích, 120.552 quân Đức và Romania chết và bị thương. Ngay cả trừ đi số tổn thất của TĐQ 11 (Đức) ở Odessa 1941 (thấp) thì con số 35.866 chết, bị thương, bị bắt chắc chắn là bị làm nhỏ đi hoặc mạo nguồn. Tôi sẽ sửa lại. --Двина-C75MT 11:55, ngày 3 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Leningrad[sửa mã nguồn]

Thế thì tốt quá. Nhưng nhớ đến Hạm đội Baltic nhé. Họ có mấy chiến dịch riêng đấy. Hẹn gặp nhau ở Pribaltic và Belarus. Sau đó sẽ... vượt biên giới tỏa đi chu du khắp Đông Âu, Đông Phổ, Ba Lan, Slovakia, Nam Tư, Romania, Bulgaria, Hungary, Áo, Tiệp Khắc. Ngoài ra lại còn mặt trận Phần Lan nữa chứ. Còn nhiều việc lắm. --Двина-C75MT 09:05, ngày 4 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

укрепрайона là tăng cường. Đây là các sư đoàn tăng cường có đủ pháo, cối, súng chống tăng, thiết giáp và có thể có cả Katyusha nữa. Họ có thể không thuộc biên chế của PDQ sở tại mà được điều đến từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh. --Двина-C75MT 13:23, ngày 6 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch này có ba giai đoạn:

1- Leningrad - Novgorod: Tạo thế hai bên sườn Cụm TĐQ Bắc (Đức) xem bản đồ này.
2- Nogorog - Luga: Tấn công vào trung tâm phòng ngự của Cụm TĐQ Bắc (Đức) xem bảm đồ này
3- Phát huy chiến quả: Màu hồng đào trong bản đồ ở bài.

--Двина-C75MT 04:14, ngày 7 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đọc qua phần đầu bài Chiến dịch Leningrad-Novgorod thấy "cửa đột phá" được mở khá rộng. Nhưng "hơi sợ" vì "đỏ lòe" theo nghĩa đen của từ này. Theo mình cứ viết tên thôi. Còn sẽ làm các bài riêng về các PDQ, TĐQ. Cái này rất dễ vì chúng có cấu trúc giống nhau nên dùng BOT là tạo được. --Двина-C75MT 10:30, ngày 7 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Vấn đề đang được giải quyết rồi. Nalzogul đã nhận lời khỏi tạo các bài viết về các Phương diện quân Liên Xô. Hy vọng sẽ "xanh hóa" phần lớn PDQ trong một tháng tới, còn đối với các TĐQ thì có lẽ phải mất vài tháng. --Двина-C75MT 09:52, ngày 8 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chẳng đáng lo đâu. Các tài liệu, nguồn, số liệu, tàu vận tảibinh lực đều chuẩn bị sẵn cả rồi. Sẽ giải quyết gọn "Mặt trận Krym" trong tháng này. --Двина-C75MT 14:39, ngày 8 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ru:wiki vẫn viết thiếu. Khov tra lại Bách khoa thư về Chiến tranh vệ quốc vĩ đại thì thấy ngay Leningrad-Novgorod là chiến dịch "tổng" (tựa như Hữu ngạn Dniepr). Mấy chiến dịch kia đều là chiến dịch con, chiến dịch nhánh có vai trò khai triển cụ thể hóa chiến dịch "tổng". Vì thế, nên để Cụm chiến dịch Leningrad-Novgorod này thành một bài lớn. những chiến dịch nhỏ kia là các bài con. Thời gian kết thúc của chiến dịch tổng này phù hợp với việc chuyển giai đoạn chiến tranh khi nhiệm vụ và tên gọi của các Phương diện quân được thay đổi (trừ PDQ Leningrad). PDQ Kalinin chuyển thành PDQ Pribaltic 1, một phần PQD Volkhov + PDQ Bryansk thành PDQ Pribaltic và sau đó là PDQ Pribaltic 2. --Двина-C75MT 11:10, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Theo kinh nghiệm viết sử của mình thì mình đoán rằng những người viết bài này trên ru:wiki bị "cuốn" theo sự kiện và "bơi" giữa ba dòng tài liệu của Nga, Đức và Mỹ (Anh). Ban đầu họ chỉ giới hạn trong "Chiến dịch Sấm tháng Giêng" (Январский гром операция, còn có tên khác là Красное Село-Ропша, en:wiki dùng tên này) của PDQ Leningrad. Sau đó phát hiện thấy có một chiến dịch khác ở hướng bên cạnh do PDQ Volkhov khởi sự đồng thời nhưng kết thúc muộn hơn nửa tháng. Đó là Chiến dịch Novgorod-Luga. Và họ gộp cái này vào, đặt thành Leningrad-Novgorod. Tiếp theo, họ thấy có thêm Chiến dịch Kingisevssk-Gdovsk (Кингисеппско-Гдовская) từ ngày 1-2 đến 1-3 (bài này chưa viết). Tiếp tục "bị cuốn trôi", họ lại thấy còn có Chiến dịch Staro Russk-Novohevsk (Старорусско-Новоржевская операция) do PDQ Pribaltic 2 thực hiện từ 18-2 đến 4-3 (chứ không phải 1-3 như inforbox của bài này ghi). Thế là thời gian chiến dịch từ chỗ đến 30-1 chuyển dần về phía sau đến tận ngày 4-3. Cuối cùng, "dòng chảy" của các sự kiện đưa họ đến tận các chiến dịch Narva và Pskov-Idrisa Họ đưa hai chiến dịch này vào "các diễn biến tiếp theo trong tháng 3 và tháng 4" và cũng chưa kịp viết thành bài riêng, mãi tận đến ngày 18 tháng 4 mới kết thúc.

Theo các tài liệu về "Đòn thứ nhất của Stalin" thì đòn này kết thúc bằng chiến dịch Chiến dịch Staro Russk-Novohevsk, kết thúc ngày 4 tháng 3 chứ không phải ngày 1 tháng 3. Narva và Pskov-Idrisa là hai chiến dịch độc lập không thuộc kế hoạch ban đầu của chiến dịch Leningrad-Novgorod. Việc bị "cuốn theo dòng nước lũ" của các sự kiện đã làm cho cái tên ban đầu (có trong Bách khoa thư CTVQVĐ) không còn đúng không gian của nó.

Nói tóm lại, bản mẫu của en:wiki tại đây chỉ có ba chiến dịch: Krasnoye Selo-Ropsha, Kingisepp-Gdov và Narva nhưng trong bài chính thì lại có đến 5 chiến dịch (thêm Novgorod-Luzhsk và Staroruss-Novorzhev chưa yasch thành bài riêng. Bản mẫu của ru:wiki tại đây cho 5 chiến dịch như đã kể trên. Chiếu theo đó thì Chiến dịch Leningrad-Novgorod có ít nhất 4 chiến dịch thành phần: Chiến dịch Sấm tháng Giêng, Chiến dịch Novgorod-Luga, Chiến dịch Kingisevssk-Gdovsk và Chiến dịch Staro Russk-Novohevsk. Khôv có thể lập bản mẫu "Chiến dịch Leningrad-Novgorod" được rồi.

Hơi dài dòng một tý nhưng cốt để Khov hiểu toàn bộ vấn đề. Thông cảm nhé. --Двина-C75MT 12:36, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Очень хорошо! Sau này vẫn còn chiến dịch tổng nữa, đấy là Pribaltic (1944). Đã có kế hoạch tác chiến rồi thì "nổ súng" thôi. --Двина-C75MT 13:07, ngày 11 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Những khúc bi tráng của quân đội Xô Viết[sửa mã nguồn]

Vấn đề không chỉ của riêng I. V. Stalin. Cho dù N. S. Khruschev có đưa ra báo cáo về tệ sùng bái cá nhân Stalin tại Đai hôi XX Đảng Cộng sản Liên Xô thì đó cũng chỉ là cách "đổ mọi tội lỗi cho một người". Những tai họa mà nhân dân Liên Xô phải gánh chịu trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là một tất yếu lịch sử. Khi đó, chủ nghĩa xã hội chân chính bị biến dạng thành một thứ chủ nghĩa xã hội phong kiến; bao gồm cả những nông dân muốn vươn lên thành quý tộc và cả những công chức trưởng thành từ nông dân vẫn mang đầy tư duy địa chủ (Kulag). Trong cái xã hội ấy, giới quân sự chân chính khó có thể cjưỡng lại. Điều này thì chính chế độ Hitler còn thực hiện nó một cách tệ hại hơn nhiều. Mọi việc chấm dứt khi I. V. Stalin hủy bỏ chế độ Chính ủy trong quân đội Liên Xô vào tháng 3 năm 1943. Sử sách phương Tây lờ tịt chuyện này và vẫn tiếp tục những câu chuyện bịa đặt về các "Chính ủy Xô Viết" từ sau năm 1943 đến mãi những năm sau chiến tranh. Giới quân sự Liên Xô cười ruồi mà nói rằng: Họ đang nhắc đến những xác ướp (chắc không phải là "Xác ướp Ai Cập).

