Alt-right

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Alt-right là một nhóm tổ chức lỏng lẻo của những người có tư tưởng cực Hữu, chối bỏ dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ tại Hoa Kỳ.[1][2] Các tác phẩm của nhóm này chủ yếu được đăng trên Internet và được tìm thấy trên các trang web như 4chan và 8chan, nơi các thành viên nặc danh tạo và sử dụng Internet meme để thể hiện quan điểm của họ [3][4][5] Rất khó để nói bao nhiêu những điều người ta viết ở những nơi này là nghiêm túc, và bao nhiêu có mục đích để gây sự phẫn nộ.[6][7] Thành viên của Alt-right sử dụng các trang web như Twitter và Breitbart News để chuyển tải thông điệp của họ.[8][9]

Các bài đăng của Alt-right thường ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump của đảng Cộng hòa,[10] và chống nhập cư, đa văn hóa và ngôn ngữ hay chính sách đúng đắn chính trị (political correctness).[2][11][12]

Alt-right không có ý thức hệ chính thức, mặc dù các nguồn khác nhau cho là họ lấy chủ nghĩa dân tộc trắng làm cơ bản.[1][2][7] Nó cũng gắn liền với chủ nghĩa da trắng thượng đẳng,[3][13][14] bài Hồi giáo,[15][16][17][18][19] chống chủ nghĩa nữ quyền,[1][12] chống những người đồng tính,[20][21][22] theo chủ nghĩa dân tộc kỳ thị thiểu số,[23] chủ nghĩa dân túy cánh Hữu,[7] chủ nghĩa bản địa bài ngoại (nativism),[24] chủ nghĩa Truyền thống,[25] và phong trào Tân Phản động.[3][25][26] Alt-right là một thuật ngữ chung được đặt ra thời gian gần đây, gọi chung những thành viên chưa đồng thuận và không có tiêu chí rõ ràng.[27] Phong trào được liên kết với nhiều ý thức hệ từ chủ nghĩa dân tộc Mỹ, tân bảo hoàng cho tới những người ủng hộ Nam quyền và những người phản đối dòng chính của chủ nghĩa bảo thủ.[28][29]

Điểm chung của các thành viên của phong trào Alt-right định nghĩa lỏng lẻo bao gồm một sự khinh bỉ đối với chính trị chính thống và một mong muốn để thách thức các chuẩn mực xã hội xung quanh những điều cấm kỵ trong ngôn luận. Sự phổ biến của meme trong giới Alt-right đã khiến một số nhà bình luận đặt câu hỏi, nhóm Alt-right có phải là một phong trào nghiêm túc hơn là chỉ là một cách khác để thể hiện niềm tin truyền thống bảo thủ.[4][7]

Xuất xứ của thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tháng 11 năm 2008, Paul Gottfried diễn thuyết tại câu lạc bộ H. L. Mencken về những gì ông gọi là "Cánh Hữu khác" (the alternative right).[30] Trong năm 2009, thêm hai bài viết tại Tạp chí Taki của Patrick J. Ford và Jack Hunter, thảo luận sâu hơn về Cánh Hữu khác [31] Thuật ngữ này, tuy nhiên, thường được quy cho Richard B. Spencer, Chủ tịch Viện Chính sách Quốc gia và người sáng lập của Alternative Right.[7][32]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù một số người bảo thủ hoan nghênh phong trào alt-right,[33] những người khác trong dòng chính Tả và Hữu chỉ trích nó như phân biệt chủng tộc hay thù hận,[33][34] đặc biệt vì sự thù địch của nó đối với dòng chính chủ nghĩa tự do và bảo thủ.[35][36]

David A. French, viết cho National Review, gọi những người ủng hộ alt-right "những người muốn trở thành người phát xít" và than vãn về sự hội nhập của họ vào các cuộc đối thoại chính trị quốc gia.[37] Benjamin Welton, viết cho The Weekly Standard, mô tả alt-right như một "lực lượng rất không đồng nhất" mà "lật ngược luân lý của cánh Tả và cho đó là một huy hiệu danh dự được gọi là phân biệt chủng tộc, bài người đồng tính, và phân biệt giới tính.[38]

