Amelia của Đại Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Amelia của Đại Anh
Amelia of Great Britain
Họa phẩm bởi Jean-Baptiste van Loo, khoảng năm 1738
Thông tin chung
Sinh(1711-06-10)10 tháng 6 năm 1711 (Lịch mới)
Cung điện Herrenhausen, Hannover
Mất31 tháng 10 năm 1786(1786-10-31) (75 tuổi)
Quảng trường Cavendish, Soho, Luân Đôn
An táng11 tháng 11 năm 1786
Tu viện Westminster, Luân Đôn
Tên đầy đủ
Amelia Sophia Eleonore [1]
Vương tộcNhà Hanover
Thân phụGeorge II của Đại Anh Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuCaroline xứ Ansbach

Amelia Sophia Eleonore của Đại Anh (10 tháng 6 năm 1711 (Lịch mới) – 31 tháng 10 năm 1786) là con gái thứ hai của George II của Đại AnhCaroline xứ Ansbach.

Những năm đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Amelia [2] sinh ra tại Cung điện Herrenhausen, Hannover, Đức, vào ngày 30 tháng 5 năm 1711 (Lịch cũ). [3] Vào thời điểm Amelia ra đời, cha của Amelia là Tuyển hầu Thế tử xứ Hannover, con trai cả và là người thừa kế của Tuyển hầu tước xứ HannoverSophie Dorothea của Celle. Mẹ của Amelia là Caroline xứ Ansbach, con gái của Johann Friedrich xứ Brandenburg-AnsbachEleonore xứ Sachsen-Eisenach. Trong gia đình, Amelia được gọi là Emily. [3]

Vương nữ Đại Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1714, Nữ vương Anne của Đại AnhIreland qua đời. Ông nội của Amelia đã kế vị Anne trở thành George I của Đại Anh theo như các điều khoản của Đạo luật Dàn xếp năm 1701. Theo đó, cha của Amelia củng trở thành người thừa kế ngai vàng của Anh và được phong Công tước xứ CornwallThân vương xứ Wales vào ngày 27 tháng 9 năm 1714. Amelia, lúc này đã trở thành Vương tôn nữ Đại Anh, cùng gia đình chuyển đến Anh [3] và cư trú tại Cung điện Thánh JamesLuân Đôn.

Mặc dù tương đối khỏe mạnh khi trưởng thành, [4] Amelia là một đứa trẻ ốm yếu [5] và mẹ của Amelia, Caroline đã thuê Johann Georg SteigerthalHans Sloane điều trị cho con gái cũng như bí mật xin lời khuyên từ bác sĩ John Freind. [6] Năm 1722, mẹ của Amelia, người có tư tưởng tiến bộ, đã cho Amelia và em gái Caroline tiêm phòng bệnh đậu mùa bằng một phương pháp chủng ngừa được gọi là Tiêm biến thể, được Phu nhân Mary Wortley MontaguCharles Maitland mang đến Anh từ Constantinopolis. [7] Ngày 11 tháng 6 năm 1727, ông nội của Amelia là George I qua đời và cha của Amelia kế vị với tên hiệu là George II. Amelia, lúc này đã trở thành vương nữ, sống với cha cho đến khi George II qua đời vào năm 1760.

Cô của Amelia là Sophia Dorothea của Đại Anh, Vương hậu tại Phổ, đã đề nghị Amelia trở thành vợ cho con trai là Friedrich (sau này được gọi là Friedrich Đại đế) [3] nhưng cha của Friedrich là Friedrich Wilhelm I của Phổ lại buộc con trai mình phải kết hôn với Elisabeth Christine xứ Braunschweig-Wolfenbüttel-Bevern. [8] Năm 1724, Amelia và chị gái là Vương nữ Vương thất Anne nằm trong số bốn ứng cử viên cuối cùng để kết hôn với Louis XV của Pháp. Tuy nhiên vì kết hôn với Louis XV đồng nghĩa với việc Amelia buộc phải cải đạo sang Công giáo, George II đã ngăn cản cuộc hôn nhân này. [9]

Amelia rất yêu thích cưỡi ngựa và săn bắn. [10] Vương nữ bị ghét bỏ bởi những người yêu thích nghệ thuật như John, Lãnh chúa Hervey và Quý bà Pomfret nhận định Amelia là "một trong những Vương nữ kỳ quặc nhất từng được biết đến; đức nữ bịt tai không bị cuốn theo những lời xu nịnh và có cởi mở với sự trung thực." [a][4]

Quý cô Isabella Finch trở thành Thị tùng Hầu phòng của Amelia vào khoảng năm 1738 hoặc sau đó. [11] Finch đã thành công trong việc thay mặt cho Amelia và giải quyết mọi khó khăn mà nữ chủ nhân của mình có thể gặp phải. [11]

Amelia có thể là mẹ của nhà soạn nhạc Samuel Arnold (1740–1802) thông qua mối quan hệ tình cảm với một thường dân có tên là Thomas Arnold. [3] [12]

