Alone in the Dark: The New Nightmare

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Alone in the Dark: The New Nightmare
Hộp trò chơi Châu Âu
Nhà phát triểnDarkworks
Spiral House (Windows/PS2)
Pocket Studios (GBC)
Nhà phát hànhInfogrames
Nhà sản xuấtKurt Busch[1]
Thiết kếLaurent Franchet[1]
Âm nhạcThierry Desseaux[2]
Stewart Copeland
Dòng trò chơiAlone in the Dark
Công nghệRenderWare Sửa đổi tại Wikidata
Nền tảngPlayStation
Game Boy Color
Windows
Dreamcast
PlayStation 2
Phát hành
Thể loạiKinh dị sinh tồn
Chế độ chơiChơi đơn

Alone in the Dark: The New Nightmare, còn được gọi là Alone in the Dark 4, là phần thứ tư và là phiên bản khởi động lại đầu tiên của loạt trò chơi kinh dị sinh tồn Alone in the Dark, được phát triển bởi Darkworks và phát hành bởi Infogrames Entertainment, SA.[3] Trò chơi được phát hành vào năm 2001 trên một số hệ máy bao gồm Microsoft Windows, PlayStation, DreamcastGame Boy Color. Một phiên bản PlayStation 2 cũng được phát hành vài tháng sau đó và chỉ ở châu Âu.  

Cốt truyện[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Nội dung sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của game.

Bối cảnh diễn ra ngày 31 tháng 10 năm 2001. Bạn thân nhất và cũng là cộng sự của Edward Carnby, Charles Fiske, được tìm thấy trong tình trạng đã chết ngoài khơi Shadow Island, một hòn đảo bí ẩn gần bờ biển Massachusetts. Cuộc điều tra của Carnby nhanh chóng đưa anh đến gặp Frederick Johnson, và báo cho anh về việc Fiske đang tìm kiếm ba bản văn tự cổ có khả năng mở khóa một sức mạnh khủng khiếp và nguy hiểm. Johnson cầu xin Carnby hãy thay thế Fiske và tiếp tục chuyến phiêu lưu dang dở đó. Carnby chấp nhận và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm kẻ giết Fiske. Johnson giới thiệu Edward với Aline Cedrac, một giáo sư đại học trẻ tuổi và thông minh. Cô cùng với Edward thu hồi những phiến đá bị mất và hỗ trợ giáo sư Obed Morton, người mà cô tin chính là cha mình. Trong khi đang bay qua bờ biển Shadow Island, máy bay của Edward và Aline bị tấn công bởi một sinh vật không xác định. Cả Edward và Aline đều nhảy ra khỏi máy bay và nhảy dù xuống đất, nhưng ngay lập tức bị tách ra. Edward đáp xuống khu rừng rậm rạp ngay bên ngoài một trang viên, trong khi Aline đáp xuống nóc nhà của nó. Cốt truyện của trò chơi là phần riêng biệt khác với phần chính của loạt.

Lối chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Người chơi được tùy chọn một trong hai nhân vật chính. Cốt truyện của Carnby chủ yếu dựa vào việc chiến đấu với quái vật bằng vật lý, đặc biệt là với khẩu súng lục đôi với ổ quay nòng đáng tin cậy; trong khi Aline tập trung hơn vào các câu đố. Hai người thỉnh thoảng gặp nhau ở các khu vực chính giao nhau của cốt truyện.

Người chơi sớm bị lãnh đòn tấn công từ Creatures of Darkness, xuất hiện từ hư không và như những bóng ma sống. Những sinh vật bóng tối này cuối cùng được tiết lộ là loài bò sát, dạng sống dựa trên silicon đến từ lõi Trái đất, một thế giới khổng lồ toàn hang động đen tối được gọi là TWorld of Darkness. Shadow Island hiện rõ chính là một trong nhiều cổng vào thế giới ngầm này. Đúng như tên gọi của chúng, kẻ ác trong trò chơi không thích ánh sáng (có vẻ sẽ biến chúng thành tro bụi), và sinh vật này rất nặng nề. Người chơi có thể sử dụng đèn pin để đẩy lùi một số và việc tiêu diệt chúng được thực hiện bằng loại đạn tạo ra ánh sáng như "đạn magiê " và "đạn phosphor ".

Ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong trò chơi. Một trong những tính năng chính của trò chơi là đèn pin có thể được sử dụng để làm sáng các cảnh tối, tiết lộ các chi tiết ẩn và các vật phẩm không được che đậy. Chưa hết, các nhà phát triển đã chế tạo một công cụ đồ họa khác thường, để đèn pin của người chơi dạng 3D sẽ chiếu sáng chính xác và tạo bóng trên phông nền 2D được dựng sẵn. Điều này đã được thực hiện bằng cách hiển thị phông nền ở các mức độ chiếu sáng khác nhau và bao gồm thông tin về sự phân bố của các vật thể trong cảnh. Công cụ đồ họa này sau đó có được sử dụng cho các phiên bản sáng hơn của phông nền nơi đèn pin dự kiến sẽ chiếu sáng và để lại các vùng tối thực sự tối.

Phát triển và phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên trong loạt, trò chơi dựa trên sự phát triển của hệ máy chơi trò chơi gia đình và được phát hành dưới dạng một tựa trò chơi đa nền tảng. Darkworks được giao nhiệm vụ xử lý quá trình phát triển của phiên bản PlayStationDreamcast, bản phát hành một tháng sau phiên bản cũ và có những cải tiến lớn về đồ họa. Spiral House chuyển phiên bản Dreamcast sang Windows. Nó được phát hành cùng thời điểm với phiên bản Dreamcast, nhưng gặp phải vấn đề chuyển đổi âm thanh, biến âm thanh tổng thể thành các bản dựng chất lượng kém hơn nhiều. Spiral House cũng đã chuyển phiên bản Dreamcast sang PlayStation 2 và phát hành vài tháng sau đó, bổ sung đồng bộ hóa khẩu hình cho các mô hình đa giác trong các đoạn cắt cảnh.

Phiên bản Game Boy Color do Pocket Studios phát triển riêng. Mặc dù các hệ máy cầm tay cũ hơn thường từ bỏ hoàn toàn các môi trường 3D để dễ hiển thị các họa tiết 2D hơn, Game Boy Color đã nhận được một phiên bản tương đối thực. Định dạng dựa trên hộp băng của Game Boy Color đòi hỏi phải bỏ đi toàn bộ cắt cảnh đồ họa chuyển động và nhiều khu vực trong game phải giảm kích thước trong khi một số bị loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, các yếu tố như môi trường kết xuất cơ bản và nhân vật 3D vẫn được đặt lên hàng đầu.

Infogrames phát hành trò chơi ở Bắc Mỹ, ngoại trừ phiên bản PlayStation 2 chỉ phát hành ở châu Âu. Tại Nhật Bản, phiên bản PlayStation và PlayStation 2 đáng lẽ là do Capcom phát hành,[4] nhưng những bản này đã bị hủy bỏ. Trò chơi cuối cùng đã được CyberFront phát hành tại Nhật Bản cho Windows năm 2002,[5] có giọng lồng tiếng bằng tiếng Anh và phụ đề tiếng Nhật, không giống như các phiên bản tiếng Nhật của trò chơi Alone in the Dark trước đây vốn hoàn toàn là tiếng Nhật.

Phiên bản PlayStation phát hành tháng 5 năm 2012 dưới dạng game PSOne cổ điển trên PlayStation Network. Kể từ ngày 1 tháng 9, game tương thích với PlayStation Vita, nhưng không tương thích với PSP do các vấn đề về phiên bản chuyển thể.[6]

Ngày 29 tháng 10 năm 2013, phiên bản Windows đã được phát hành trên Steam.

