Đặng Văn Duy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đặng Văn Duy
Chân dung Thiếu tướng Đặng Văn Duy
Chức vụ
Nhiệm kỳ1975 – 1978
Trưởng BanTrần Quý Hai
Nhiệm kỳ1978 – 1989
Thông tin chung
Mất8 tháng 3, 2014(2014-03-08) (89–90 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Quê quánTiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1947–1989
Cấp bậc
Khen thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất

Đặng Văn Duy (1924 – 2014) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, từng giữ các chức vụ Phó ban Cơ yếu Trung ương, Cục trưởng Cục tuyên truyền đặc biệt Tổng cục Chính trị, Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.[1][2][3]

Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ông sinh năm 1924, quê tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – quê hương của đại thi hào Nguyễn Du.[1]
  • Tháng 10 năm 1944, sau khi học xong tú tài, ông bắt đầu tham gia hoạt động Cách mạng trong Đoàn thanh niên cứu quốc (Mặt trận Việt Minh), sau đó trực tiếp tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội (8.1945).
  • Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ông được điều về công tác ở Ban dân vận Mặt trận Trung ương do ông Hoàng Quốc Việt phụ trách. 
  • Tháng 2 năm 1947, khi đang là cán bộ tự vệ ngoại thành Hà Nội ông đi học Hoa ngữ.
  • Tháng 10 năm 1947, ông là Đoàn trưởng kiêm chính trị viên đoàn công tác đặc biệt, trong đó có Đội vũ trang tuyên truyền vùng Đông Bắc, với nhiệm vụ chính là mở đường bí mật của Trung ương Đảng liên lạc với đại diện Quốc tế cộng sản ở Hương Cảng, Trung Quốc kiêm Giám đốc Trường Lý luận Hoa vận
  • Năm 1950, được cử đi học ở Trường Mác Lê-nin ở Trung Quốc
  • Năm 1951, phiên dịch Trung văn và phái viên Tổng cục Chính trị
  • Năm 1952, ông là bí thư cho Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, và là chiến sĩ thi đua đi dự Hội nghị Chiến sĩ Thi đua toàn quân lần thứ nhất tại Việt Bắc. Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp gắn huy hiệu của Người
  • Tháng 10 năm 1953, bí thư cho Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
  • Tháng 9 năm 1955, ông tiếp tục là bí thư cho Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị-Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
  • Tháng 9 năm 1958, đi học tại Trường trung cao cấp Quân đội NDVN
  • Tháng 5 năm 1959, về công tác tại Cục Bảo vệ, Tổng cục Chính trị
  • Tháng 10 năm 1960, Trưởng phòng nghiên cứu, Cục Bảo vệ, Tổng cục Chính trị
  • Tháng 8 năm 1961, đi học tại Trường Cao đẳng An ninh Liên Xô
  • Tháng 9 năm 1962, Trưởng phòng bảo vệ Quân chủng Phòng không – Không quân.
  • Tháng 6 năm 1966, ông được bổ nhiệm chức vụ Chính ủy Trung đoàn Tên lửa 274, Quân chủng Phòng không Không quân
  • Tháng 4 năm 1967, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Tên lửa, Quân chủng Phòng không – Không quân
  • Tháng 4 năm 1968, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không Không quân
  • Tháng 10 năm 1969, Phó Chính ủy, Q.Chính ủy Bộ Tư lệnh Không quân, Quân chủng Phòng không Không quân
  • Tháng 2 năm 1974, Chính ủy Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân
  • Năm 1975, ông được biệt phái sang làm Phó Ban cơ yếu Trung ương[1]
  • Tháng 12 năm 1978, khi chiến tranh Biên giới xảy ra, Ông được điều động trở về Quân đội làm Cục trưởng Cục tuyên truyền đặc biệt Tổng cục Chính trị[1]
  • Tháng 10 năm 1989, ông nghỉ hưu.[1]
  • Ngày 8 tháng 3 năm 2014, ông mất tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội[1]
  • Đặng Văn Duy được phong hàm Thiếu Tướng tháng 12 năm 1985[1]

Giải thưởng và danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Ông là Cán bộ Lão thành Cách mạng và được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều huân huy chương cao quý:

Và nhiều phần thưởng cao quý khác...

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g “Thiếu tướng Đặng Văn Duy từ trần”.
  2. ^ “Anh là vị tướng nhìn thấu người, thấu việc".
  3. ^ “Vị tướng có tình thương bao la”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]