Bình Đa
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bình Đa
|
|||
---|---|---|---|
Phường | |||
Phường Bình Đa | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Đồng Nai | ||
Thành phố | Biên Hòa | ||
Trụ sở UBND | 29C Trần Quốc Toản, Khu phố 3 | ||
Thành lập | 1988 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°56′19″B 106°51′36″Đ / 10,93861°B 106,86°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1,26 km² | ||
Dân số (2024) | |||
Tổng cộng | 19.184 người | ||
Mật độ | 15.225 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 26047[1] | ||
Mã bưu chính | 76127[2] | ||
Bình Đa là một phường thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Bình Đa nằm ở ngoại ô của thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố 5 km, vị trí cửa ngõ từ Quốc lộ 1 vào trung tâm thành phố Biên Hòa:
- Các phía Đông, Tây, Nam giáp phường An Bình
- Phía Bắc giáp các phường Tam Hòa, Tam Hiệp
- Phía Đông Bắc giáp phường Long Bình
Phường Bình Đa có diện tích là là 1,26 km², dân số là 19.184 người[3], mật độ dân số đạt 15.225 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Bình Đa được chia thành 4 khu phố: 1, 2, 3, 4.[4]
Khí hậu thủy văn
[sửa | sửa mã nguồn]Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, khí hậu ôn hòa được phân ra 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 – 7, mùa nắng từ tháng 12 – 4 hàng năm.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Bản đồ Boilloux năm 1881 có ghi tên làng Bình Đa thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng tỉnh Biên Hòa. Sau làng Bình Đa hợp nhất với làng An Hảo thành làng Bình An và đến năm 1939, làng Bình An lại hợp nhất với các làng Vĩnh Cửu, Tân Mai thành làng Tam Hiệp thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng.
Trong kháng chiến chống Pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Biên Hòa xây dựng Trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu, đến tháng 10 trại chuyển về đóng ở đình Bình Đa. Đó là một trong những trường huấn luyện quân sự được mở ở Biên Hòa và miền Đông, đào tạo nhiều cán bộ quân sự giỏi cho tỉnh.
Năm 1947, Bình Đa được giải phóng và xây dựng thành căn cứ du kích kháng chiến của quận Châu Thành, huyện Vĩnh Cửu và thị xã Biên Hòa, nơi đứng chân của nhiều lực lượng tỉnh Biên Hòa, thị xã Biên Hòa.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Đa là nơi đứng chân của Chi bộ xã Tam Hiệp, Ban Công vận thị xã để tập hợp, tổ chức công nhân đấu tranh chống áp bức, đòi dân sinh dân chủ, quyền lợi cho công nhân. Cơ sở cách mạng được xây dựng ở Bình Đa là cơ sở để Ủy ban cách mạng tỉnh Biên Hòa, Ủy ban khởi nghĩa Tam Hiệp phát động công nhân nổi dậy làm chủ, tiếp thu nguyên vẹn cơ sở vật chất các nhà máy, xí nghiệp, công ty ở Khu Kỹ nghệ Biên Hòa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4-1975.
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Phường có 7 trường học trong đó bao gồm: Trường Chính trị Đồng Nai, Trường trung học Kinh tế, Trường trung học kỹ thuật, Trường Phổ thông Thực hành sư phạm, Trường trung học cơ sở Bình Đa và Trường tiểu học Bình Đa,Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần phía nam giáp với công ty thuốc lá Đồng Nai, một phần giáp với công ty cao su. Trên địa bàn phường có 1 công ty xuất khẩu lâm sản BILICO, 8 cơ sở sản xuất mây tre xuất khẩu, 1 chợ nhỏ và rất nhiều loại hình kinh doanh đa dạng khác. Ngoài ra còn có con Suối Linh chảy ngang qua hai tổ 22,23 thuộc khu phố 3 phường Bình Đa.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Bộ thông tin và Truyền thông (tháng 6 năm 2018). Danh bạ Mã Bưu chính Quốc gia.
- ^ “Đề án Sắp xếp Đơn vị Hành chính Cấp xã Giai đoạn 2023-2025 của Thành phố Biên Hoà” (PDF). bienhoa.dongnai.gov.vn. 27 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. 21 tháng 6 năm 2024.