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đón nhận
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
DreamcastGBCPCPS
CGWKh. sẵn cóKh. sẵn có[26]Kh. sẵn có
EGMKh. sẵn cóKh. sẵn cóKh. sẵn có5.67/10[27]
EurogamerKh. sẵn cóKh. sẵn cóKh. sẵn có8/10[28]
Game Informer8/10[29]7.5/10[25]Kh. sẵn có8/10[30]
Game RevolutionKh. sẵn cóKh. sẵn cóKh. sẵn cóB[34]
GamePro[32]Kh. sẵn cóKh. sẵn có[33]
GameSpot6.9/10[35]Kh. sẵn có5.6/10[36]6.4/10[37]
GameSpy(EU) 8.5/10[38]
(US) 7.5/10[39]
Kh. sẵn có72%[40]Kh. sẵn có
GameZone7/10[31]Kh. sẵn có7/10[24]8.3/10[15]
IGN7.3/10[23]4/10[7]8/10[8]Kh. sẵn có
Next Generation[9]Kh. sẵn có[10]Kh. sẵn có
Nintendo PowerKh. sẵn có[11]Kh. sẵn cóKh. sẵn có
OPM (Hoa Kỳ)Kh. sẵn cóKh. sẵn cóKh. sẵn có[12]
PC Gamer (Hoa Kỳ)Kh. sẵn cóKh. sẵn có65%[13]Kh. sẵn có
The Cincinnati EnquirerKh. sẵn cóKh. sẵn có[14]Kh. sẵn có
The Sunday TimesKh. sẵn có[16]Kh. sẵn cóKh. sẵn có
Các điểm số tổng gộp
GameRankings74%[17]62%[18]70%[19]76%[20]
Metacritic75/100[21]Kh. sẵn có66/100[22]77/100[41]

Alone in the Dark: The New Nightmare được đón nhận một cách tích cực. Các phiên bản PlayStationDreamcast nhận được "đánh giá nói chung là thích", trong khi phiên bản PC nhận được đánh giá "trung bình", theo trang web tổng hợp đánh giá Metacritic. GamesMaster đã cho phiên bản Game Boy Color 90%, và The Sunday Times đã trao cho nó giải thưởng Game of the Week. Theo Darkworks, The New Nightmare đã bán được gần 1,4 triệu bản vào năm 2005.[42]

AllGame đánh giá phiên bản GBC ba trên năm sao, nói: "Dù hệ thống chiến đấu khá đáng sợ và lối chơi khó hiểu, trò chơi cuối cùng đã tốt dần lên. Điều chắc chắn là nó đáng để đánh đổi; đồ họa kỳ lạ thực sự có thể kéo người chơi vào môi trường ma quái. Nhưng khách hàng nên suy nghĩ cẩn thận trước khi mua, và không nên quá nhanh như Edward Carnby đã làm. Những người kiên nhẫn và chịu khó có lẽ sẽ thấy Alone in the Dark: The New Nightmare rất sứng đáng, trong khi những người khác có thể thấy trò chơi này hơi khó và cần nhiều cố gắng hơn."[43] Trang web này cũng cho phiên bản PlayStation ba trên năm sao, nói: "Trò chơi này đáng lẽ phải được phát triển lâu hơn và được làm kỹ hơn (có rất nhiều trục trặc về mặt đồ họa và bị cắt xén). Một trò chơi hay, nhưng nó có thể tuyệt hơn. Như với tất cả các trò chơi kinh dị sinh tồn, chơi trò chơi này trong bóng tối và chỉ vào ban đêm. Điều quan trọng là bạn phải làm và nó làm nổi bật trò chơi." [44] Edge chấm cho phiên bản console tương tự với bảy trên mười.[45] X-Playđã cho phiên bản Dreamcast ba trên số năm sao và nói rằng trò chơi "không thực sự tệ. Tuy nhiên, nó cũng không thực sự mới. Nó chỉ là một bản sao hỗn độn so với phần còn lại của các trò chơi kinh dị sinh tồn. Có lẽ những người tạo ra nó nên chỉnh sửa lại, tốt hơn hết là gợi lên một cơn ác mộng cũ."[46] Carla Harker của Next Generation nói về phiên bản PC trong số ra tháng 10 năm 2001, "Bất chấp những lỗi sai, rất ít trò chơi trên PC đem đến những Lovecraftian rùng rợn và ớn lạnh. Chỉ cần The New Nightmare là đủ."[10] Jeff Lundrigan của cùng một tạp chí sau đó đã nói về phiên bản Dreamcast trong số cuối cùng của nó, "Nếu bạn chưa thử bất kỳ phiên bản nào khác, Dreamcast chắc chắn là hệ máy hoàn hảo để đi cùng với phiên bản này."[9]

Các biên tập viên của Computer Games Magazine đã đề cử The New Nightmare là game phiêu lưu hay nhất năm 2001, nhưng cuối cùng đã trao giải thưởng cho Myst III: Exile[47].

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2005, một bộ phim chuyển thể đã được phát hành có tên Alone in the Dark dựa trên phần thứ tư.[48] Phim do Uwe Boll đạo diễn và doanh thu phòng vé chí có khoảng 20.000.000 đô la Mỹ, không đủ kinh phí, phim bị các nhà phê bình chê bai và được miêu tả là "một trong những bộ phim dở tệ nhất",[49] mặc dù kiếm được lợi nhuận nhiều hơn trên thị trường DVD. Kỷ lục Guinness thế giới đã trao cho bộ phim là "Bộ phim dựa trên trò chơi có doanh thu thấp nhất" trong Kỷ lục Guinness thế giới: Phiên bản dành cho game thủ năm 2008.[50] Một bản Unrated Director's Cut đã được phát hành ở Đức, Pháp và Úc và đứng số 1 trên thị trường DVD Đức trong ba tuần.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Alone in the Dark: The New Nightmare Credits”. Giant Bomb. CBS Interactive. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ “Thierry Desseaux”. IMDb. Amazon.
  3. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare (2001) Dreamcast Credits”. MobyGames. Blue Flame Labs. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ Martín, J. Javier (12 tháng 3 năm 2002). “Capcom editará en Japón Alone in the Dark”. Meristation (bằng tiếng Tây Ban Nha). PRISA. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  5. ^ “アローン・イン・ザ・ダーク 新たなる悪夢 日本語版” (bằng tiếng Nhật). Hatena Blog. ngày 19 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ Makuch, Eddie (ngày 26 tháng 5 năm 2011). “Alone in the Dark: The New Nightmare rated for the PS3”. GameSpot. CBS Interactive. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ Harris, Craig (6 tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (GBC)”. IGN. Ziff Davis. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ Adams, Dan (12 tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PC)”. IGN. Ziff Davis. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  9. ^ a b Lundrigan, Jeff (tháng 1 năm 2002). “Alone in the Dark: The New Nightmare (DC)”. Next Generation. Imagine Media (85): 86. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ a b Harker, Carla (tháng 10 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PC)”. Next Generation. Imagine Media (82): 82. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare”. Nintendo Power. Nintendo of America. 146. tháng 7 năm 2001.
  12. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare”. Official U.S. PlayStation Magazine. Ziff Davis. 2001.
  13. ^ Osborn, Chuck (tháng 10 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare”. PC Gamer. Imagine Media. 8 (10). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  14. ^ Saltzman, Marc (8 tháng 8 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PC)”. The Cincinnati Enquirer. Gannett Company. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2019. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  15. ^ The Badger (17 tháng 7 năm 2001). “Alone In The Dark: The New Nightmare Review - PlayStation”. GameZone. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  16. ^ Garratt, Patrick (20 tháng 5 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (Game Boy Color)”. The Sunday Times. News UK. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2001. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  17. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for Dreamcast”. GameRankings. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  18. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for Game Boy Color”. GameRankings. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  19. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for PC”. GameRankings. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  20. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for PlayStation”. GameRankings. CBS Interactive. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020.
  21. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for Dreamcast Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  22. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for PC Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ Chau, Anthony (8 tháng 10 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (SDC)”. IGN. Ziff Davis. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  24. ^ Rgerbino (23 tháng 7 năm 2001). “Alone In The Dark: The New Nightmare Review - PC”. GameZone. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  25. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare (GBC)”. Game Informer. GameStop (101). tháng 9 năm 2001.
