Cá song gio

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đừng nhầm lẫn với Cá sòng gió
Cá song gio
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Chi (genus)Epinephelus
Loài (species)E. awoara
Danh pháp hai phần
Epinephelus awoara
(Temminck & Schlegel, 1842)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Serranus awoara Temminck & Schlegel, 1842

Cá song gio,[2][3][4] danh phápEpinephelus awoara, là một loài cá biển thuộc chi Epinephelus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1842.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh bắt nguồn từ tên thông thường của loài cá này ở Nagasaki (Nhật Bản), cũng là nơi thu thập mẫu định danh.[5]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Hàn QuốcNhật Bản, cá song gio được phân bố trải dài về phía nam đến Việt NamPhilippines, bao gồm các vùng bờ biển khác thuộc biển Nhật Bản, biển Hoa Đôngbiển Đông.[1][6]

Ở Việt Nam, cá song gió thường xuyên được bắt gặp dọc theo vùng bờ biển Trung Bộ, từ Hà Tĩnh trở vào Bình Thuận.[7][8]

Cá song gio sống ở vùng biển có nền đáy đá hoặc bùn cát trộn lẫn, độ sâu đến ít nhất là 50 m, trong khi cá con thường thấy ở các vũng thủy triều.[1] Ở Trung Quốc, loài này sống ở độ sâu khoảng 2–3 m vào giữa mùa hè và bơi đến vùng nước sâu hơn vào mùa đông.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá song gio là 60 cm.[9] Cá có màu nâu xám nhạt, thường ửng vàng hơn ở bụng. Hai bên thân có các dải nâu sẫm, có thể mờ đi ở những con trưởng thành cỡ lớn. Đầu và thân có nhiều đốm nhỏ màu vàng, thân còn lốm đốm các vệt trắng (thấy rõ trên các sọc nâu). Vây lưng mềm, vây đuôi và đôi khi là vây hậu môn có viền vàng.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 17–19; Số vảy đường bên: 49–55.[10]

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong điều kiện nuôi nhốt, cá song gio khá hung dữ, thường rượt đuổi và cắn những loài khác, đặc biệt là đồng loại với chúng.[10]

Thức ăn của cá song gio bao gồm cá nhỏ hơn, các loài động vật giáp xácđộng vật chân đầu.[1]

Cá song gio là loài lưỡng tính tiền nữ, nghĩa là đực trưởng thành đều phải trải qua giai đoạn là cá cái.[9][11]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Cá song gio là loài cá thực phẩm có giá trị thương mại trên toàn bộ phạm vi phân bố của chúng. Không những vậy, cá song gio còn được nuôi làm cá cảnh do có kiểu hình lạ mắt.

Cá song gio đang được nhân giống từ cá bột đánh bắt trong tự nhiên với quy mô lớn ở nhiều tỉnh Trung Quốc.[1] Trứng của loài này đã được thụ tinh nhân tạo và thời gian tồn tại lâu nhất của cá ấu trùng là 15 ngày.[9]

Trong vài năm qua, lai tạo thường được sử dụng đối với cá vì nó cho phép kết hợp các ưu điểm từ các loài khác nhau. Người ta đã thành công trong việc lai tạo cá mú từ cá song gio cái và Epinephelus tukula đực nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Con lai này có ưu điểm là tỉ lệ dị tật thấp và tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời mang lại giá trị kinh tế tiềm năng.[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f To, A.; Amorim, P.; Choat, J. H.; Law, C.; Ma, K.; Myers, R. F.; Rhodes, K.; Sadovy, Y.; Samoilys, M.; Suharti, S. (2018). Epinephelus awoara. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T61336A100460920. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T61336A100460920.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Thị Hồng Hoa (2015). “Thành phần loài mẫu vật cá Mú (họ Serranidae) lưu trữ ở Bảo tàng Hải dương học” (PDF). Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ sáu): 327–333. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Võ Văn Quang, Trần Thị Hồng Hoa, Lê Thị Thu Thảo, Trần Công Thịnh (2015). “Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa” (PDF). Tạp chí Sinh học. 37 (1): 10–19.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ cá Mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei (part 5)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Serranus awoara. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ “Danh sách các loài hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế” (PDF). www.rimf.org.vn. Viện Nghiên cứu Hải sản. 21 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Võ Văn Quang (2018). “Đa dạng loài họ cá Mú (Serranidae) vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (4A): 101–113.
  9. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Epinephelus awoara trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  10. ^ a b Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Epinephelus” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 114. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Liu, M.; Wang, Y.-Y.; Shan, X.-J.; Kang, B.; Ding, S.-X. (2016). “Primary male development of two sequentially hermaphroditic groupers, Epinephelus akaara and Epinephelus awoara (Perciformes: Epinephelidae)”. Journal of Fish Biology. 88 (4): 1598–1613. doi:10.1111/jfb.12936.
  12. ^ Li, Ziqi; Tian, Yongsheng; Li, Zhentong; Chen, Shuai; Wang, Linna; Li, Linlin; Zhang, Jingjing; Wu, Yuping; Pang, Zunfang (2020). “The complete mitochondrial genome of the hybrid offspring Epinephelus awoara♀ × Epinephelus tukula♂”. Mitochondrial DNA. Part B, Resources. 5 (1): 1025–1026. doi:10.1080/23802359.2020.1721356. ISSN 2380-2359. PMC 7748569. PMID 33366858.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Yang, Kuan; Lin, Hungdu; Liu, Ruiqi; Ding, Shaoxiong (2022). “Genetic Structure and Demographic History of Yellow Grouper (Epinephelus awoara) from the Coast of Southeastern Mainland China, Inferred by Mitochondrial, Nuclear and Microsatellite DNA Markers”. Diversity. 14 (6): 439. doi:10.3390/d14060439. ISSN 1424-2818.