Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2008/04

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 4 năm 2008
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậuvăn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đớihệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Năm 1962 Bộ Văn hóa–Thông tin Việt Nam đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất–địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.

Dãy núi Cascade

Núi Rainier
Núi Rainier

Dãy núi Cascade là một dãy núi chính ở phía tây Bắc Mỹ kéo dài từ phía nam tỉnh bang British Columbia của Canada chạy qua hai tiểu bang WashingtonOregon rồi đến Bắc California. Nó bao gồm cả các núi không phải là núi lửa như các ngọn núi hình chóp nhọn gồ ghề của Bắc Cascade (North Cascades) và các núi lửa nổi tiếng có tên chung là Thượng Cascade (High Cascades). Một phần nhỏ của dãy núi ở British Columbia được gọi là Cascade Canada (Canadian Cascades) hay Các núi Cascade (Cascade Mountains); tên gọi thứ hai đôi khi cũng được cư dân tiểu bang Washington dùng để chỉ phần dãy núi Cascade ở tiểu bang này, thay cho tên gọi Bắc Cascade, là tên thông dụng hơn ở Mỹ như trong cụm từ công viên quốc gia Bắc Cascade.

Dãy núi Cascade là bộ phận của vành đai lửa Thái Bình Dương, một vành đai gồm các núi lửa và những ngọn núi có liên quan ở quanh Thái Bình Dương. Tất cả các vụ phun trào núi lửa được biết đến trong lịch sử tại Hoa Kỳ Lục địa là từ các núi lửa của dãy núi Cascade. Hai vụ phun trào núi lửa gần nhất là tại đỉnh Lassen từ năm 1914 đến năm 1921 và một lần phun trào núi lửa chính của núi St. Helens năm 1980. Những lần phun trào nhỏ của núi St. Helens cũng đã xảy ra, gần đây nhất là vào năm 2006.

Métro Paris

Biển hiện Métro Paris
Biển hiện Métro Paris

Métro Paris là hệ thống tàu điện ngầm phục vụ thành phố và vùng đô thị Paris. Tính cho đến năm 2007, hệ thống này có 16 tuyến, phần lớn chạy ngầm dưới đất, với tổng chiều dài 213 km. Métro Paris là một trong những biểu tượng của thủ đô nước Pháp, đặc trưng bởi mạng lưới các tuyến dày đặc, mật độ sử dụng cao và các bến tàu điện ngầm được trang trí theo phong cách Art nouveau.

Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố Paris được khánh thành nhân dịp Triển lãm thế giới 1900. Trong suốt những thập niên đầu thế kỷ 20, hệ thống Métro Paris phát triển mạnh mẽ, cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Sau một giai đoạn hoạt động trầm lắng trong "những thập niên của ô tô" (décennies voitures, 1950–1970), nhiều tuyến tàu điện ngầm đã tiếp tục được kéo dài ra vùng ngoại ô thành phố. Trong nội ô, các tuyến và trạm đã trở nên dày đặc đã khiến một thời gian dài Métro Paris không có thêm tuyến mới. Cho tới tận tháng 10 năm 1998, tuyến số 14, mới nhất của Métro Paris, được khánh thành. Khác với các tuyến trước đó, tuyến 14 được tự động hóa hoàn toàn.

Hiện nay hệ thống Métro Paris phục vụ việc đi lại cho khoảng 4,5 triệu lượt người mỗi ngày. Vào năm 2005, Métro Paris có tổng cộng 1,365 tỷ lượt hành khách. Tổng số Métro Paris có 298 bến, trong đó có 62 bến giao từ 2 tuyến trở lên. Về lượng hành khách vận chuyển, Métro Paris đứng thứ 4 thế giới sau các hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva, TokyoThành phố Mexico. Tính tổng chiều dài các tuyến, Métro Paris xếp thứ 7 thế giới sau các hệ thống tàu điện ngầm London, New York, Seoul, Tokyo, MoskvaMadrid. Tuy vậy tính về tổng số bến tàu điện ngầm thì Métro Paris xếp thứ 3 thế giới, chỉ sau Hệ thống tàu điện ngầm Thành phố New YorkHệ thống tàu điện ngầm Seoul.