  26. ^ Ardai, Charles (tháng 10 năm 2001). “Back From the Dead (Alone in the Dark: The New Nightmare Review)” (PDF). Computer Gaming World. Ziff Davis (207): 76–77. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  27. ^ EGM staff (tháng 9 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PS)”. Electronic Gaming Monthly. Ziff Davis (147): 147.
  28. ^ Bramwell, Tom (31 tháng 5 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PSOne)”. Eurogamer. Gamer Network. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  29. ^ Kato, Matthew (tháng 11 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (DC)”. Game Informer. GameStop (103). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  30. ^ Kato, Matthew (tháng 8 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PS)”. Game Informer. GameStop (100). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  31. ^ Bedigian, Louis (17 tháng 10 năm 2001). “Alone In The Dark: The New Nightmare Review - Dreamcast”. GameZone. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  32. ^ Tokyo Drifter (26 tháng 9 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare Review for Dreamcast on GamePro.com”. GamePro. IDG Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  33. ^ Jake The Snake (22 tháng 6 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare Review for PlayStation on GamePro.com”. GamePro. IDG Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  34. ^ Zombie Duke (tháng 7 năm 2001). “Alone In The Dark: The New Nightmare Review (PS)”. GameRevolution. CraveOnline. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  35. ^ Tracy, Tim (8 tháng 10 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare Review (DC)”. GameSpot. CBS Interactive. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  36. ^ Poole, Stephen (9 tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare Review (PC)”. GameSpot. CBS Interactive. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  37. ^ Tracy, Tim (26 tháng 6 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare Review (PS)”. GameSpot. CBS Interactive. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  38. ^ Tren (9 tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (European Import)”. PlanetDreamcast. IGN Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  39. ^ Celeryface (24 tháng 10 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare”. PlanetDreamcast. IGN Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  40. ^ McConnaughy, Tim (13 tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PC)”. GameSpy. IGN Entertainment. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2002. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  41. ^ “Alone in the Dark: The New Nightmare for PlayStation Reviews”. Metacritic. CBS Interactive. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  42. ^ Ebô, Aukil (ngày 26 tháng 2 năm 2005). “A bord de Cold Fear avec Darkworks”. Gamatomic. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
  43. ^ Semerad, Jay. “Alone in the Dark: The New Nightmare (GBC) - Review”. AllGame. All Media Network. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  44. ^ Barnes, J.C. “Alone in the Dark: The New Nightmare (PS) - Review”. AllGame. All Media Network. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  45. ^ Edge staff (tháng 7 năm 2001). “Alone in the Dark: The New Nightmare (PS)”. Edge. Future plc (99).
  46. ^ Bub, Andrew S. (ngày 26 tháng 10 năm 2001). 'Alone in the Dark [The New Nightmare]' (DC) Review”. X-Play. TechTV. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2001. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  47. ^ CGM staff (tháng 3 năm 2002). “11th Annual Computer Games Awards”. Computer Games Magazine. theGlobe.com (136): 50–56.
  48. ^ Brian Linder (ngày 30 tháng 7 năm 2003). “Alone in the Dark Movie Scoop”. IGN. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.
  49. ^ Child, Ben (ngày 28 tháng 10 năm 2016). “The 'world's worst director': are Uwe Boll's movies really that bad?”. The Guardian. Guardian Media Group.
  50. ^ CSAPIEHA (ngày 12 tháng 3 năm 2008). “Best selling shooter of all time? Hint: It's not Halo”. The Globe and Mail. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]