May mà cái dân tộc Nga ấy (cũng giống như dân tộc Việt Nam) nhờ sự hy sinh vô bờ bến của nó, làm nên những chiến thắng có tính toàn cầu. Nhưng rồi sau chiến thắng ấy là cái gì ? Câu hỏi này khó hơn vạn lần việc tìm ra những đáp số mà ông vua của các đáp số (G. K. Zhukov) luôn tìm thấy trong mỗi chiến thắng. Những ai ngủ quên trên chến thắng đều trở thành kẻ chiến bại. Chỉ có những ai luôn tự nhìn lại mình, tự vấn mình và tự chiến thắng chính mình thì chiến thắng ấy mới là chiến thắng cuối cùng. Nhưng than ôi ! Trên thế gian này, cho đến bấy giờ, quá ít người làm được điều ấy. Nhưng dù sao thì người Nga ngày nay vẫn theo quan điểm của Kutuzov năm 1812 khi ông đặt ra cho Aleksandr I hai sự lựa chọn: Hoặc là mất quân đội và mất cả Moskva hay chỉ tạm để mất Moskva mà vẫn bảo toàn quân đội. Và đến nay thì quân đội ấy vẫn rất được trọng vọng ở Nga. Họ hoàn toàn xứng đáng với cống hiến của cha ông họ và vẫn được phương Tây "để mắt đến".--Двина-C75MT 17:47, ngày 14 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Zhukov 1942[sửa mã nguồn]

Có chuyện đó. Không chỉ ở năm 1942 mà còn ở một số chiến dịch năm 1944; không chỉ Glantz mà chính một số tướng lĩnh Liên Xô cũng có nhận xét đó. Chẳng hạn như S. M. Stemenko trong đầu tập 2 cuốn "Bộ Tổng tham mưu Xô Viết trong chiến tranh" (trang 90) cũng nhận xét "Thực ra, phải nói rằng do tính thích tỏ rõ uy quyền của mình, G. K. Zhukov thường hay sử dụng quyền trực tiếp chỉ đạo tác chiến của các Phương diện quân" và "Một số tư lệnh Phương diện quân tỏ ra bất bình khi Đại diện đại bản doanh trực tiếp nắm quyền chỉ đạo chiến dịch... Vì xét cho cùng, các tư lệnh Phương diện quân phải chịu trách nhiệm trước hết và tất cả". Tuy nhiên, ở thời điểm "nước sôi lửa bỏng" như 6 tháng cuối năm 1941 và cả năm 1942, không cứng rắn thì Quân đội Liên Xô không thể trụ lại được--Двина-C75MT 12:11, ngày 30 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời

1- "авиаполевая дивизии": Là Sư đoàn không quân. Đầy đủ và đúng là sư đoàn thuộc lĩnh vực hàng không. Vì một sư đoàn không quân thời Thế chiến II thường chỉ có 2 trung đoàn bay, còn lại 1 trung đoàn phục vụ mặt đất (dẫn đường, thông tin, đường băng, sửa chữa, hậu cần).
2- "полк 328-й пехотной дивизии": là một "trung đoàn" (nào đó) thuộc "sư đoàn bộ binh thứ 328". --Двина-C75MT 09:25, ngày 31 tháng 7 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Sholokhov. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận:Chiến dịch Hannover.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

--Двина-C75MT 05:26, ngày 1 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

"Luftwaffe Field Division" không tương đương với "авиаполевая дивизии" (trừ trường hợp từ "авиаполевая дивизии" dùng để mô tả một sư đoàn thuộc không quân Đức và chỉ đúng với riêng "Luftwaffe" thôi). Biên chế không quân Liên Xô thời đó không có lính bộ binh thuộc không quân. Họ chỉ có quân đổ bộ đường không và quân vệ binh của không quân bảo vệ các sân bay. --Двина-C75MT 08:49, ngày 1 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tập tin:Chiendichseydlitz.png[sửa mã nguồn]

Bây giờ thì Mikhail Sholokhov không chỉ là nhà văn mà còn là họa sĩ nữa kia đấy. Khov có thể tham khảo bản đồ này để bổ sung, chủ yếu là về địa hình, địa danh và mặt trận:

1- Hành lang Dukhovshina - Berdino - Belyi do quân Đức chiếm đóng rộng hơn một chút (gốc rộng và thuôn dần về phía Belyi. Berdino nằm ở giữa Dukhovshina và Belyi, hơi chếch về phía Tây.
2- Phía Tây hành lang Dukhovshina - Berdino - Belyi, ngoài Tập đoàn quân 22 (Liên Xô) còn có Tập đoàn quân xung kích 4 (trước tháng 4-1942 thuộc Phương diện quân Tây Bắc, từ tháng 4 - 1942 thuộc Phương diện quân Kalinin), không phải là Tập đoàn quân 41. Có thể lấy ký hiệu là TX 4.
3- Phía bắc "chỗ lồi" Kholm-Zhirkovsky còn có sông Obsha chảy từ phía Tây Sychyovka, cách Sychyovka khoảng 30 km, qua Belyi sang phía Tây.
4- Dọc theo gờ phía Tây "chỗ lồi" Kholm-Zhirkovsky có sông Vop chảy từ điểm giữa Belyi và Kholm-Zhirkovsky qua Yarshevo xuống phía Nam.
5- Đội hình quân Đức tấn công trong hành lang Dukhovshina - Berdino - Belyi qua Belyi lên phía Bắc là Quân đoàn bộ binh 6 (trong đội hình có Sư đoàn xe tăng 5).
7- Tuyến mặt trận nên dùng 2 đường 2 màu song song: xanh (Đức), đỏ (Nga) để phân biệt với các con sông.
8- Tập đoàn quân 39 còn một hướng rút quân thứ hai từ "chỗ lồi" Kholm-Zhirkovsky xuyên qua phía bắc Novo Dugino và Gzhatsk đến khu vực đóng quân của Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) tại Durykino.

Chúc thành công. --Двина-C75MT 04:13, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thêm một thông tin. Tập đoàn quân 41 từ tháng 5 đến tháng 11 năm 1942 chỉ làm nhiệm vụ phòng ngự phía Tây và Tây Nam Belyi. Nhưng đến tháng 7 năm 1942 đã diễn ra chiến dịch Seydlitz, tập đoàn quân này còn ở đâu đó phía Đông Belyi chứ không phải ở khu vực như trên bản đồ của uk:wiki vẽ. --Двина-C75MT 13:18, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thêm thông tin về Tập đoàn quân 41. Ngày 25 tháng 7, Tập đoàn quân 41 mới được điều động đến Phương diện quân Kalinin và ở vị trí như trên bản đồ để phục vụ Chiến dịch phản công chiến lược Rzhev-Sychyovka trong khi đó thì ngày 12 tháng 7 tướng Heinrich von Vietinghoff đã "đóng màn" chiến dịch Seydlitz. --Двина-C75MT 02:59, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đúng! Người Đức đã nhầm. --Двина-C75MT 13:38, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cái bản đồ Đức ấy lấy từ trang web này. Nó không hơn gì một bản đồ trong sách giáo khoa phổ thông mà giới quân sự chỉ coi đó là "lược đồ" (loại bản đồ dùng để minh họa, hỗ trợ cho giảng dạy chứ không đạt tiêu chuẩn sử liệu). Nếu chuyên sâu về quân sự thì ít nhất phải dùng loại bản đồ cỡ này hay chi tiết hơn nữa là các bản đồ cỡ này --Двина-C75MT 14:34, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Артиллерийское наступление[sửa mã nguồn]

