Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Luật Lý Hồ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
'''Da Luật Lý Hồ''' (耶律李胡) (911-960), nhất danh '''Hồng Cổ''' (洪古), tự '''Hề Ẩn''' (奚隱), là một thân vương của [[nhà Liêu|triều Liêu]]. Ông là hoàng tử thứ ba của hoàng đế khai quốc [[Da Luật A Bảo Cơ]]. Da Luật Lý Hồ là [[hoàng thái đệ]] trong thời gian trị vì của Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang. Tuy nhiên, sau khi Liêu Thái Tông mất, [[Liêu Thế Tông|Da Luật Nguyễn]] đánh bại Da Luật Lý Hồ và đoạt lấy hoàng vị. Da Luật Lý Hồ bị bắt giữ rồi mất trong khi bị giam cầm.
'''Gia Luật Lý Hồ''' (耶律李胡) (911-960), nhất danh '''Hồng Cổ''' (洪古), tự '''Hề Ẩn''' (奚隱), là một thân vương của [[nhà Liêu|triều Liêu]]. Ông là hoàng tử thứ ba của hoàng đế khai quốc [[Gia Luật A Bảo Cơ]]. Gia Luật Lý Hồ là [[hoàng thái đệ]] trong thời gian trị vì của Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang. Tuy nhiên, sau khi Liêu Thái Tông mất, [[Liêu Thế Tông|Da Luật Nguyễn]] đánh bại Da Luật Lý Hồ và đoạt lấy hoàng vị. Da Luật Lý Hồ bị bắt giữ rồi mất trong khi bị giam cầm.


== Thân thế ==
== Thân thế ==

Phiên bản lúc 05:38, ngày 6 tháng 3 năm 2016

Gia Luật Lý Hồ (耶律李胡) (911-960), nhất danh Hồng Cổ (洪古), tự Hề Ẩn (奚隱), là một thân vương của triều Liêu. Ông là hoàng tử thứ ba của hoàng đế khai quốc Gia Luật A Bảo Cơ. Gia Luật Lý Hồ là hoàng thái đệ trong thời gian trị vì của Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang. Tuy nhiên, sau khi Liêu Thái Tông mất, Da Luật Nguyễn đánh bại Da Luật Lý Hồ và đoạt lấy hoàng vị. Da Luật Lý Hồ bị bắt giữ rồi mất trong khi bị giam cầm.

Thân thế

Da Luật Lý Hồ sinh năm 911, là con trai thứ ba của tù trưởng người Khiết Đan Da Luật A Bảo Cơ và thê là Thuật Luật Bình, trên ông còn có đại huynh Da Luật Bội và nhị huynh Da Luật Đức Quang.[1] Da Luật Lý Hồ là con trai nhỏ nhất của Thuật Luật Bình, song con trai nhỏ nhất của Da Luật A Bảo Cơ là Da Luật Nha Lý Quả (耶律牙里果), do Tiêu thị sinh.[2] Năm 916, Da Luật A Bảo Cơ xưng là hoàng đế, đặt quốc hiệu là Khiết Đan[3]

Khi còn thiếu niên, Da Luật Lý Hồ được thuật là dũng hãn, đa lực, tính tàn khốc. Mỗi lần tức giận vì những điều nhỏ nhặt, ông liền cho thích chữ vào mặt người khiến ông tức giận, hoặc ném họ vào nước hay lửa. Khi Thái Tổ hoàng đế quan sát các hoàng tử ngủ, thấy Da Luật Lý Hồ co người nằm ở phía trong, Thái Tổ nói "tất là thấp kém trong chư tử.". Khi đại hàn, Thái Tổ yêu cầu ba hoàng tử đi kiếm củi, Da Luật Đức Quang không chọn loại củi nên lấy củi về sớm nhất; Da Luật Bội chọn củi khô rồi bó lại và trở về, xếp thứ hai; Da Luật Lý Hồ kiếm được ít và để mất nhiều trên đường, khi trở về thì thu tay trong áo và đứng đó. Thái Tổ nói "Trưởng xảo, còn Thứ thành, Thiếu không bằng được." Tuy nhiên, Da Luật Lý Hồ được Thuật Luật hoàng hậu yêu mến.[1]

Thời Thái Tông trị vì

Thái Tổ mất năm 926, sau đó Thuật Luật Bình loại bỏ quyền kế vị của Da Luật Bội, ủng hộ Da Luật Đức Quang kế vị, tức Thái Tông hoàng đế.[4] Năm Thiên Hiển thứ 5 (930), Thái Tông hoàng đế khiển Da Luật Lý Hồ đem quân xâm nhập Hậu Đường ở phía nam, Da Luật Lý Hồ tiến công Hoàn châu[c 1], bắt nhiều người rồi trở về. Thái Tông hoàng đế sau đó lập ông làm hoàng thái đệ, kiêm Thiên hạ binh mã đại nguyên soái.[1] (Sau đó, Da Luật Bội đào thoát sang Hậu Đường.)[5] Trong những lần Thái Tông thân chinh, Da Luật Lý Hồ lưu thủ kinh sư Lâm Hoàng[c 2].[1]