Giáo sư George Hawley của Đại học Alabama cho rằng alt-right có thể là một mối đe dọa lớn cho Chủ nghĩa tiến bộ hơn là phong trào bảo thủ chính thống.[39]

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times vào ngày 22 Tháng 11 năm 2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump chối bỏ và lên án alt-right,[40] làm khó chịu nhiều người alt-right ủng hộ ông.[41]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c McAfee, Tierney (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “What Is the Alt-Right Anyway? A User's Guide”. People (tạp chí). Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b c Krieg, Gregory (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “Clinton is attacking the 'Alt-Right' – What is it?”. CNN. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ a b c Matthews, Dylan (ngày 18 tháng 4 năm 2016). “The alt-right is more than warmed-over white supremacy. It's that, but way way weirder”. VOX. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2016.
  4. ^ a b Hess, Amanda (ngày 10 tháng 6 năm 2016). “For the Alt-Right, the Message Is in the Punctuation”. The New York Times.
  5. ^ Kivanç, Jake (ngày 15 tháng 6 năm 2016). “Nero, Nazis, and the New Far Right: The Phenomena of the Professional Troll”. Vice. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ Gourarie, Chava (ngày 30 tháng 8 năm 2016). “How the 'alt-right' checkmated the media”. Columbia Journalism Review.
  7. ^ a b c d e Wallace-Wells, Benjamin (ngày 5 tháng 5 năm 2016). “Is the Alt-Right for real?”. The New Yorker.
  8. ^ Hunt, Elle (ngày 20 tháng 7 năm 2016). “Milo Yiannopoulos, rightwing writer, permanently banned from Twitter”. The Guardian. London. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  9. ^ Hafner, Josh (ngày 26 tháng 8 năm 2016). “For the Record: For Trump, everything's going to be alt-right”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  10. ^ Posner, Sarah (ngày 18 tháng 10 năm 2016). “Meet the Alt-Right 'Spokesman' Who's Thrilled With Trump's Rise”. RollingStone. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ Sevastopulo, Demetri. 'Alt-right' movement makes mark on US presidential election”. Financial Times.
  12. ^ a b “What You Need To Know About The Alt-Right Movement”. NPR.org. ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ Ohlheiser, Abby (ngày 3 tháng 6 năm 2016). “Anti-Semitic Trump supporters made a giant list of people to target with a racist meme”. The Washington Post.
  14. ^ Sarlin, Benjy (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “5 Things to Know About the 'Alt-Right'. NBC News. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ Walsh, Joan (ngày 20 tháng 7 năm 2016). “Islamophobes, White Supremacists, and Gays for Trump—the Alt-Right Arrives at the RNC”. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2016. At the self-described “most fab party at the RNC” Tuesday night, Islamophobe provocateur Pamela Geller, not renowned as a stand-up comedian, opened with a joke... Before Geller and Yiannopolous spoke, the crowd welcomed the notorious Dutch politician Geert Wilders, who runs the anti-immigrant Dutch Party for Freedom. Wilders, a Trump admirer, was banned from entering Britain in 2009 for his Islamophobia (the decision was reversed in 2010) but was welcome here in Cleveland. An exhilarated Richard Spencer, a leading white nationalist who coined the term “alt-right,” introduced himself to me just as Milo began to speak. 'This is the alt-right convention!...' At this first “alt-right convention,” most of the influentials weren’t known to the public. They’re hoping that will change, under President Donald J. Trump."
  16. ^ “The rise of the alt-right”. The Week. ngày 1 tháng 10 năm 2016.
  17. ^ Hassan, Adeel (ngày 23 tháng 9 năm 2016). “Candy, Hashtags and Hate”. The New York Times.
  18. ^ Willis, Oliver (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “What Is The "Alt-Right"? A Guide To The White Nationalist Movement Now Leading Conservative Media”. Media Matters.
  19. ^ Lynch, Conor (ngày 14 tháng 6 năm 2016). “With their Orlando response, Trump and the alt-right are playing directly into the hands of ISIS”. Salon.
  20. ^ Main, Thomas J. (ngày 25 tháng 8 năm 2016). “What's the Alt-Right?”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  21. ^ Mandell, Sean (ngày 20 tháng 9 năm 2016). “Michelangelo Signorile Has an Unexpected Encounter with the 'Faggot'-Hating Alt-Right”. Towleroad. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  22. ^ Signorile, Michelangelo (ngày 21 tháng 9 năm 2016). “Donald Trump's Hate-Fueled, Alt-Right Army Hates 'Faggots' Too”. The Huffington Post. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