"Артиллерийское наступление" nếu "dịch thô" thì nó là "pháo binh tấn công" (giống như cách dịch của en:wiki với "súng trường tấn công".) Nhưng trong chiến tranh thế giới II thì đây "pháo xung kích", được vận chuyển bằng xe kéo hạng nặng. Khov cho thêm ngữ cảnh. Tôi sẽ khẳng định đó là loại đơn vị pháo nào. --Двина-C75MT 13:04, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thế cũng tạm rõ rồi. Đó là các trung đoàn/sư đoàn, thậm chí (trong Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr) là quân đoàn pháo binh xung kích thuộc lực lượng dự bị chiến lược của STAVKA. Ngoài STAVKA ra, không có PDQ nào được sở hữa nó. Những đơn vị này thường được cấu tạo bởi các trung đoàn Katyusha và pháo tầm xa. Các "Артиллерийское наступление" đều thuộc quyền sử dụng của STAVKA từ khi xác định biên chế cho đến kết thúc Thế chiến 2. Thông thường, người Anh hay Đức đều dịch là "pháo tấn công", rất dễ nhầm với "pháo tự hành" (vì đặc tính di chuyển của nó). --Двина-C75MT 13:35, ngày 7 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trò chơi điện đài[sửa mã nguồn]

Rất nhiều sử gia đổ tội cho G. K. Zhukov đã gây ra "thảm họa Sao Hỏa". Nhưng trên thực tế thì giống như Khov nghĩ, ngay cả David Glantz cũng chỉ đặt vấn đề tại sao chỉ để nghi binh mà lại "tốn máu" đến thế. Bí ẩn nằm ở chỗ chính I. V. Stalin là người "bật đèn xanh" cho chiến dịch này chứ không phải G. K. Zhukov. G. K. Zhukov chỉ góp ý cho kế hoạch chiến dịch. Hai người thực hiện nó là I. S. Konev (Phương diện quân Tây) và M. A. Purkayev (Phương diện quân Kalinin) dưới sự điều khiển trwujc tiếp của I. V. Stalin (tổng tư lệnh tối cáo trwujc tiếp chỉ đạo hướng Tây). Đúng là nếu "diễn tồi" thì quân Đức sẽ không tin. Còn nếu diễn để quân Đức có thể tin được thì buộc phải "tốn màu". Vấn đề là ở chỗ tương quan giữa mục tiêu ban đầu và mục tiêu thứ hai. Nếu quân Đức rút quân khỏi chỗ lồi Rzhev-Vyazma đi tăng viện cho hướng Stalingrad thì I. V. Stalin không "xá gì" mà tổ chức tấn công đồng loạt để chiếm lấy chỗ lồi này và chứng tỏ cho các tướng lĩnh Liên Xô biết khả năng chỉ huy quân sự của ông. Còn như thực tế đã diễn ra thì quân đội Liên Xô vẫn có lợi khi họ đỡ phải đối đầu với những lực lượng mạnh hơn của quân Đức trên khu vực Stalingrad. Đằng nào thì quân đội Liên Xô cũng chiếm được lợi thế. Còn khi thất bại. G. K. Zhukov đã gánh lấy trách nhiệm này để tránh cho I. V. Stalin khỏi cái tiếng là "đại nguyên soái bại trận". Trong cơ chế tập thể lãnh đạo quân sự của Liên Xô (các ủy viên Đại bản doanh), uy tín của I. V. Stalin có tầm quan trọng chính trị sống còn đối với Nhà nước và quân đội Liên Xô trong cuộc chiến khốc liệt đó. Để đảm bảo cho chiến thắng, các tướng lĩnh Liên Xô cũng phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Người Đức hay ngừoi Mỹ, người Anh cũng đều hành động như thế cả. Khov đã xem phim "Chiến dịch Arnem" và cuộc nhảy dù thất bại của quân Anh chưa. Cuối cùng thì Montgomery có phải chịu trách nhiệm về thất bại này đâu ? Người phó của ông ta phải chịu trận thay. --Двина-C75MT 06:47, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Mình không chắc. Nhưng ở vụ xử bắn Pavlov, Klimovskich, Klich thì có cái gì đó giống với vụ xử chém Vương Cấu vì (theo đúng lệnh của Tào Tháo) đem đấu nhỏ đong gạo cho quân. Chính trị là vậy đấy Sholokhov ạ. Nay là bạn bè, mai thành kẻ thù chỉ trong gang tấc. Nay là "đồng chí", mai là "đồng chó" cũng chỉ trong gang tấc. Chẳng trách gì F. Enghen đã nói: "Tôi ươm trứng rồng, nhưng lại nảy nở toàn là bọ mạt". Chỉ có những ai giữ được ba chữ "Nhân", "Tâm", "Nhẫn" là qua được nạn này thôi. --Двина-C75MT 12:06, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thì mình đã có lần nói rồi. Quân và tướng của cả Đức và Liên Xô ở mặt trận Tây Bắc là kém cỏi nhất. Chiến dịch Sao Hỏa dù không thành công nhưng vẫn chỉ "tiêu phí" không quá 1/5 sinh mạng trong tổng quân số ban đầu. Còn ở Chiến dịch tấn công Sinyavino (1942) thì Khov biết rồi đấy, 50% là "chuyện bình thường". Nếu nói về cái "cối xay thịt" trong chiến tranh Xô-Đức thì đệ nhất chưa phải là Rzhev-Viazma mà là "Byelorussya 1941", mà là "Kiev 1941", mà là "Barvenkovo - Lozovaya", mà là "Phòng thủ Stalingrad". Đây chính là điểm thua kém của David Glantz so với Krivosheev. David Glantz đưa ra tổng thương vong để luận anh hùng. Trong khi đó, Krivosheev đưa ra tỷ lệ thương vong nhưng không luận anh hùng qua tỷ lệ đó mặc dù Krivosheev biết rõ lợi thế logic nghiêng về phía ông ấy. --Двина-C75MT 12:37, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tập 2 "Nhớ lại và suy nghĩ": Bản in của NXB Tiến bộ (Moskva-1978) được NXB QĐND dịch và phát hành năm 1987 thiếu nhiều đoạn. Bản đầy đủ do Olma-Press ấn hành năm 2002 đầy đủ hơn, gồm cả những đoạn đã bị cơ quan kiểm duyệt cắt bỏ trong lần xuất bản năm 1984. Trong đó có đoạn mà Khov đề cập đến. Cái "thái độ không thể chấp nhận được trong việc tiết kiệm sinh lực" và sự "vô kỷ luật đến mức ngớ ngẩn" chính là mệnh lệnh mà G. K. Zhukov, "qua mặt" Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin, quở trách các tướng lĩnh của PDQ Tây.
TB 3: Về vấn đề "quân ta", "quân địch", "quân mình", "quân nó" thì cả người Nga, người Mỹ, người Anh, người Pháp và người Đức vẫn dùng. Nhưng đó chỉ là do dịch thuật của "người" và là một trong "lựa chọn dịch thuật" của "máy". Lịch sử quân sự Việt Nam (hiện nay) thường dùng từ "đối phương" để chỉ "quân địch". Còn "ta" thì vẫn là "ta". Nếu ở vị thế một bên thứ ba thì dùng "họ". "quân ... ấy"; "nước ... ấy". Chỉ có ngôn ngữ Việt Nam mới phân biệt thế thôi. Chứ tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp... đều dùng ngôi thứ nhất (chỉ bản thân mình), ngôi thứ hai chỉ đối tác và ngôi thứ ba để chỉ bên thứ ba. Dịch là "chúng nó" cũng được. --Двина-C75MT 13:37, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Trong bài viết (do thành viên wiki viết) thì không được (vì POV) nhưng trích dẫn trong bài viết thì được nếu là trích dẫn nguyên văn trong Quotation hoặc trong Cquote; miễn là không lạm dụng --Двина-C75MT 14:15, ngày 8 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời
Google dịch không chỉ đưa ra một đối số mà còn có một số lựa chọn. Có thể là "địch", cũng có thể là "đối thủ", "đối phương". Có thể là "ta" cũng có thể là "quân ta", "quân nhà", "quân mình"... Người dùng phải linh hoạt để lựa chọn từ thích hợp, không cứ nhất tự nhất cú phải tuân theo Google dịch. Thế thì mới dịch tốt được. --Двина-C75MT 04:27, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Heine và Max[sửa mã nguồn]

