Bước tới nội dung

Đơn Dương (diễn viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đơn Dương
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Bùi Đơn Dương
Ngày sinh
(1957-08-27)27 tháng 8, 1957
Nơi sinh
Đà Lạt, Việt Nam Cộng hoà
Mất
Ngày mất
7 tháng 12, 2011(2011-12-07) (54 tuổi)
Nơi mất
San Francisco, California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân
Đột quỵ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Hôn nhân
Vũ Xuân Sanh
(cưới 1983⁠–⁠2003)

Mỹ Hạnh
(cưới 2008⁠–⁠2011)
Con cái
2
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1982 – 2003
Thể loạiChính kịch
Vai diễnHải trong Ba mùa
Website

Đơn Dương (27 tháng 8 năm 19577 tháng 12 năm 2011) là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam.

Anh bắt đầu diễn xuất từ năm 1982. Anh từng đạt giải "Diễn viên nam xuất sắc nhất" cho vai diễn trong phim Dấu ấn của Quỷ năm 1992. Phim Cỏ lau năm 1993, có sự tham gia của anh, đã đạt giải Phim xuất sắc nhất của Liên hoan Phim Việt nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn Dương tên khai sinh là Bùi Đơn Dương, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1957 tại Đà Lạt.[1] Anh có một người chị tên Bùi Thị Giang, về sau trở thành vợ của Lê Cung Bắc.

Thuở nhỏ, Đơn Dương học giỏi, từng thi đậu và học ngành dược. Anh từng có thời gian làm tại một xí nghiệp dược phẩm[2]. Tuy nhiên do ham mê điện ảnh nên anh đã bỏ ngang để theo nghệ thuật. Nguyễn Chánh Tín là người dẫn dắt Đơn Dương vào lĩnh vực điện ảnh.[3][4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sự nghiệp của mình, Đơn Dương từng đóng 38 bộ phim. Vai diễn đầu tiên vào năm 1982 là nhân vật anh thương binh tên Dũng trong bộ phim Pho tượng.[5] Tiếp đấy là các bộ phim Vùng trời cho chim câu của đạo diễn Lưu Bạch Đàn và Bản tình ca của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc năn 1986 cùng ca sĩ Thanh Lan. Sang thập niên 90, anh tiếp có những vai diễn hay trong phim Canh bạc, Cỏ lau, Ba mùaĐời cát.

Đến những năm 2000, Đơn Dương bắt đầu gặp rắc rối khi đóng hai bộ phim Chúng tôi từng là lính (We Were Soldier)Rồng xanh của Hollywood. Trong bộ phim Chúng tôi từng là lính anh đóng chung với Mel Gibson, và Đơn Dương thủ vai Nguyễn Hữu An, chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Trận Ia Đrăng. Sau khi đóng hai bộ phim Chúng tôi từng là línhRồng xanh, anh nhận nhiều chỉ trích dữ dội từ phía chính quyền cũng như phía dư luận vì đã tham gia những bộ phim mang tính "xuyên tạc lịch sử", bôi xấu hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, Đơn Dương luôn khẳng định mình vô tội và trong một bức thư gửi cho gia đình, anh nhấn mạnh rằng anh mãi mãi không bao giờ phản bội đất nước.

Cũng vì vụ việc trên, bộ phim Mê Thảo, thời vang bóng không đưa đi tham dự LHP châu Á - Thái Bình Dương, LHP Busan và LHP Bangkok năm 2002 và 2003, vì diễn viên chính (Đơn Dương) không được phép đại diện cho nền điện ảnh Việt Nam ở bất cứ đâu.[6] Khi không thể chịu được áp lực dư luận, anh đã xin bảo lãnh để rời Việt Nam và sang Mỹ sinh sống.

