7816 Hanoi
![]() Wikipedia hiện chưa có hình tự do nào về tiểu hành tinh này. Nếu bạn có, xin mời bạn. | |
Khám phá | |
---|---|
Khám phá bởi | M. Koishikawa |
Nơi khám phá | trạm Ayashi, đài quan sát thiên văn Sendai |
Ngày khám phá | 18 tháng 12, 1987 |
Tên chỉ định | |
Tên chỉ định | 7816 |
Đặt tên theo | Hanoi |
1987 YA | |
chưa có dữ liệu | |
Đặc trưng quỹ đạo | |
Kỷ nguyên 14/5/2008 | |
Viễn điểm quỹ đạo | 2,9956280 AU[1] |
Cận điểm quỹ đạo | 1,6309364 AU[1] |
Bán trục lớn | 2,3132822 AU[1] |
Độ lệch tâm | 0,2949687[1] |
Chu kỳ quỹ đạo | 1285,1130823 ngày[1] |
Tốc độ vũ trụ cấp 1 | chưa có dữ liệu |
Độ bất thường trung bình | 96,54257 độ[1] |
Độ nghiêng quỹ đạo | 2,37921 độ[1] |
Kinh độ của điểm nút lên | 223,05692 độ[1] |
Acgumen của cận điểm | 170,43711 độ[1] |
Vệ tinh tự nhiên | Không |
Đặc trưng vật lý | |
Khối lượng | chưa có dữ liệu |
Mật độ khối lượng thể tích | chưa có dữ liệu |
Hấp dẫn bề mặt | chưa có dữ liệu |
Tốc độ vũ trụ cấp 2 xích đạo | chưa có dữ liệu |
Chu kỳ tự quay | 5,17 h[1] |
Vĩ độ hoàng đạo cực | chưa có dữ liệu |
Kinh độ hoàng đạo cực | chưa có dữ liệu |
Kiểu phổ | chưa có dữ liệu |
Cấp sao tuyệt đối (H) | 14,6[1] |
7816 Hanoi (1987 YA) là một tiểu hành tinh có quỹ đạo gần quỹ đạo Sao Hỏa, có cấp sao tuyệt đối 14,6 được phát hiện ngày 18/12/1987 bởi nhà thiên văn học người Nhật Bản sinh năm 1952 Masahiro Koishikawa (小石川正弘) tại trạm Ayashi của Đài quan sát thiên văn Sendai. Tiểu hành tinh này bay quanh mặt Trời một vòng hết 1.286 ngày.
Phát hiện và đặt tên[sửa | sửa mã nguồn]
Masahiro Koishikawa phát hiện ra dấu vết tiểu hành tinh này thông qua phân tích dữ liệu quan sát được từ trạm Ayashi của Đài quan sát thiên văn Sendai tại công viên trung tâm thành phố Sendai vùng Tōhoku, Nhật Bản. Sau này ông đăng ký đặt tên tiểu hành tinh theo thủ đô của Việt Nam, nơi ông đặt chân tới năm 1997 cùng Yoshihide Kozai nhằm giúp đỡ các nhà thiên văn Việt Nam xây dựng, lắp đặt kính thiên văn Schmidt Cassegrain 0,4 m với máy ảnh cảm biến tích điện kép, khúc xạ 0,1 m tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.[1] Cùng với 7816 Hanoi, M. Koishikawa đã phát hiện ra 18 tiểu hành tinh khác trong quá trình nghiên cứu tại Sendai từ năm 1987-1995.[2][3] Tiểu hành tinh được phát hiện năm 1991 6097 Koishikawa trong vành đai chính được định danh theo tên ông.[4]
Thuộc tính[sửa | sửa mã nguồn]
7816 Hanoi quay chung quanh mặt Trời theo một quỹ đạo hình elip chu kỳ 1285,1130823 ngày (3,52 năm) với độ lệch tâm quỹ đạo = 0,2949687,[5] nghiêng một góc 2,37919 độ so với quỹ đạo Trái Đất, góc cận điểm 170,43711 độ, kinh độ điểm mọc 223,05692 độ, dị thường trung bình khoảng 96,54257 độ. Quỹ đạo chuyển động cúa tiểu hành tinh này có viễn điểm 2,9956280 AU, cận điểm quỹ đạo 1,6309364 AU, bán trục lớn 2,3132822 AU nên 7816 Hanoi được tính vào nhóm thiẻn thể có quỹ đạo chuyển động nằm gần quỹ đạo của Sao Hỏa (có bán trục lớn xấp xỉ 1,5 AU) về phía ngoài. 7816 Hanoi cũng tự quay quanh trục với chu kỳ 5,17 giờ.[1]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă â b c d đ e ê g h i k “JPL Small-Body Database Browser: 7816 Hanoi (1987 YA)” (Thông cáo báo chí). JPL. 11 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
- ^ Có thể kể đến: 4292 Aoba, 4407 Taihaku, 4539 Miyagino, 4871 Riverside, 5751 Zao, 6349 Acapulco, 6190 Rennes, 8084 Dallas, 12252 Gwangju, 6859 Datemasamune, 5128 Wakabayashi, 6089 Izumi, 7485 Changchun, 11514 Tsunenaga, 10500 Nishi-koen, 10500 Nishi-koen, 14032 Mego, 3994 Ayashi
- ^ “Minor Planet Discoverers” (Thông cáo báo chí). MPC. 1 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2012.
- ^ “JPL Small-Body Database Browser: 6097 Koishikawa (1991 UK2)” (Thông cáo báo chí). JPL. 29 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2012.
- ^ Trong đó:
- E là năng lượng quỹ đạo toàn phần
- là mô men động lượng
- là khối lượng rút gọn
- là hệ số của lực hướng tâm theo quy luật nghịch đảo bình phương khoảng cách như lực tĩnh điện trong vật lý cổ điển:
- ( mang dấu âm đối với lực hút, và dương đối với lực đẩy) (xem bài toán Kepler).
- là năng lượng quỹ đạo xác định (năng lượng quỹ đạo toàn phần chia cho khối lượng thu gọn)
- là tham số hấp dẫn tiêu chuẩn ( với G là hằng số hấp dẫn và M là khối lượng của cả hệ)
- là mô men động lượng xác định (mô men động lượng chia cho khối lượng thu gọn).
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
|
|