Nếu Khov đọc được hồi ký của Sudoplatov (tý nữa thì bị "chết oan" cùng với Berya) thì sẽ rõ chi tiết vụ này. Cái này gọi là "trò chơi phản gián". NKVD bí mật bắt "Heine" và "Max" nhưng về công khai là không bắt. Họ "tuyển mộ lại" hai người này và "đánh ngược" (phản đòn) vào cơ quan "Abwehr" của quân đội Đức Quốc xã. Vụ này có sự tranh công giữa NKVD và GPU (cơ quan tình báo quân sự Liên Xô). Theo giải trình của các sĩ quan GPU thì chính họ mới có công "đánh" "Heine" và "Max" vào nội bộ Abwer. Sử Liên Xô cũ đều ghi như vậy. Có thể những người bên ru: wiki đang phan van giữa sử cũ và tài liệu mới. Chỉ đến khi hồi ký của Sudoplatop được công bố năm 1997 (2 năm trước khi ông này qua đời) thì sự vụ mới được sáng tỏ. Mình nói khôgn bắt là nói vắn tắt cho dễ hiểu vì đây là bài tổng quát. Trong bài Chiến dịch Sao Hỏa, Khov có thể viết chi tiết hơn về vụ "trò chơi phản gián điện đài" này. Nguồn chính từ hồi ký của Sudoplatov, có trong chú thích của bài Mặt trận Rzhev-Sychyovka-Vyazma. --Двина-C75MT 06:41, ngày 9 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Alekxey Isaev[sửa mã nguồn]

Ông này là đại tá dự bị (dạng quân nhân phục vụ có thời hạn, không phải quân nhân chuyên nghiệp). Quân đội Liên Xô (trước đây) và Nga hiện nay đều áp dụng chế độ cấp hàm dự bị cho quân nhân phục vụ có thời hạn trong quân đội theo hợp đồng. --Двина-C75MT 02:35, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Grigoriy Krivosheev đúng là thượng tướng (генерал-полковник). --Двина-C75MT 02:50, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Bạn đừng ngại. Thế mới là ngiên cứu khoa học. Chứ nếu không thì sẽ chỉ là "nghe dư luận đồn đại" rồi viết lên thôi. Mặc dù là "nghề tay trái" nhưng theo mình vừa được biết thì Alekxey Isaev vừa hoàn thành luận án tiến sĩ lịch sử (ứng viên từ năm 2004). Hai vấn đề nói trên đều rất quan trọng trong nghiên cứu về Chiến tranh thế giới thứ hai.

1- Kết quả nghiên cứu của Grigoriy Krivosheev có cao hơn kết quả nghiên cứu của Alekxey Isaev khoảng từ 5 đến 10%. Đó là do ông thu thập thêm các số liệu tử vong vì vết thương quá nặng hoặc các nguyên nhân khác trpong điều trị tại các bệnh viện quân y. Còn Alekxey Isaev thì căn cứ vào các báo cáo lưu trữ về các trường hợp tử vong và mất tích tại trận của BQP Nga. Các hồ sơ này cũng lưu trữ các ca tử vong tại các quân y viện nhưng có thể Alekxey Isaev chưa dẫn ra hết. Các lưu trữ báo cáo của Đức cũng không phản ánh con số này vì không được coi là "tử vong trong chiến đấu". Cái thống nhất của Grigoriy Krivosheev và Alekxey Isaev chính là ở chỗ độ tin cậy của nguồn sơ cấp có tính sử liệu gốc cao nhất có thể có. Các nghiên cứu thiếu nguồn sơ cấp có tính sử liệu cao như thế đều chỉ là phỏng đoán.
2- Đoạn nói về các tài liệu của Grigoriy Krivosheev bị cạo sửa là có nhưng nguồn này yếu (tạp chí). Hơn nữa, nso chẳng mấy hỗ trợ cho nội dung của bài. Có thể bỏ đi cũng được vì nó không chỉ liên quan đến tranh cãi về thương vong của Hồng quân trên mặt trận này mà còn trong tất cả các cuộc chiến đối với người Nga trong thế kỷ XX. Vấn đề này có tính bao hàm rộng hơn nhiều.
3- Về các con số thương vong bị thổi lên thì nó không phải là cuộc tranh cãi chẳng đâu vào đâu cả mà mục đích, nguyên nhân sâu xa là vấn đề chính trị đương đại ở Nga. Khov hãy để ý từ năm 1999, khi Putin bắt đầu bước vào chính trường cao cấp Nga với chức vụ Thủ tướng Liên bang (trước đó, ông là "cánh tay phải" của Sovchak ở Sankt Peterburg) thì dư luận đối lập bắt đầu đặt lại nhiều vấn đề về CTTG II của Liên Xô. Trước những cuộc bầu cử quan trọng (bầu Tổng thống, bầu Duma quốc gia Nga...) "xương máu" của Hồng quân đã hy sinh đều trở thành một trong các "con bài chính trị" của các phe phái đối lập. Nói ra điều này thật xấu hổ cho nước Nga nhưng đáng tiếc đây lại là sự thật. Ở Nga cũng như ở một số nước khác, quân đội dù không tham gia chính trị nhưng vẫn là trụ cột sức mạnh của quốc gia. Tạo ra sự nghi ngờ đối với quân đội và những người lãnh đạo nó có tác dụng làm suy yếu hình ảnh của quân đội, do đó, làm suy yếu tinh thần của quân đội nước đó. Cuộc tranh cãi về trận Rzhev đã diễn ra ngay sát trước cuộc bầu cử Duma quốc gia Nga (2009) và trong quá trình chuẩn bị kỷ niệm ngày 9-5-2011. Trang web của "phái xét lại lịch sử trận Rzhev" đã bị cấm và bị loại bỏ trong trình truy cập Yandex của Nga (tưong tự google và một số trình tìm kiếm khác) từ tháng 1 năm 2011, đến 22 tháng 6 năm 2011 mới được khôi phục lại. Tiếc rằng Khov không biết tiếng Nga, nếu đọc được tiếng Nga sẽ hiểu được người Nga tranh luận về cái gì và vào lúc nào, nhằm mục đích gì. Trên các báo Nga đều diễn ra các cuộc tranh cãi "nảy lửa" về Chiến tranh vệ quốc vĩ đại giữa nhiều nhóm. Nhưng dù sao, đó cũng là điều tốt vì nhờ các cuộc tranh cãi ấy, người ta ngày càng hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc chiến này. --Двина-C75MT 04:49, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trong đoạn phim này, Aleksei Isayev giảng giải rất rõ về Chiến dịch "Sao Hỏa". Nếu Khov có một ngừoi bạn biết tiếng Nga ngồi cạnh để dịch cho thì tốt biết mấy. --Двина-C75MT 05:35, ngày 24 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Trang web Soldat-ru[sửa mã nguồn]

Nếu Khov nhớ lại vào năm 2009, khi tranh cãi về quân số thưong vong của Hồng quân trong Chiến tranh Xô-Đức, nhiều thành viên đều trưng ra trang web đó. Quả thật khi đó có những con số thưong vong lớn đến "chóng mặt". Nhưng cũng trên trang web này từ năm 2011, những thống kê của Grigoriy Krivosheev đều "biến mất" và ngay khi đó, xuất hiện cuốn sách này trên mạng. Đây mới là đồ thật của Grigoriy Krivosheev. Mình tình cờ đọc được một thông báo ngắn trên Soldat-ru vào tháng 12 năm 2010 về việc loại bỏ các thống kê này và nguyên nhân loại bỏ nhưng giờ thì không rõ nó chìm đi đâu mất.

Trong 3 cuốn sách của Krivosheev xuất bản năm 1993, 1997 và 2001 cùng một vấn đề này thì giờ chỉ còn cuốn này (1997) tìm thấy trên Amazon, cuốn này (1997) tìm thấy trên Google Bookcuốn này (tiếng Nga-2001) truy cập được toàn bộ nội dung. Cuốn xuất bản năm 2001 có phiên bản này. Còn cuốn xuất bản năm 1993 thì chịu, không thể tìm thấy. --Двина-C75MT 05:25, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cũng giống như Đảng nước Nga thống nhất, Đảng Cộng sản Liên bang Nga chủ yếu đưa ra các vấn đề quốc kế dân sinh. Nhưng mục tiêu khác nhau một chút. Đảng nước Nga thống nhất tập trung nhiều hơn vào tầng lớp trung lưu. Còn Đảng Cộng sản Liên bang Nga thì quan tâm nhiều hơn đến người nghèo, người có thu nhập thấp và tầng lớp trẻ. Đây là cặp "bài trùng" đảng phái trên chính trường Nga hiện nay. --Двина-C75MT 10:22, ngày 14 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ржев-Вязьма перация (1943)[sửa mã nguồn]

Nếu viết khéo thì vẫn làm được thành hai bài. Mặc dù diễn ra trong cùng một không gian, cùng một thời gian nhưng những điểm sau đây là khác nhau:

1- Kế hoạch hai bên khác nhau và bất đối xứng. Trong các chiến dịch bình thường thì có trạng thái tấn công - phòng ngự chống lại tấn công. Hai chiến dịch này thể hiện khác.
2- Quân đội Liên Xô bị động trong truy kích do quân Đức chủ động rút lui, vì thế, ít có diễn biến xung đột trực diện. Điều này giống như cuộc rút quân của Napoleon và cuộc truy đuổi của Kutuzov trong mùa đông 1912-1913.
3- Các hành động quân sự diễn ra đơn lẻ, không có sự phối hợp, không dự kiến trước, thường là các trận tao ngộ chiến có quy mô nhỏ (cấp sư đoàn trở xuống).
4- Kết quả của hai bài được đánh giá khác nhau: Đối với hành động rút quân của quân đội Đức, Quân Đức mất đất, mất thế nhưng bảo toàn được phần lớn binh lực, thu hẹp chính diện mặt trận để rút để rút ra 16 sư đoàn ném về hướng Bắc Kursk. Đây là thắng lợi chiến thuật nhưng là thất bại chiến lược (gián tiếp do sau đó thua trận ở Kursk). Đối với hành động truy kích của quân đội Liên Xô, Quân Liên Xô thu hồi đất đai, tạo được thế có lợi trước cửa ngõ Smolensk nhưng không hoàn thành nhiệm vụ bao vây, tiêu diệt Tập đoàn quân 9 (Đức): thất bại chiến thuật nhưng tạo được lợi thế chiến lược.

