Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Lang”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sẽ cố gắng tìm gặp ông Yên Lang để xin ảnh
Dòng 4: Dòng 4:
| tên = Yên Lang
| tên = Yên Lang
| honorific_suffix =
| honorific_suffix =
| hình = Khong hinh tu do.svg
| hình =
| cỡ hình =
| cỡ hình =
| alt =
| alt =

Phiên bản lúc 11:51, ngày 18 tháng 4 năm 2017

Yên Lang
SinhNguyễn Ngọc Thanh[1][2][3][4]
1940 (83–84 tuổi)[1][5]
Cầu Kè, Bạc Liêu,[5][1][3]  Liên bang Đông Dương
Dân tộcngười Kinh
Nghề nghiệpsoạn giả cải lương
Người thânKiều Oanh (vợ)[6]

Yên Lang (1940-) tên thật là Nguyễn Ngọc Thanh,[2][3][4]soạn giả cải lương người Việt Nam, đã sáng tác hơn 30 tuồng cải lương nổi tiếng.[1][7]

Sự nghiệp

Nguyễn Ngọc Thanh sinh năm 1940 tại Giồng Me, Cầu Kè,[4] Bạc Liêu, Liên bang Đông Dương, nay thuộc phường 2, thành phố Bạc Liêu, Bạc Liêu, Việt Nam.[3] Năm 1955 ông rời quê lên Sài Gòn[7] và khi đang học tại Trường Trung học Tân Thịnh ở Sài Gòn, ông đã gặp nhà thơ Hoài Ngọc và ký giả Phong Vân, những người được cho là đã khuyến khích ông dấn thân vào công việc sáng tác cải lương sau này,[4] dù ông từng rất đam mê thơ văn[1] và đã từng mong muốn trở thành một nhà thơ,[5] theo báo điện tử tỉnh Bạc Liêu thì ông đã từng tham gia làng văn nghệ Sài Gòn với tư cách là một người làm thơ.[3]

Năm 1960, vở tuồng đầu tiên của ông, viết chung với Nguyễn Kiều, mang tên Nắng chiều lên cổ tháp ra đời và được dàn dựng bởi đoàn Song Kiều.[4] Năm 1963[5] ông bắt đầu nổi tiếng với những tuồng cải lương thuộc thể loại "kiếm hiệp kỳ tình", là thể loại rất được yêu thích tại Việt Nam trong những năm 1960, 1970. Yên Lang từng sáng tác nhiều vở tuồng cải lương nổi tiếng, và chúng được cho là đã đưa ông lên cùng hàng với những soạn giả nổi danh đương thời. Có nhiều nghệ sĩ cải lương được cho là đã nổi tiếng vì những vở tuồng của ông.[1][7]

Ngoài sáng tác, ông còn đào tạo cho nhiều người khác, như Nguyên Thảo (tác giả của Kiếp nào có yêu nhau, em của ông) và Lam Tuyền (người chuyển thể Lá sầu riêng, con trai ông).[7]

Hiện nay ông vẫn còn sáng tác, thường là các bài ca cổ về Bạc Liêu.[1][7][5]

Tác phẩm

Ông đã sáng tác nhiều kịch bản cải lương nổi tiếng như:[1]

  • Bão biển
  • Bão cát
  • Đêm lạnh chùa hoang
  • Hỏa Sơn thần nữ
  • Khi rừng thu thay lá
  • Khi trời lạnh sương khuya
  • Manh áo quê nghèo
  • Máu nhuộm sân chùa
  • Mùa thu trên Bạch Mã Sơn
  • Nắng chiều lên cổ tháp (1960)[4]
  • Nắng thu về ngõ trúc
  • Người đẹp Tây Thi
  • Người phu khiêng kiệu cưới
  • Nhất kiếm bá vương
  • Tâm sự loài chim biển
  • Tình bằng hữu
  • Tình hận trên băng hồ
  • v.v.

Theo báo điện tử Cần Thơ, tuồng cải lương Đêm lạnh chùa hoang do ông sáng tác được tái bản đến lần thứ tư mà vẫn bán đắt.[4]

Ngoài ra ông còn sáng tác các bài vọng cổ như:[2]

  • Hương nhãn Bạc Liêu
  • Quán nửa khuya
  • v.v.

Câu nói

Đánh giá

Vinh danh

Lúc tối ngày 3 tháng 11 năm 2012, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu và Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu đã tổ chức một chương trình nghệ thuật tôn vinh ông.[7] Ngày 2 tháng 3 năm 2013, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cùng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Thị Ái Nam, lãnh đạo một số ban ngành và một số văn nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh đã tổ chức một buổi gặp gỡ và giao lưu với soạn giả Yên Lang khi ông từ Hoa Kỳ về Bạc Liêu tại một nhà khách ở tỉnh này.[3] Vào tối ngày 24 tháng 4 năm 2014, đêm nghệ thuật tôn vinh và giới thiệu các tác phẩm của hai soạn giả Yên Lang và Trọng Nguyễn đã được tổ chức tại Bạc Liêu.[2]

Thông tin thêm

Theo Đài Á châu tự do (RFA) tiếng Việt, Yên Lang đã từng bị đưa đi cải tạo do có gốc là sĩ quan cảnh sát sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, sau lại định cư Hoa Kỳ diện HO. Hội Cổ nhạc miền Nam Việt Nam hải ngoại năm 2004 đã mời hai vợ chồng Yên Lang và Kiều Oanh tham gia làm Ban giám khảo, Kiều Oanh đã chấm thi sơ khảo ở San Jose, tại miền Bắc California, còn Yên Lang thì chấm chung kết ở San Diego, tại miền Nam California. Cũng theo RFA, hiện tại Yên Lang không còn viết tuồng.[6]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i Châu Khánh (23 tháng 4 năm 2014). “Soạn giả Yên Lang: Bậc thầy chuyên sáng tác kịch bản màu sắc kiếm hiệp kỳ tình”. m.baobaclieu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ a b c d e Huỳnh Hải (25 tháng 4 năm 2014). “Đêm nghệ thuật giới thiệu, tôn vinh soạn giả cải lương Trọng Nguyễn - Yên Lang”. dantri.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f g Phan Trung Nghĩa (4 tháng 3 năm 2013). “Gặp gỡ soạn giả Yên Lang”. baobaclieu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ a b c d e f g Đăng Huỳnh (3 tháng 5 năm 2014). “Còn mãi với thời gian”. www.baocantho.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ a b c d e Lương Định (20 tháng 12 năm 2015). “Soạn giả Yên Lặng: "Một kiếp tằm nhả tơ". baodansinh.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên nmairfa
  7. ^ a b c d e f g h i j Thanh Hiệp (2 tháng 11 năm 2012). “Yên Lang - soạn giả tài danh”. nld.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.

Liên kết