Năm 936, Thái Tông hoàng đế tiến hành một chiến dịch trợ giúp tướng của Hậu Đường là Thạch Kính Đường nhằm lật đổ triều đình Hậu Đường. Chiến dịch thành công, Thạch Kính Đường thành lập triều đại Hậu Tấn, thay thế Hậu Đường.[6] Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường quy phục Khiết Đan, cũng tặng nhiều của cải cho các tướng lĩnh và quý tộc Liêu, trong đó có Da Luật Lý Hồ.[7] Tuy nhiên, sau khi Hậu Tấn Cao Tổ mất, người kế vị là Thạch Trọng Quý có thái độ đối đầu chống Liêu,[8] khiến Thái Tông hoàng đế tiến hành chiến dịch chống Hậu Tấn vào năm 946, kết quả tiêu diệt triều đại này.[9]

Sau thời Thái Tông trị vì

Thái Tông hoàng đế xưng là hoàng đế của cả người Hán và người Khiết Đan, song do phải đương đầu với nhiều cuộc nổi dậy nên đành quyết định lui về đất Liêu, song mất trên đường tại Hằng châu[c 3].[10] Do khi xưa Thuật Luật Bình giết nhiều tù trưởng và chư tướng để tùy táng cùng Thái Tổ hoàng đế, nhiều tướng lĩnh Khiết Đan sợ rằng bà sẽ lặp lại hành động này;[11] Do đó họ ủng hộ con của Da Luật Bội là Vĩnh Khang vương Da Luật Nguyễn làm hoàng đế.[10] Da Luật Nguyễn chế ngự được tướng người Hán là Triệu Diên Thọ và quản lý Hằng châu, sau đó xưng là hoàng đế, tức Thế Tông.[11]

Biết rằng Thái hậu muốn để Da Luật Lý Hồ kế vị, Thế Tông hoàng đế tiến về phía bắc. Thái hậu khiển Da Luật Lý Hồ đem binh đi đánh Thế Tông, song Da Luật Lý Hồ chiến bại trước Da Luật An Đoan (耶律安端, đệ của Thái Tổ) và Da Luật Lưu Ca (耶律留哥) tại Thái Đức tuyền. Nghe theo lời của Da Luật Ốc Chất (耶律屋質), Thuật Luật Bình nói với Da Luật Lý hồ rằng không phải bà không muốn lập ông mà do tự ông bất tài, rồi bàn thảo với Thế Tông và chấp thuận để người này làm hoàng đế.[1] Thế Tông hoàng đế sau đó giam lỏng Thái hậu Thuật Luật Bình tại mộ của Thái Tổ hoàng đế,[11] và giam lỏng Da Luật Lý Hồ tại Tổ châu[c 4].[1]

Đến thời Mục Tông Da Luật Cảnh, ngày Bính Tý tháng 10 năm Canh Thân (1 tháng 11 năm 960)[12], con của Da Luật Lý Hồ là Da Luật Hi Ẩn (耶律喜隱) mưu phản nên cả Hi Ẩn và Lý Hồ đều bị bắt giam. Da Luật Lý Hồ mất trong ngục, thọ 50 tuổi, táng ở Ngọc Phong sơn. Đến niên hiệu Thống Hòa (983-1012) thời Liêu Thánh Tông, ông được truy tự là Khâm Thuận hoàng đế; đến năm Trọng Hy thứ 21 (1052) thời Liêu Hưng Tông, ông được đổi tự thành Chương Tú, sau gọi là Hòa Kính. Ngoài Hi Ẩn, ông còn có con là Da Luật Uyển.[1]

Chú thích

  1. ^ 寰州, nay thuộc Sóc Châu, Sơn Tây
  2. ^ 臨潢, nay thuộc Xích Phong, Nội Mông
  3. ^ 恆州, nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc
  4. ^ 祖州, nay thuộc Xích Phong

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g Liêu sử, quyển 72.
  2. ^ Liêu sử, quyển 64.
  3. ^ Tư trị thông giám, quyển 269.
  4. ^ Tư trị thông giám, quyển 275.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 277.
  6. ^ Tư trị thông giám, quyển 280.
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 281.
  8. ^ Tư trị thông giám, quyển 283.
  9. ^ Tư trị thông giám, quyển 284.
  10. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 286.
  11. ^ a b c Tư trị thông giám, quyển 287.
  12. ^ Tục Tư trị thông giám, quyển 1.