Đại để là như vậy. --Двина-C75MT 04:21, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ngay như bài nàybài này, nếu viết không khéo sẽ dẫm lên nhau. Nhất là những ai theo sử cũ của Liên Xô đều cho rằng đây là một chiến dịch thống nhất. Nhưng các nghiên cứu mới nhất của người Nga lại chỉ ra rằng đây là hai chiến dịch riêng rẽ. Chúng chỉ kết hợp với nhau về mục tiêu nhưng lại thiếu kế hoạch hành động chung, hay đúng hơn là Chỉ thị ngày 10 tháng 1 của STAVKA rất chung chung, không quy định rõ ai phải làm các gì, ai phải phối hợp với ai thế nào. Nhưng tách hai bài này dễ hơn vì hai chiến dịch này do hai Phương diện quân khác nhau thực hiện theo từ kế hoạch riêng của mỗi PDQ. --Двина-C75MT 04:56, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ржев-Вязьма (1-1942)[sửa mã nguồn]

Trong khi đó thì Sao Mộc có 713.100 người tham gia, chết và mất tích 148.940 người = 20,88% thôi. Cả bốn tập đoàn quân lẫn Quân đoàn kỵ binh 11 của Phương diện quân Kalinin đều thiệt hại nặng. Sau chiến dịch này, STAVKA phải lấy các tập đoàn quân xung kích 3, 4 (PDQ Tây Bắc), Xung kích 1 (PDQ Tây) và 41 (dự bị) chuyển cho PDQ Kalinin nếu không thì mặt trận này vỡ. PDQ Kalinin giao các TĐQ 30 cho PDQ quân Tây trong tình trạng sống dở chết dở. Để xem xem I. S. Konev và G. K. Zhukov, ai nướng quân nhiều hơn ? Khách quan mà nói thì sau đó, khi TĐQ 33 bị vây và tổn thất lớn sau chiến dịch Hannover. Tỷ lệ thiệt hại của PDQ Tây sẽ lên đến 25, 26%. --Двина-C75MT 10:19, ngày 15 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Hannover[sửa mã nguồn]

Cái này là giai đoạn sau của Chiến dịch Sao Mộc. Ngay cả Horst Grossman trong "Rzhev, nền tảng của Mặt trận phía Đông" cũng chỉ nhắc qua loa đến nó trong "Trận chiến đấu thứ ba". Tuy nhiên, trong các sách của Isaev, Beshanov và Mikhail Yuryevich Myagkov đều đề cập đến hoạt động này. Sử cũ Liên Xô gộp việc này chung vào "Chiến dịch Rzhev-Vyazma". (Khov xem bài "Chiến dịch Rzhev-Vyazma thì thấy họ lúng túng khi xử lý "Chiến dịch Sao Mộc" và cũng không biết đặt "Chiến dịch Hannover" vào đâu. Căn cứ các tài liệu của các tác giả nói trên thì có thể hình dung được Chiến dịch Hannover. --Двина-C75MT 02:45, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Còn mấy nhân vật nữa: Ivan Basilyevich Safronov viết về các hoạt động ở sau lưng quân Đức khi bị bao vây; Alexander I. Zevelev, Kurlat L. Felix và Alexander Kazitsky viết về chiến tranh du kích trong vùng tam giác Smolensk-Vyeazma-Spat Demyansk; P. A. Belov viết về cuộc thoát vây của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1; Vasili Romanovich Boyko và Sergey Nikolayevich Sevryugov cũng đều viết về kỵ binh Liên Xô bị bao vây trong giai đoạn này. "Rau cỏ thịt thà" chẳng thiếu đâu. Chỉ cần lên "thực đơn" và "nấu nướng" cho khéo là có được "một nồi súp ngon" thôi. Đến như anh lính Nga trong chuyện cổ tích mà còn nấu được món "cháo rìu" nữa là. --Двина-C75MT 05:15, ngày 16 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cái vụ Lopakhin thế nào ấy nhỉ. Mình chưa nghe nói đến ? --Двина-C75MT 12:29, ngày 17 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nhớ rồi, nhớ rồi. "Cuộc tán tỉnh trong kho sữa". Rốt cuộc, "sữa thật" thì không chịu uống. Thích ăn một quả "phật thủ". Rồi! Rồi! Thế thì có gì không văn minh mà phải xóa ? Chuyện đời thường thôi mà. --Двина-C75MT 04:11, ngày 18 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Thời 1970 trở về trước, tiêu chuẩn đánh giá (không chính thức) của của nam giới Nga đối với phụ nữ Nga thường là: To, khỏe (số 1); chịu khó lao động (số 2); tuân lệnh chồng (số 3); thành thạo việc nội trợ (số 4); ưa nhìn (không cần quá đẹp - số 5). --Двина-C75MT 04:34, ngày 18 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Kiểm chứng[sửa mã nguồn]

Nghiên cứu lịch sử giống như điều tra hình sự vậy. Kiểm chứng là một chuỗi các hoạt động để truy nguyên nguồn gốc của chính "đầu mối" đầu tiên mà nhà nghiên cứu phát hiện ra. Nó không có nghĩa là anh tìm thấy một chứng cứ, tài liệu nào đó rồi kết luận ngay "ông này thế kia, bà kia thế nọ" mà còn phải qua nhiều sự đối chiếu, truy nguyên, kiểm tra, so sánh, thẩm định (cái này mình học được ở chành trai trẻ Isayev). Đành rằng trên wiki thì không có yêu cầu cao như thế (yêu cầu đó là tạo nguồn dữ liệu cấp II, trong khi wiki chỉ đáp ứng yêu cầu cấp III); nhưng như thế không có nghĩa rằng anh "vớ" được một tài liệu nào đó rồi "lu loa" lên rằng "chân lý đây rồi"!!!. Rất nhiều thành viên hay IP tên wiki mắc phải lỗi này. Tất nhiên rằng chẳng trách được họ vì họ vốn dĩ chỉ như thế thôi. Nhưng thẩm định những cái đó thì lại thuộc trách nhiệm của các BQV. Đáng tiếc là các BQV trên vi.wiki hiện nay, hoặc không đủ nguồn để phản bác hay công nhận, hoặc không muốn can thiệp, hoặc chịu sự bó buộc của quy định "có vẻ như lỏng lẻo" nhưng "thực chất lại rất thiên vị trên wiki" do do sự phổ biến về nguồn thông tin và theo quy định của wiki, họ không bị bắt buộc phải làm điều này (việc của các Viện sĩ hàm lâm) cũng như hàng loạt vấn đề khác do chủ quan của con người. Vì thế, cái mà Khov nêu ra chính là vấn đề nằm ở ranh giới giữa "cuộc chiến giành trái tim con người""cuộc chiến khai sáng bộ óc con người", một hiệu ứng không mong muốn nhưng lại rất hữu ích của Wiki. Thế nên để nâng cấp wiki, vấn đề bây giờ là chiều sâu của kiểm chứng chứ không còn chỉ là kiểm chứng được nữa rồi --Двина-C75MT 11:10, ngày 26 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Aleksandr Petrovich Demyanov[sửa mã nguồn]