Cuộc sống sau này[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1751, Vương nữ Amelia trở thành kiểm soát viên của Công viên Richmond sau cái chết của Robert Walpole, Bá tước thứ 2 xứ Orford. Ngay sau đó, Vương nữ đã gây náo động dư luận khi đóng cửa công viên và chỉ cho phép một số người bạn thân và những người có giấy phép đặc biệt được vào. [3]

Sự việc này kéo dài cho đến năm 1758, khi một nhà sản xuất bia địa phương có tên là John Lewis đã kiện người gác cổng ra tòa vì đã ngăn mình đi vào công viên. Tòa án đã ra phán quyết có lợi cho Lewis, với lý do là khi Quốc vương Charles I đóng cửa công viên vào thế kỷ 17, nhà vua vẫn cho phép công chúng đi vào công viên. Do đó vương nữ Amelia buộc phải dỡ bỏ các lệnh hạn chế.

Amelia rất hào phóng trong việc tặng quà cho các tổ chức từ thiện. Năm 1760, Vương nữ đã quyên góp 100 bảng Anh cho tổ chức giáo dục trẻ mồ côi nghèo của các giáo sĩ (sau này là Clergy Orphan Corporation) để giúp trang trải học phí cho 21 bé gái mồ côi của các giáo sĩ thuộc Giáo hội Anh. Năm 1783, Amelia đồng ý quyên góp £ 25 hằng năm cho Bệnh viện Quận mới ở Northampton.

Năm 1761, Vương nữ Amelia trở thành chủ sở hữu của Điền trang Gunnersbury, Middlesex, được mua từ điền trang của Henry Furnese. Amelia đã sử dụng Gunnersbury làm nơi ở mùa hè của mình. Vương nữ cho xây dựng thêm một nhà nguyện và vào trong khoảng thời gian từ năm 1777 đến năm 1784, Amelia cho xây thêm ngôi nhà tắm, sau này được mở rộng thah2 một tòa nhà trang trí bởi người chủ sở hữu tiếp theo vào thế kỷ 19 và còn tồn tại cho đến ngày nay, tòa nhà được liệt vào danh sách Di sản Anh cấp II và được gọi là Nhà tắm của Vương nữ Amelia .

Amelia cũng sở hữu một bất động sản ở Quảng trường Cavendish, Soho, Luân Đôn, nơi Amelia qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 1786, khi ấy Amelia là người con cuối cùng còn sống của George II của Đại AnhCaroline xứ Ansbach. Một bức tranh thu nhỏ của Vương tử Friederich của Phổ được tìm thấy trên người vương nữ. [13] Amelia được chôn cất trong Nhà nguyện Quý bà Henry VIITu viện Westminster. [3]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương của John Croker năm 1732 cho thấy những người con còn sống của Quốc vương George II: Frederick, William, Anne, Amelia, Caroline, MaryLouisa

Đảo AmeliaFloridaHạt AmeliaVirginia, Hoa Kỳ được đặt theo tên của Vương nữ Amelia.

Vương huy[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 31 tháng 1 năm 1719, với tư cách là cháu nội của quân chủ Anh, Caroline được trao quyền sử dụng các vương huy của vương quốc, được phân biệt bằng một dải bạc có năm dòng kẻ, mỗi dòng có một biểu tượng lồng chồn ecmin. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1727, với tư cách là một người con của quân chủ Anh, vương huy của Amelia được phân biệt bằng một dải bạc có ba dòng kẻ, mỗi dòng một biểu tượng lông chồn ecmin. [14]

Vương huy của Vương nữ Amelia của Đại Anh từ ngày 30 tháng 8 năm 1727

Gia phả[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyên văn tiếng Anh là "one of the oddest princesses that ever was known; she has ears shut to flattery and her heart open to honesty."

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Van der Kiste, p. 24.
  2. ^ The London Gazette refers to her as "(the) Princess Amelia"
  3. ^ a b c d e f g Panton 2011, tr. 45.
  4. ^ a b Van der Kiste, p. 130.
  5. ^ Van der Kiste, p. 82.
  6. ^ Alice Marples, The Princess And The Physicians - Georgian Papers Programme
  7. ^ Van der Kiste, p. 83.
  8. ^ Van der Kiste, p. 118.
  9. ^ Clarissa Campbell Orr: Queenship in Europe 1660-1815: The Role of the Consort. Cambridge University Press (2004)
  10. ^ Van der Kiste, pp. 107, 129.
  11. ^ a b Chalus, E. H. (23 tháng 9 năm 2004). Finch, Lady (Cecilia) Isabella [Bell] (1700–1771), courtier (bằng tiếng Anh). 1. Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/68377.
  12. ^ Robert Hoskins: "Samuel Arnold", Grove Music Online ed. L. Macy (accessed 19 February 2009), (subscription access) Lưu trữ 2000-10-13 tại Wayback Machine
  13. ^ Van der Kiste, p. 196.
  14. ^ “Marks of Cadency in the British Royal Family”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.

Nguồn tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]