Paracetamol

Mô hình cấu trúc paracetamol
Mô hình cấu trúc paracetamol

Paracetamol (tên nhãn hiệu quốc tế không độc quyền) hay acetaminophen (tên được chấp nhận tại Hoa Kỳ) là một thuốc có tác dụng hạ sốt và giảm đau, tuy nhiên không như aspirin nó không hoặc ít có tác dụng chống viêm. So với các thuốc NSAID, paracetamol có rất ít tác dụng phụ với liều điều trị nên được cung cấp không cần kê đơn ở hầu hết các nước. Tên gọi acetaminophen and paracetamol được lấy từ tên hóa học của hợp chất: para-acetylaminophenol và para-acetylaminophenol.

Paracetamol gồm có một vòng nhân benzen, được thay thế bởi một nhóm hydroxyl và nguyên tử ni-tơ của một nhóm amid theo kiểu para (1,4). Mhóm amid là acetamide (ethanamide). Đó là một hệ thống liên kết đôi rộng rãi, như cặp đôi đơn độc trong hydroxyl oxygen, đám mây pi benzene, cặp đôi đơn độc ni-tơ, quỹ đạo p trong carbonyl carbon, và cặp đôi đơn độc trong carbonyl oxygen tất cả đều được nối đôi. Sự có mặt của hai nhóm hoạt tính cũng làm cho vòng benzene phản ứng lại với các chất thay thế thơm có ái lực điện. Khi các nhóm thay thế là đoạn mạch thẳng ortho và para đối với mỗi cái khác, tất cả các vị trí trong vòng đều ít nhiều được hoạt hóa như nhau. Sự liên kết cũng làm giảm đáng kể tính ba-zơ của oxy và ni-tơ, khi tạo ra các hydroxyl có tính acid.

Elizabeth I của Anh

Chân dung cầu vồng của Elizabeth vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh
Chân dung cầu vồng của Elizabeth vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh

Elizabeth I của Anh (7 tháng 9, 1533 – 24 tháng 3, 1603) là Nữ vương AnhIreland từ ngày 17 tháng 11 năm 1558 cho đến khi băng hà. Bà được biết đến với những danh hiệu khác như Nữ vương Đồng trinh, Gloriana, hoặc Good Queen Bess, và trở nên bất tử với tên Faerie Queene trong thiên sử thi cùng tên của Edmund Spenser. Elizabeth I là vị quân chủ chính thức thứ 5, cũng là người cuối cùng, của triều đại Tudor (những người khác thuộc vương tộc Tudor đã từng lên ngôi báu là ông nội Henry VII, cha Henry VIII, em trai cùng cha khác mẹ Edward VIvà chị cùng cha khác mẹ Mary I). Thời trị vì của Elizabeth I kéo dài 45 năm, nổi bật với hai sự kiện: Vương quốc Anh trở nên một thế lực có ảnh hưởng toàn cầu, và những tranh chấp tôn giáo luôn sục sôi trong nước.

Elizabeth khởi sự cai trị đất nước bằng cách tìm kiếm những lời tư vấn khôn ngoan và thích đáng, những quyết định chính trị của nữ vương thường dựa vào một nhóm các cố vấn đáng tin cậy được đặt dưới sự dẫn dắt của William Cecil, Nam tước Burghley. Một trong những quyết định quan trọng đầu tiên của Elizabeth là quay sang ủng hộ việc xác lập giáo hội theo khuynh hướng Kháng Cách cho nước Anh, với nữ vương là Thống đốc Tối cao của Giáo hội. Từ đây hình thành và phát triển Anh giáo. Trái với sự mong đợi của thần dân cũng như của Quốc hội, Elizabeth không hề kết hôn. Mặc dù luôn cẩn trọng trong đối ngoại và dè dặt khi ủng hộ các chiến dịch quân sự tại Hà Lan, Pháp, và Ireland, chiến tích nước Anh đánh bại hạm đội Armada của Tây Ban Nha năm 1588 được nối kết với tên tuổi của nữ vương và thường được xem là một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất trong lịch sử nước Anh.