Về ông này thì còn phải thu thập thêm tài liệu. Còn OGPU là tiền thân của GPU (Một cơ quan tình báo chính trị thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô). Riêng về chuyện đến cuối năm 1942 mà pháo dọn đường vẫn thưa thớt tại hướng Tây Moskva thì lẽ ra người Đức phải nhận thức được ngay điều này. Nó chứng tỏ rằng đây chỉ là một đòn "hư binh như thật" để phân tán lực lượng Đức của người Nga. Đáng tiếc là người Đức vẫn tự ghép mình vào khuôn khổ lý thuyết ưa thích của Hitler: "Chế độ Xô Viết chẳng vững vàng gì. Chỉ cần một cú hích là nó sẽ đổ kềnh." (phát biểu của Hitler tại buổi họp thông qua kế hoạch Barbarossa lần cuối cùng). --Двина-C75MT 15:48, ngày 27 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Lê Thành Hãn[sửa mã nguồn]

Không phải "Lê Thạch Hãn". Thiếu tướng, Cục trưởng Cục quản lý nhà trường thuộc Bộ Tổng tham mưu. Trong lời cảm ơn trên báo ND và QĐND sau khi cha ông (Lê Duẩn) mất, ông được đăng cấp bậc là thiếu tướng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhân ngày sinh của Lê Duẩn, ông đeo quân hàm Thiếu tướng. Thiếu tướng là đủ độ nổi bật rồi. --Двина-C75MT 13:07, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cái này thì cần tìm Báo Nhân dân, Báo QĐND ngày 13 đến 18-7-1986. Các báo này có đăng lời cảm ơn của con trai cả Tổng bí thu Lê Duẩn đối với Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, cá nhân đã tổ chức và tham gia tang lễ với chức danh đó. --Двина-C75MT 13:43, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chia nhỏ Chiến dịch Krym (1944)[sửa mã nguồn]

Theo như cách bố trí của các bạn trên Dự án WWII thì Chiến dịch Krym (1944) sẽ bao gồm 3 chiến dịch nhỏ: "Perekov-Simferopol", "Kerch-Simferopol" và "Sevastopol (1944)". Thực chất đây là hai hướng tấn công ("Perekov-Simferopol", "Kerch-Simferopol") sau đó hợp điểm tại "Sevastopol (1944)". Viết về các sự kiện này không khó, tài liệu rất nhiều. Nhưng trên wiki, ba bài này sẽ "côi cút" vì không wiki (ngôn ngữ) nào viết về nó (kể cả ru:wiki). Khov thấy thế nào. Liệu vi:wiki có cần trở thành một "trái tim Danko" trong trường hợp này không ? --Двина-C75MT 14:02, ngày 28 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Phòng ngự tích cực[sửa mã nguồn]

Trong giáo trình chỉ huy quân sự của Học viện Westpoint (Mỹ) hay của Học viện Frunze (Nga), có mấy nhóm chiến thuật phòng ngự:

1- Phòng ngự thụ động: đơn giản là ngồi chờ địch tấn công rồi giáng trả, chặn đứng đòn tấn công đó. Chiến thuật này chỉ áp dụng khi lực lượng bên phòng ngự quá yếu so với đối phương, binh lực mỏng, phương tiện đạn dược ít, điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp.
2- Phòng ngự tích cực: lấy phòng ngự làm chính như có thể kết hợp với các trận đánh "lấn dũi" có tính cục bộ để xóa các chỗ lõm, cải thiện thế trận, tiêu hao sính lực địch, làm chod dịch mệt mỏi, tạo thời cơ tấn công; tạo một số bàn đạp thậun lợi để tổ chức tấn công khi có cơ hội. Chiến thuật dụ địch tấn công để phục kích, đánh úp cũng nằm trong nhóm chiến thuật phòng ngự tích cực.
3- Phòng ngự cơ động: Sử dụng khi binh lực của cả hai bên hoặc một trong hai bên không bao quát được toàn bộ khu vực tác chiến, địa hình bị chia cắt, quân hai bên ở thế xen cài... Bên phòng ngự chỉ cần kiểm soát một số vị trí có tính thenm chốt như "cửa mở tự nhiên", những chỗ tiếp giáp, những vị trí hiểm yếu. Bên phòng ngự chỉ bố trí những đội trắc vệ có nhiệm vụ canh phòng và báo động khi bị tấn công. Còn lực lượng phòng ngự chính nằm ở thê đội 2. Khi bị tấn công ở đâu thì tùy quy mô tấn công của địch mà điều một phần hay toàn bộ thê đội này đến chỗ đó.
4- Phòng ngự lâm thời: Sử dụng khi chiến dịch tấn công bị gián đoạn hoặc phải chia làm nhiều đợt. Mỗi lần tạm dừng phải bố trí phòng ngự lâm thời. Hoặc dùng khi rút quân, phải bố trí phòng ngự trên từng tuyến, từng chặng khi tạm dừng rồi tùy tình hình mà rút tiếp hoặc chuỷen sang chiến thuật phòng ngự khác.
5- Phòng ngự kiên cố (có hai chiến thuật phổ biến là "con nhím" và "áo giáp nhiều lớp"): Là sự phát triển của phòng ngự thụ động nhưng ở mức cao hơn. Bố trí các tuyến, các lớp phòng ngự kiên cố để buộc đối phương phải đánh công kiên (thường là vỗ mặt các lớp, các vị trí phòng thủ đều "rắn") để từng bước đánh tiêu hao đối phương trong tác chiến phòng ngự, sau đó có thể chuyển sang phản công.
6- Phòng ngự tổng hợp: Có thể kết hợp hai, ba nhóm tác chiến phòng ngự để bổ sung cho nhau, tạo thế liên hoàn trong chiến thuật phòng ngự. --Двина-C75MT 08:48, ngày 31 tháng 8 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Người Anh đề nghị mượn máy bay của người Nga[sửa mã nguồn]

Thực ra thì chưa đến mức đó. Trong bức thông điệp ngày 15 tháng 8 năm 1944 gửi I. V. Stalin, Winston Churchill có viết thế này: "Tôi nhận được bức điện đau buồn của những người Ba Lan ở Warshawa gửi tới nói rằng họ đã chiến đấu hơn 10 ngày nay để chống lại các lực lượng Đức rất mạnh và chia cắt thành phố ra làm ba mảnh. Họ vật này tôi gửi cho họ súng máy và đạn dược. Vậy Ngài có thể chi viện thêm nữa cho họ được không, vì rằng từ Italia đến đó thật quá xa". Thế đấy! Còn chuyện mượn máy bay thì Winston Churchill không đề cập đến vì ông ta thừa biết người Nga sẽ đoán ra ý đồ "của người phúc ta" của ông ta. Việc mượn máy bay có lẽ là lời đồn thổi, suy diễn thôi. Nói chung là dù rất "láu cá" trong quan hệ chính trị nhưng "văn vở" của Winston Churchill cao hơn nhiều chứ không phải mấy cái trò mượn máy bay lặt vặt kiểu trẻ con ấy. --Двина-C75MT 04:33, ngày 12 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chính ủy và tư lệnh[sửa mã nguồn]

Trong quân đội Liên Xô trước năm 1943, chính ủy và tư lệnh được coi như hai đồng chỉ huy. Hội đồng quân sự của một trung đoàn đến một tập đoàn quân thường chỉ có 3 đến 5 người. Gồm tư lệnh (chỉ huy trưởng), tham mưu trưởng, chính ủy (ủy viên hội đồng quân sự); có thể thêm 1 đến 2 ủy viên hội đồng. Thường thì các chính ủy là người đứng đầu các cơ quan Đảng, các tướng lĩnh thuộc ngạch chính trị nên khả năng, trình độ chỉ huy quân sự thường bị hạn chế hơn so với các tư lệnh và tham mưu trưởng là những nhà quân sự chuyên nghiệp được đào tạo bài bản hơn. Trong khi đó, với vai trò là "đồng chỉ huy", ngang quyền tư lệnh, nếu chính ủy và tư lệnh làm việc ăn ý với nhau thì không sao, nhưng nếu không "chịu nhau" thì rất dễ dẫn đến mâu thuẫn, cản trở công việc chỉ huy. Trường hợp của L. D. Mekhlich là điển hình. Phát hiện điều này, từ năm 1943, I. V. Stalin ký nghị quyết của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô, đồng thời ký nghị định của Chính phủ Liên Xô bãi bỏ chế độ chính ủy trong quân đội và hải quân Liên Xô. Các chính ủy, phó chính ủy trở thành các ủy viên hội đồng quân sự, có quyền báo cáo riêng theo ngành dọc lên Tổng cục chính trị của Hồng quân nhưng vẫn dưới quyền tư lệnh tại chiến trường. Khả năng chỉ đạo và chỉ huy tác chiến của các bộ tư lênh PDQ, TĐQ, QĐ, SĐ, TĐ tăng lên rõ rệt. --Двина-C75MT 02:38, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Ở QĐNDVN, chính ủy và tư lệnh là "đồng chủ trì" các hoạt động của đơn vị. Nếu có "sự cố" xảy ra hay "lập được chiến công", cả hai đều cùng chịu trách nhiệm, cùng hưởng vinh quang (cái này khác với chế độ trách nhiệm cá nhân của quân đội Liên Xô).--Двина-C75MT 10:22, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Đúng thế, khác nhau là ở chỗ đó. Nếu các anh đoàn kết, cùng nhau phối hợp làm việc cho tốt thì OK. Ngược lại thì "bật bãi", để lại "ghế" đấy cho những người biết làm việc với nhau "ngồi" vào đó. --Двина-C75MT 11:59, ngày 20 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Nguyên tắc làm việc của Đảng CS Việt Nam là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Nếu theo đúng nguyên tắc này thì không phải là ông chỉ huy hay ông chính ủy hoặc cả hai ông muốn tự mình làm gì thì làm mà phải làm theo nghị quyết của Đảng ủy. Mà Đảng ủy thì không chỉ bao gồm hai ông này. Cho nên dù là tư lệnh hay chính ủy thì quyền hạn cũng tương xứng với trách nhiệm. Một khi Đảng ủy đã có nghị quyết rồi mà anh không làm được hay làm dở thì "mời anh xuống". --Двина-C75MT 00:44, ngày 21 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