  23. ^ Wilson, Jason (ngày 23 tháng 8 năm 2016). 'A sense that white identity is under attack': making sense of the alt-right”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2016.
  24. ^ Becker, Amanda. “Clinton to accuse Trump of embracing nativist political movement”. Reuters.
  25. ^ a b “A Guide to the Alt-Right, Modern White Supremacists Bolstering Trump”. alternet. ngày 28 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2016.
  26. ^ Brodeur, Michael. “What's 'alt-' about the alt-right?”. The Boston Globe.
  27. ^ Marantz, Andrew (ngày 12 tháng 11 năm 2016). “The Alt-Right Hails Its Victorious God-Emperor”. The New Yorker. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2016.
  28. ^ Greer, Scott (ngày 24 tháng 8 năm 2016). “What Is The Alt Right?”. The Daily Caller. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  29. ^ Warren, Michael (ngày 26 tháng 8 năm 2016). “The Alt-Right vs. Mainstream Conservatism”. The Weekly Standard. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  30. ^ Gottfried, Paul (ngày 22 tháng 1 năm 2016). “The Decline and Rise of the Alternative Right”. The Unz Review. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.
  31. ^ Theodoracopulos, Taki (ngày 27 tháng 7 năm 2009). “Economism in the Alt Right”. Taki's Magazine. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.
  32. ^ “Alternative Right”. Southern Poverty Law Center. tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016.
  33. ^ a b Young, Cathy (ngày 25 tháng 1 năm 2016). “Donald Trump's rant against political correctness is comfort food to racists”. Newsday. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.
  34. ^ Tracinski, Robert. “Yes, The Alt-Right Are Just a Bunch of Racists”. The Federalist. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2016.
  35. ^ “An Open Letter to Mitt Romney”. The Weekly Standard.
  36. ^ Shapiro, Ben. “The Conservative Intellectual Movement in America: Then and Now”. National Review.
  37. ^ French, David (ngày 26 tháng 1 năm 2016). “Donald Trump & Alt-Right's Rise – Not Conservatives Fault”. National Review. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.
  38. ^ Welton, Benjamin (ngày 1 tháng 2 năm 2016). “What, Exactly, is the 'Alternative Right?'. The Weekly Standard. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2016.
  39. ^ Hawley, George (ngày 25 tháng 1 năm 2016). Right-Wing Critics of American Conservatism. University Press of Kansas. tr. 69. ISBN 978-0-7006-2193-4.
  40. ^ “Trump disavows 'alt-right' supporters”. BBC News. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2016.
  41. ^ Woolf, Nicky (ngày 23 tháng 11 năm 2016). “Donald Trump's 'alt-right' supporters express dismay at disavowal”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “washingtonpost” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “MSNBC” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Haaretz” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “MY1” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “CY150414” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “NYMag” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “BusinessInsiderHillary” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “tuttle” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “splcbreitbart” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “SlateHillary” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Mic” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “trumpshock” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “abcnews” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “ap” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “buzzfeed1” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “BusinessInsiderWhatIs” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “csmonitor-jonsson” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “federalist” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “NotEasyBeingMeme” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “WaPoPepe” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “GuardianPepe” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “AltPepe” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.