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lập gia đình năm 1983, Đơn Dương có hai con trai với người vợ đầu tên Vũ Thị Sanh (nghệ danh: Xuân Sanh)[7]. Con trai cả hiện sống ở Việt Nam, con trai thứ sống ở Mỹ[4]. Khi sang Mỹ và sống tại San Francisco, California, anh ly dị người vợ cả và lấy người vợ sau có tên Mỹ Hạnh, chủ trung tâm thẩm mỹ Hạnh Phước, hơn mình 14 tuổi vào năm 2008.[2]

Đến vào ngày 7 tháng 12 năm 2011, anh qua đời sau ít ngày bị tai biến. Nhưng thể theo di nguyện của anh và nguyện vọng của gia đình, anh lại được an táng tại quê nhà nơi anh sống.

Tai tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn Dương bị tòa án Fairfax Virginia phạt 200.000 USD trong phiên tòa mà anh bị kết án là chụp ảnh, quay băng sex tống tiền Trần Thị Phương Liên. Đơn Dương khẳng định trước báo giới, anh không hề quay phim sex, và không dùng phim sex để tống tiền bạn gái cũ. Ngoài ra, luật sư của anh ở Virginia tiến hành thủ tục với tòa án Fairfax để xin hủy bỏ án lệnh vào ngày 27/2/2009, đồng thời phản tố cô Liên về hành động vu khống, lăng mạ. Cuối cùng, Trần Thị Phương Liên tự ý bãi nại, hủy kiện.[8][9]

Các bộ phim đã tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tựa phim Vai diễn Chú thích
1982 Pho tượng[5] thương binh Dũng Bộ phim đầu tiên
1984 Vùng trời cho chim câu
1985 Ông Hai Cũ Chính ủy Thắng
Bản tình ca
1986 Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc
Bông lục bình
1987 Con gái ông thứ trưởng
Người trong cuộc
Giai điệu xanh
1990 Phía sau cuộc chiến[5]
1991 Canh bạc[8] anh lái xe Chiến
1992 Dấu ấn của quỷ[8] họa sĩ / người tù
1993 Chuyện tình trong ngõ hẹp[10] anh thợ điện Toàn Tên cũ: Ngõ đàn bà
1993 Cỏ lau[8] trung tá Lực
1993 Tạm biệt sông Ba[1] Phim Hàn Quốc
1995 Giữa dòng[8] Phim truyện video
1996 Bông sen vàng[1] Trần
1996 Nước mắt thời mở cửa Diu (người Hàn Quốc) Điện ảnh
1996 Người đẹp Tây Đô Hoàng Thái Phim truyền hình
1998 Chung cư Ba Tuần tiếng Pháp: L'Immeuble
tiếng Anh: The Building
1999 Ba mùa Hải tiếng Anh: Three Seasons
2000 Đời cát ông Cảnh tiếng Anh: Sand life
2001 Rồng xanh Trần Tài
2002 Chúng tôi từng là lính Nguyễn Hữu An nhan đề gốc tiếng Anh: We Were Soldiers
tiếng Đức: Wir waren Helden
2002 Mê Thảo, thời vang bóng Tam tiếng Pháp: Me Thao – Il fut un temps
tiếng Anh: Me Thao: There Was a Time When
2003 Ngày giỗ Người cha tiếng Anh: The Anniversary
Đạo diễn: Trần Hàm
? Biệt ly trắng[3] Nam
? Chuyện ngã bảy[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Phương Anh (ngày 7 tháng 6 năm 2005). “Tài tử Đơn Dương xây dựng cuộc sống mới tại Hoa Kỳ (I)”. Đài Á châu Tự do. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ a b cand.com.vn. “Diễn viên Đơn Dương ra tòa vì lừa tình, lừa tiền”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b “Chánh Tín: "Tôi vừa giận vừa thương Đơn Dương". Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011.
  4. ^ a b Cuộc đời Đơn Dương qua những bức ảnh chưa từng công bố
  5. ^ a b c “Đơn Dương đã chết trong oan nghiệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ 'Mê Thảo - thời vang bóng' lại vắng bóng tại LHP quốc tế”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ Nghệ sĩ Đơn Dương: Đi về mùa thứ 4 của đời người
  8. ^ a b c d e f Diễn viên Đơn Dương: Hóa kiếp những giông bão
  9. ^ “Đơn Dương bị kết án”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.
  10. ^ Đơn Dương và kỷ niệm 'Chuyện tình trong ngõ hẹp'

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]