L. D. Mekhlik trong Chiến dịch Lyuban[sửa mã nguồn]

Thêm một lý do để đến đầu năm 1943, STAVK cương quyết bãi bỏ chế độ chính ủy trong quân đội Liên Xô. Lần này thì L. D. Mekhlik còn có thể "đổ tội" cho K. E. Voroshilov chứ đến Chiến dịch Krym 1941-1942 thì ông ta chẳng còn có thể đổ tội cho ai được nữa. --Двина-C75MT 09:22, ngày 22 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tikhvin[sửa mã nguồn]

Trong bài chính, ru: chỉ viết chung chung thế thôi. Còn cụ thể thì phải tìm tại bài này mới chi tiết đến từ quân đoàn, sư đoàn các binh chủng tăng, pháo, công binh, không quân và cả các đơn vị bổ sung trong quá trình tác chiến nữa. --Двина-C75MT 04:10, ngày 24 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Re: From Minh Tâm[sửa mã nguồn]

  1. "Новгородская армейская оперативная группа" nghĩa là "Cụm tác chiến chiến dịch Novkorod", hoạt đọng trong các chiến dịch phòng ngự Novgorod từ 31-7-1941 đến 15-5-1942. Đây là một tổ chức quân sự lâm thời, thường được sử dụng trong tác chiến binh chủng hợp thành hoặc là việc thu gom quân từ các đơn vị bị đánh tan để tổ chức tác chiến phòng ngự. Đó không phải là tổ chức cứng như PQD, TĐQ... Chiến dịch kết thúc là giải thể hoặc chuyển thành tổ chức cứng. Trong bài đã chỉ rõ có hai cụm tác chiến chiến dịch Novgorod. Cụm Novgorod thứ nhất hoạt động từ ngày 31 tháng 7 năm 1941 đến ngày 6 tháng 8 năm 1941. Đến ngày 6 tháng 8 thì trên cơ sở cụm này STAVKA lập ra Tập đoàn quân 48. Cụm Novgorod thứ hai tồn tại từ 16 tháng tám năm 1941 đến 15 tháng 5 năm 1942. Thành phần gồm tàn quân của Sư đoàn xe tăng 28 vừa bị đánh tan và bộ phận của Tập đoàn quân 48 rút theo hướng Novgorod; (TĐQ 48 bị xé làm nhiều mảnh, trong đó, số lớn nhất rút theo hướng Novgorod). Ngày 15 tháng 5 năm 1942, sau khi các tập đoàn quân 52 và 59 tiếp nhận khu vực phòng thủ, cụm này được giải tán.
  2. "Отдельный гаубичный артиллерийский полк Артиллерийских Краснознамённых курсов усовершенствования командного состава" là "Trung đoàn lựu pháo độc lập của pháo binh Hồng quân trực thuộc tư lệnh tập đoàn quân". Bài này nói về đơn vị tiền thân của Trung đoàn pháo binh 445 (Liên Xô) trước thời điểm ngày 6 tháng 3 năm 1942.
  3. "Quân đoàn xe tăng 39 (Đức)": Tại thời điểm tháng 10, tháng 11 năm 1941, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) thuộc Tập đoàn quân 16 có binh lực rất mạnh. Nó bao gồm:
  • Sư đoàn xe tăng 8 gồm 3 trung đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ, 1 trung đoàn pháo nòng dài, 1 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát cơ giới, công binh, hậu cần.
  • Sư đoàn xe tăng 12 có biên chế tương tự
  • Sư đoàn cơ giới 18 gồm 3 trung đoàn bộ binh cơ giới (mỗi trung đoàn có một tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ), các trung đoàn lựu pháo, pháo chống tăng, súng cối, các tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ độc lập, trinh sát, công binh, hậu cần. Tất cả đều được cơ giới hóa.
  • Sư đoàn cơ giới 20 có biên chế tưong tự (nhưng không có tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ độc lập).
  • Sư đoàn bộ binh 21.
  • Sư đoàn bộ binh 126 (thiếu), chỉ có 2/3 trung đoàn trong biên chế)

Với biên chế này Quân đoàn xe tăng 39 mạnh hơn một tập đoàn quân Liên Xô khi đó chỉ có từ 3 đến 5 sư đoàn bộ binh và một vài lữ đoàn xe tăng. Số liệu hơn 65.000 quân và hơn 450 xe tăng là có cơ sở. Cụ thể. Khov nên tham khảo về Quân đoàn xe tăng 39 (Đức). --Двина-C75MT 02:22, ngày 26 tháng 9 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Cánh Nam của Chiến dịch Bagration[sửa mã nguồn]

Trước kia tôi đã bảo là không có chuyện đó rồi nhưng Taza vẫn cứ viết thế. Theo hồi ký của cả bốn người: Zhukov, Vasilevsky, Rokossovsky và Stemenko thì Rokossovsky đề nghị chuyển giao cho ông 3 tập đoàn quân cánh phải của PDQ Ukraina 1. Ông dự định dùng 3 tập đoàn quân này và 3 tập đoàn quân cánh trái của PDQ Byelorussia 1 cùng 1 tập đoàn quân xe tăng lấy từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh mở một mũi đột kích vu hồi sâu từ Kovel qua Brest lên Byelostok. Mũi đột kích này sẽ vô hiệu hóa tất cả các tuyến phòng thủ của quân Đức ở phía Đông Byelorussya và giáng đòn "chết người" vào sau lưng Cụm TĐQ Trung tâm (Đức). I. V. Stalin không phê phán gì mà chỉ giao cho Bộ Tổng tham mưu Liên Xô nghiên cứu sử dụng. Bộ TTM Liên Xô cũng cho đây là sáng kiến cực kỳ hay như cũng nhận thấy để thực hiện nó, cần rất nhiều phương tiện để khắc phục khu vực phía Tây đầm lầy Polesia (ít nhất cần đến 5 giang đội và vài trăm giang hạm để chuyển quân và yểm hộ tấn công) nhưng Đại bản doanh lại khong có sẵn những dự trữ đó. Vì thế, chiến dịch đã diễn ra như lịch sử đã xảy ra và mũi tấn công do K. K. Rokossovsky đề xuất vẫn thực hiện được nhưng quy mô nhỏ hơn trong sự phối hợp với mũi chủ công ở chính diện Vitebsk - Bobruisk. Tuy nhỏ và chỉ đến Brest nhưng mũi vu hồi này cũng góp phần lớn làm thất bại cánh Nam và băm nát hậu tuyến của Cụm TĐQ Trung tâm (Đức). Trong tập 1 (các trang 362-363) hồi ký của S. M. Stemenko đã ghi rõ sự việc này. --Двина-C75MT 08:18, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

