Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài chọn lọc

Dùng

Layout dành cho các mục phụ trang này ở Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/Layout.

Danh sách

Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/1
Xứ tuyết (tiếng Nhật: 雪国 Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, được khởi bút từ 1935 và hoàn thành năm 1947. Trước khi xuất bản dưới dạng ấn phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo. Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản. Cùng với Ngàn cánh hạc (千羽鶴 Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (古都 Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968, nhân kỷ niệm 100 năm (1868-1968) hiện đại hóa văn học Nhật Bản với công cuộc cải cách Minh Trị.


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/2

Cờ mặt trời mọc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hải quân Đế quốc Nhật Bản (kanji cổ: 大日本帝國海軍, kanji mới: 大日本帝国海軍, romaji: Dai-Nippon Teikoku Kaigun, phiên âm Hán-Việt: Đại Nhật Bản đế quốc hải quân), tên chính thức Hải quân Đại Đế quốc Nhật Bản, thường gọi tắt là Hải quân Nhật, là lực lượng hải quân của Đế quốc Nhật Bản từ năm 1869 khi thành lập cho đến năm 1947 khi nó bị giải tán theo điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản từ bỏ việc sử dụng vũ lực như là phương cách để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là lực lượng hải quân lớn thứ ba trên thế giới vào năm 1920 sau Hải quân Hoa KỳHải quân Hoàng gia Anh[1], và có lẽ là lực lượng hải quân hiện đại nhất thời điểm cận kề Chiến tranh Thế giới II. Những chiến hạm trong lực lượng này còn được hỗ trợ bằng máy bay và hoạt động không kích từ Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/3

Tượng rồng làm bằng ngà voi và xà cừ thời kì Minh Trị
Lịch sử thành văn về Nhật Bản đã có từ thế kỷ 1 công nguyên qua các đoạn ghi chép ngắn trong sử liệu Trung Quốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy trên các hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12.000 TCN, hệ sinh thái phong phú trên quần đảo Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung nổi tiếng của thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là cách mạng từ thế giới bên ngoài.

Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/4

Nihongo
Tiếng Nhật Bản, hay tiếng Nhật, (tiếng Nhật: 日本語, Nihongo, Nhật Bản ngữ) là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt với tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo từ. Tiếng Nhật cổ nhất được biết đến chủ yếu dựa vào trạng thái của nó vào thế kỷ thứ 8, khi ba tác phẩm chủ yếu của tiếng Nhật cổ được dịch (hai bộ sử Kojiki Cổ Sự Ký, Nihonshogi Nhật Bản Sự Kỷ và thi tập Manyoshu Vạn Diệp Tập); nhưng một số lượng tài liệu ít hơn, chủ yếu là chữ khắc, còn cổ hơn. Những chứng thực về tiếng Nhật cổ nhất có thể tìm thấy trong một số tư liệu thành văn của Trung Quốc từ năm 252.

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana Bình Giá Danh và đơn âm cứng Katakana Phiến Giá Danh. Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ v.v. Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác. Một số lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hoặc được tạo ra theo kiểu của tiếng Hán, qua giai đoạn ít nhất 1.500 năm. Từ cuối thế kỷ 19, tiếng Nhật đã mượn một lượng từ vựng đáng kể từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anh. Do mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nhật Bản và Hà Lan vào thế kỷ thứ 17, tiếng Hà Lan cũng có ảnh hưởng, với những từ như bīru (từ bier; "bia") và kōhī (từ koffie; "cà phê").


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/5 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/5


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/6 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/6


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/7 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/7


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/8 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/8


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/9 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/9


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/10 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/10


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/11 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/11


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/12 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/12


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/13 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/13


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/14 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/14


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/15 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/15


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/16 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/16


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/17 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/17


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/18 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/18


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/19 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/19


Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/20 Cổng thông tin:Nhật Bản/Bài chọn lọc/20


  1. ^ Evans, David C & Peattie, Mark R., Kaigun: strategy, tactics, and technology in the Imperial Japanese Navy, 1887–1941, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997, ISBN 0-87021-192-7