Yakaze (tàu khu trục Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục Nhật Yakaze vào tháng 7 năm 1922
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt hàng 1917
Xưởng đóng tàu Mitsubishi-Nagasaki
Đặt lườn 15 tháng 8 năm 1918
Hạ thủy 20 tháng 4 năm 1920
Hoạt động 19 tháng 7 năm 1920
Ngừng hoạt động 15 tháng 8 năm 1945
Xếp lớp lại 20 tháng 7 năm 1942 (như một tàu mục tiêu)
Xóa đăng bạ 31 tháng 3 năm 1944
Số phận Bị đánh chìm như một đê chắn sóng tại cảng Nagaura, Yokosuka, năm 1948
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Minekaze
Trọng tải choán nước
  • 1.345 tấn (tiêu chuẩn);
  • 1.650 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 97,5 m (319 ft 11 in) mực nước
  • 102,6 m (336 ft 7 in) chung
Sườn ngang 9 m (29 ft 6 in)
Mớn nước 2,9 m (9 ft 6 in)
Động cơ đẩy
  • Turbine hơi nước Mitsubishi-Parsons
  • 4 × nồi hơi đốt dầu
  • 2 × trục
  • công suất 38.500 mã lực (28,7 MW)
Tốc độ 72 km/h (39 knot)
Tầm xa
  • 6.700 km ở tốc độ 26 km/h
  • (3.600 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 148
Vũ khí

Yakaze (tiếng Nhật: 矢風) là một tàu khu trục thuộc lớp Minekaze được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Chúng là những tàu khu trục hàng đầu của Hải quân Nhật trong những năm 1930, nhưng đã bị xem là lạc hậu vào lúc nổ ra Chiến tranh Thái Bình Dương. Yakaze chỉ được sử dụng trong vai trò tàu mục tiêu và tàu bảo vệ cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó bị đánh chìm như một đê chắn sóng tại cảng Nagaura, Yokosuka vào năm 1948.

Thiết kế và chế tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chế tạo lớp tàu khu trục kích thước lớn Minekaze được chấp thuận như một phần trong Chương trình Hạm đội 8-4 của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong giai đoạn năm tài chính 1917-1920, kèm theo lớp Momi cỡ trung vốn chia sẻ nhiều đặc tính thiết kế chung.[1] Được trang bị động cơ mạnh mẽ, những con tàu này có tốc độ cao và được dự định hoạt động như những tàu hộ tống cho những chiếc tàu chiến-tuần dương thuộc lớp Amagi mà cuối cùng đã không được chế tạo.[2]

Yakaze, chiếc thứ sáu của lớp tàu này, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 8 năm 1918; được hạ thủy vào ngày 20 tháng 4 năm 1920; và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 7 năm 1920.[3]

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất, Yakaze được điều về Quân khu Hải quân Kure thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Vào năm 1931, Yakaze được tập hợp cùng với các con tàu chị em Minekaze, OkikazeSawakaze tại Quân khu Hải quân Sasebo để hình thành nên Hải đội Khu trục 2 trực thuộc Hạm đội 2. Trong những năm 1930-1932, Hải đội Khu trục 2 được chuyển sang Không Hạm đội 1 Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong thành phần hộ tống cho các tàu sân bay AkagiHōshō để trợ giúp vào việc tìm kiếm và giải cứu những máy bay lâm nạn. Vào lúc xảy ra Sự kiện Thượng Hải năm 1932, Yakaze tham gia tuần tra dọc theo sông Dương Tử tại Trung Quốc.

Không lâu sau khi Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra, Yakaze được rút khỏi hoạt động chiến đấu thường trực và được tháo bỏ hầu hết vũ khí tại Xưởng hải quân Kure để cải biến thành một tàu mục tiêu. Chiếc thiết giáp hạm kỳ cựu Settsu vốn được sử dụng trong vai trò này, vốn chậm chạp và đã hết tuổi đời phục vụ. Nó được thay thế để phục vụ như một mục tiêu thực tập tấn công bằng ngư lôi và không kích tại Yokosuka từ ngày 20 tháng 5 năm 1942. Yakaze được chính thức rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân như một tàu khu trục kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1942.[3]

Mặc dù Yakaze có ưu thế rõ rệt về tốc độ so với Settsu, nó không thể nào bì kịp chiếc thiết giáp hạm về phương diện vỏ giáp, và chỉ chịu đựng được một cú đánh trúng trực tiếp bằng bom thực hành nặng có 0,45 kg (1 lb). Hải quân Nhật cân nhắc lại kế hoạch sử dụng Yakaze như là tàu mục tiêu, và đưa nó trở lại hoạt động thường trực như một tàu tuần tra vào ngày 6 tháng 3 năm 1943. Nó được sử dụng như một tàu bảo vệ tại cảng Yokosuka cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Vào lúc Nhật Bản đầu hàng, Yakaze mắc cạn tại đáy cảng Yokosuka do bị hư hỏng và ngập nước. Sau chiến tranh, nó bị đánh chìm như một đê chắn sóng tại cảng Nagaura, Yokosuka vào năm 1948.[4].

Danh sách thuyền trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Howarth, The Fighting Ships of the Rising Sun
  2. ^ Globalsecurity.org, IJN Minekaze class destroyers
  3. ^ a b Nishidah, Hiroshi (2002). “Minekaze class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ Nevitt, Allyn D. (1997). “IJN Yakaze: Tabular Record of Movement”. Long Lancers. Combinedfleet.com.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. US Naval Institute Press. ISBN 087021893X.
  • Watts, Anthony J (1967). Japanese Warships of World War II. Doubleday. ASIN B000KEV3J8.
  • Whitley, M J (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Arms and Armour Press. ISBN 1854095218.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]