En:wiki viết vậy nhưng chưa chắc Glantz và Belamy đã viết như vậy. Mang tiếng là một wiki to nhưng một số thành viên en:wiki thường hay bẻ nguồn (loại như Kayani) hoặc viết theo ý mình rồi dẫn đại nguồn nào đó. Tìm mua được cuốn sách họ dẫn thì mất đến cả năm trời, có khi chẳng mua được. Mặt khác, sự việc tranh luận giữa Tổng tư lệnh và các tư lệnh phương diện quân về kế hoạch tác chiến là chuyện bình thường. Trong chiến dịch Bão mùa đông, K. K. Rokossovsky cũng không bằng lòng với việc A. M. Vasilevsky điều Tập đoàn quân cận vệ 2 đi chặn cuộc tấn công của Herman Hoth thay vì tập trung nó để tiêu diệt dứt điểm cánh quân Paulus trước khi cánh quân của Hoth kịp đến. Những cuộc tranh luận bình thường ấy hay được các nhà nghiên cứu phương Tây hoặc chính các thành viên wiki "thổi" lên thành những vụ cãi vã to chuyện, mất đoàn kết. Kể cả một số thành viên ru:wiki có tham vọng "bắn vào quá khứ", "lật nhào mọi thứ"... Đúng là họ suy bụng ta ra bụng người. Vì thế, mình không ghét en:wiki nhưng khá ngờ vực họ, đặc biệt là những gì họ viết có liên quan đến những nước đang hoặc từng có chế độ XHCN. Còn việc I. V. Stalin băn khoăn lo ngại về việc K. K. Rokossovsky phải chỉ đạo hai cánh quân của Phương diện quân Byelorussya 1 hoạt động trên hai hướng hầu như độc lập, cách xa nhau đến hơn 500 km trên đầu Đông và đầu Tây đầm lầy Polesia (như Glantz viết và cả S. M. Stemenko, A. M. Vasilevski và G. K. Zhukov cũng viết) thì hoàn toàn dễ hiểu. Trước một ý tưởng táo bạo như thế mà Tổng tư lệnh tối cao lại không suy nghĩ gì thì mới là lạ. --Двина-C75MT 10:18, ngày 5 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Stalin tức giận[sửa mã nguồn]

686 nick thích đoạn phim này và 239 nick không thích đoạn phim này (cho đến thời điểm tôi thảo luận với bạn). Họ có nhiều lý do để thích và không thích. Nhưng chúng ta, những người nghiên cứu khoa học thì hãy phân tích vấn đề cho thấu đáo:

Từ đầu đoạn phim đến giây thứ 35, ông đã cố gắng kiềm chế. Từ đó đến 1 phút, ông cố gắng kiềm chế một lần nữa. Ông muốn nói gì đó. Nhưng đám đông không để cho ông nói. Tiếp theo, lại một cuộc reo hò tung hô nữa. Và đây mới là cái quan trọng, ông bắt đầu xoa má của mình. Những ai sống với người Gruzia lâu năm đều biết, khi họ vuốt má của mình nghĩa là họ bắt đầu bất bình. Từ phút 1.30 trở đi, đám đông càng cuồng nhiệt hơn. Mặc dù không có chứng cứ và chứng lý, nhưng tôi cam đoan rằng Stalin bắt đầu cảm thấy "sức ép của đám đông". Cái xoa cằm của ông ở phút thứ 1.58 không thể lý giải được tâm lý của ông lúc đó. Nó có thể được hiểu như sự chấp nhận, nhưng cũng có thể được hiểu như sự hài lòng. Phút thứ 2.10, ông cố gắng chịu đựng một lần nữa. Vì ông lên diễn đàn này là để phát biểu chứ không phải để nghe những lời ca tụng, tung hô. Và từ phút 2.20 thì ông bực bội lắm. Và ông nói: "Tất cả hãy trật tự. Trật tự !". Tiếc là đoạn clip này không cho thấy đoạn sau. Rất cảm ơn Sholokhov đã cho mình và cộng đồng có điều kiện xem đoạn clip này. --Двина-C75MT 05:44, ngày 8 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/s Điểm khác biệt giữa Stalin và hai người cũng được tung hô như thế trong các thế kỷ 19 và 20 là cả Hitler và Napoleon đều vênh váo như một "chú gà sống tốt mã". Còn I. V. Stalin thì tự thấy không lấy làm vinh hạnh cho lắm. --Двина-C75MT 05:44, ngày 8 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Về chuyện "thâm trầm và ít nói" của Stalin thì không ai dám phản đối rằng nó tốt hơn cái tính la hét quát tháo mắng mỏ khi tức giận của Hitler rất nhiều. Tuy nhiên chắc Khov cũng đồng ý là việc kiềm chế và điều khiển cơn giận lại tương đối độc lập với khả năng hùng biện. Nếu Stalin thâm trầm nhưng vẫn có khả năng làm chủ đám đông thì chẳng phải tốt hơn - cũng như Hitler biết cách cư xử đúng mực mà giữ nguyên tài hùng biện vậy. Cả hai người Hitler và Stalin đều có cái mạnh cái yếu riêng, khi xét riêng vấn đề này thì Hitler hơn Satlin, nhưng xét tổng thể con người thì rõ ràng những phầm chất của Stalin có tính bền vững và lâu dài hơn Hitler nhiều.--Volga (thảo luận) 01:55, ngày 10 tháng 10 năm 2012 (UTC)Trả lời

Giai đoạn đột phá trong Chiến dịch Bagration[sửa mã nguồn]

Có một câu chuyện lý thú được ghi vào biên bản hỏi cung tướng Friedrich Gollwitzer của Hội đồng quân sự PDQ Byelorussia cùng nguyên soái A. M. Vasilevsky ngày 28 tháng 6 năm 1943 hiện còn được lưu trữ tại BQP Nga. Ông này cho rằng mình bị bắt là do ngẫu nhiên, do bản thân thiếu thận trọng. Ông ta tin rằng lính của ông ta vẫn đang chiến đấu trong khu vực Vitebsk. Đến khi A. M. Vasilesky cho gọi tướng Alfons Hitter, đại tá Hans Schmidt và mấy tướng tá nữa vào gặp và bảo Friedrich Gollwitzer hãy hỏi cấp dưới của ông ta thì ông ta mới kinh hoàng tá hỏa khi biết cả quân đoàn của mình đã "đi tong".

Otto Chansey viết dựa theo các báo cáo của các tướng Đức Quốc xã. Mà họ thì không bao giờ muốn bị Quốc trưởng "sạc". Glantz và Zaloga chú ý khai thác cả các tài liệu của Kurt von Tippenskirch, hồi ký của các tướng Đức khác (trong cuốn "Những quyết định sai lầm") và cả các tài liệu Liên Xô-Nga. Vì thế, Glantz và Zaloga khách quan hơn. Mặt khác, với ngần ấy pháo và Katyusha (từ 170 đến trên 200 khẩu/km chính diện) nã vào, hàng trăm phi vụ máy bay ném bom và tấn công mặt đất như vậy thì công sự nào chịu nổi. Ngoài ra, còn một người nữa ở Tổng hành dinh của Hitler là tướng Zigfrish von Vestfan đã viết: "Cuộc kết thúc đang đến gần. Chỉ còn lại những tàn quân đầu hoang mang của 30 sư đoàn vừa thoát khỏi cái chết và không bị bắt làm tù binh". Mình cam đoan rằng Otto Chansey không thể không biết đến điều này. Chắc ông ta muốn tự nắm tóc kéo cả mình và con ngựa của mình lên khỏi đồng lầy kiểu như Nam tước Muynkhaozen thôi. --Двина-C75MT 09:32, ngày 11 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Có cái ảnh này khá tiêu biểu cho Chiến dịch Vitebsk-Orsha nhưng Commont không có. Nó là hình tự do trên ru:wiki. Khov xem có cách nào đẩy nó lên Commont đươc không ? Cảm ơn bạn trước. --Двина-C75MT 05:07, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Очень хорошо. Cпасибо товарищ --Двина-C75MT 10:34, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Chiến dịch Bagration và các chiến dịch bộ phận[sửa mã nguồn]

Sholokhov viết với văn phong như Sovinform. Cách viết này có thể cổ động ai đó, làm hài lòng ai đó nhưng rất dễ bị POV. Mình lưu ý Khov điều này không phải lần đầu. Thực ra mình học được cái này ở chính Trung tướng SS Hendrik Muler (Cục trưởng Cục IV-Gestapo của Tổng cục An ninh Đức Quốc xã) khi ông ta trả lời cấp dưới là Trung tá SS Alfred Eishman như thế này:

Thế đấy Khov ạ. Trên wiki, ít nhất là vi.wiki, ta phải làm như vậy, dù không mong muốn. --Двина-C75MT 14:42, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

P/s À! Còn cái đoạn "Rất mừng được gặp ông. Tập đoàn quân số 9 không còn tồn tại nữa", Khov phải chỉ rõ rằng Adair trích ở đâu. Nếu không, những thế lực "bài Xô, chống Nga" sẽ "vả" cho anh em mình một cái nữa đấy. --Двина-C75MT 14:49, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời