Caroline của Đại Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Caroline của Đại Anh
Caroline of Great Britain
Vương nữ Đại Anh
Họa phẩm bởi Jacopo Amigoni, khoảng thập niên 1730.
Thông tin chung
Sinh(1713-06-10)10 tháng 6 năm 1713 (Lịch mới)
Cung điện Herrenhausen, Hannover
Mất28 tháng 12 năm 1757(1757-12-28) (44 tuổi)
Cung điện Thánh James, Luân Đôn
An táng5 tháng 1 năm 1758
Tu viện Westminster, Luân Đôn
Tên đầy đủ
Caroline Elizabeth
Vương tộcNhà Hanover
Thân phụGeorge II của Đại Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuCaroline xứ Ansbach

Caroline Elizabeth của Đại Anh (10 tháng 6 năm 1713 – 28 tháng 12 năm 1757) là con thứ tư và con gái thứ ba của George II của Đại AnhCaroline xứ Ansbach .

Những năm đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Caroline [a] được sinh ra tại Cung điện Herrenhausen ở Hanover, Đức, vào ngày 10 tháng 6 năm 1713 ( theo lịch Gregorian kiểu mới). Cha của Caroline là Georg August, Thân vương thế tử xứ Hannover, con trai cả của George Louis, Tuyển hầu tước của Hanover. Mẹ của Caroline là Caroline xứ Ansbach, con gái của Johann Friedrich xứ Brandenburg-AnsbachEleonore xứ Sachsen-Eisenach. [3] Là cháu nội của Tuyển hầu tước Hannover, Caroline được gọi là Tuyển hầu tôn nữ Caroline của Hannover từ khi sinh ra. Theo Đạo luật Dàn xếp năm 1701, Caroline đứng thứ bảy trong danh sách kế vị ngai vàng Anh. Caroline đã được rửa tội một ngày sau khi sinh tại Cung điện Herrenhausen. [4]

Vương nữ Đại Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1714, Nữ vương Anne của Đại Anh qua đời, do đó ông nội của Caroline trở thành George I của Đại Anh và cha của Caroline cũng trở thành Thân vương xứ Wales. Khi được một tuổi, Caroline cùng mẹ và các chị gái là AnneAmelia đến Anh và cả gia đình cư trú tại Cung điện Thánh James, Luân Đôn. Tại thời điểm này, Caroline cùng các chị em được gọi là Vương tôn nữ Anh. Một danh sách các khoản chi phí cá nhân của Caroline được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1728, trong đó có các khoản tiền từ thiện cho các nhóm tín hữu Tin Lành ở Luân Đôn. [5]

Năm 1722, theo chỉ dẫn của mẹ là Caroline xứ Ansbach, bấy giờ là Vương phi xứ Wales, Vương tôn nữ Caroline đã được tiêm ngừa bệnh đậu mùa bằng phương pháp Tiêm biến thể, một loại chủng ngừa được phổ biến bởi Phu nhân Mary Wortley MontaguCharles Maitland. [6]

Caroline là người con gái cưng của mẹ mình [7] và được biết đến với cái tên "Caroline Elizabeth thật thà" (hay "người yêu sự thật"). [8] Khi bất kỳ sự bất đồng nào xảy ra giữa những đứa trẻ vương thất, cha mẹ của Caroline sẽ nói rằng, "Gửi cho Caroline, rồi chúng ta sẽ biết sự thật!" [9] Theo Tiến sĩ John Doran, "Caroline Elizabeth "người yêu sự thật" được cha mẹ yêu quý vô điều kiện, xứng đáng với tình cảm nhận được và đền đáp điều đó bằng sự gắn bó nồng nhiệt. Vương nữ là người xinh đẹp, tốt bụng, tài năng nhưng không hạnh phúc."

Cuộc sống sau này[sửa | sửa mã nguồn]

Ngài Hervey

Theo niềm tin phổ biến, nỗi u sầu của Caroline là do tình yêu của Vương nữ dành cho cận thần đã kết hôn là Ngài Hervey. Hervey là một người song tính và có thể đã ngoại tình với anh trai của Caroline, Vương tử Frederick, và cũng có quan hệ tình cảm với một số quý cô nương tại triều đình. Khi Hervey qua đời vào năm 1743, Caroline lui về Cung điện Thánh James trong nhiều năm trước khi qua đời, chỉ gia đình và những người bạn thân nhất của Caroline mới được tiếp cận. [10] Vương nữ cũng là người hào phóng trong công việc từ thiện. [10]

Caroline qua đời vào ngày 28 tháng 12 năm 1757 ở tuổi 44 tại Cung điện Thánh James. Vương nữ được chôn cất tại Tu viện Westminster.

Horace Walpole, khi nói về cái chết của Vương nữ Caroline, đã viết rằng:

"Though her state of health had been so dangerous for years, and her absolute confinement for many of them, her disorder was, in a manner, new and sudden, and her death unexpected by herself, though earnestly her wish. Her goodness was constant and uniform, her generosity immense, her charities most extensive; in short, I, no royalist, could be lavish in her praise." [11]

Vương huy[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 1 năm 1719, với tư cách là cháu nội của quân chủ Anh, Caroline được trao quyền sử dụng các vương huy của vương quốc, được phân biệt bằng một dải bạc gồm năm vạch kẻ, một vạch kẻ có ba biểu tượng hoa hồng đỏ. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1727, với tư cách là một người con của quân chủ Anh, Vương huy của Caroline được phân biệt bằng một dải bạc gồm ba vạch kẻ, một vạch kẻ có ba biểu tượng hoa hồng đỏ. [12]

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The London Gazette (từ khi Caroline còn sống [1] và sau khi qua đời [2]) chỉ gọi là Vương nữ Caroline

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “No. 9752”. The London Gazette. 27 tháng 12 năm 1757.
  2. ^ “No. 9753”. The London Gazette. 31 tháng 12 năm 1757.
  3. ^ Lodge, Edmund (1838). The Genealogy of the Existing British Peerage: With Sketches of the Family Histories of the Nobility. Saunders and Otley. tr. 5. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ “Yvonne's Royalty Home Page: Royal Christenings”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ Ilias Chrissochoidis, "Princess Carolina's list of monthly expenses, January–February 1727/8," Notes & Queries 58/3 (September 2011), 401–403.
  6. ^ Van der Kiste, p. 83
  7. ^ Van der Kiste, p. 163
  8. ^ Lives of the Princesses of Wales, page 160
  9. ^ The royal princesses of England: from the reign of the George the First by Mrs.
  10. ^ a b Van der Kiste, p. 197
  11. ^ Gland, N (1871). The royal princesses of England, from the reign of George the First. GEORGE ROUTLEDGE AND SON. tr. 123.
  12. ^ Marks of Cadency in the British Royal Family

Nguồn tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung của Princess Caroline tại Phòng Trưng bày Chân dung Quốc gia, Luân Đôn