Chiến dịch Cedar Falls

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chiến dịch Cedar Falls
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Bản đồ chiến dịch Cedar Falls
Thời gian08/01 - 26/01/1967
Địa điểm
Kết quả Quân đội Mỹ thắng về chiến thuật
Mặt trận Dân tộc Giải phóng thắng về chiến lược
Tham chiến
Hoa Kỳ
Việt Nam Cộng hòa
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam
Lực lượng
30.000 ~10.000
Thương vong và tổn thất
Mỹ: 72 chết, 337 bị thương
Việt Nam Cộng hòa: 11 chết, 8 bị thương
2 xe tăng, 5 xe bọc thép bị phá hủy
4 xe tăng, 9 xe bọc thép, 2 trực thăng bị bắn hỏng[1]
Không rõ (Theo Hoa Kỳ: 750 chết, 280 bị bắt[2])

Chiến dịch Cedar Falls (Tiếng Việt: Chiến dịch bóc vỏ Trái Đất) là chiến dịch quân sự từ ngày 8 tháng 1 đến 26 tháng 1 năm 1967 trong Chiến tranh Việt Nam do Quân đội MỹQuân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện nhằm triệt nhổ gốc rễ các căn cứ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ở "Tam giác sắt" (khu vực rộng 155 km² nằm giữa sông Sài Gòn và đường 13, khoảng 40 km phía bắc trung tâm Sài Gòn).

Chiến dịch có sự tham gia của 16 ngàn lính Mỹ và 14 ngàn lính Việt Nam Cộng hòa. Bị áp đảo vả về quân số và hỏa lực, Quân Giải Phóng Miền Nam quyết định không giao chiến mà phân tán rút vào rừng và ẩn nấp trong các địa đạo, chỉ sử dụng các nhóm nhỏ để đánh phục kích Mỹ. Trong chiến dịch này, "lính chuột cống" (Tunnel Rat) được sử dụng lần đầu tiên để xâm nhập hầm trú ẩn và hệ thống công sự ngầm của Quân Giải phóng.

Tổn thất[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết giáp xa M-113 của binh sĩ Hoa Kỳ hành quân trong Chiến dịch Cedar Falls

Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đã tiêu diệt 750 quân Giải phóng và bắt 280 tù binh. Thiệt hại về trang bị của quân Giải phóng bao gồm 23 vũ khí hạng trung, 590 vũ khí cá nhân và 200 mìn, lựu đạn, đạn pháosúng cối. 100 công trình kiên cố, 250 hầm và hơn 500 công trình khác bị phá hủy. 60 ngàn băng đạn cho vũ khí cá nhân, 7.500 bộ quân phục, 3,7 ngàn tấn gạo và khoảng nửa triệu trang tài liệu bị thu giữ cùng nhiều vật liệu chiến tranh khác.

Thương vong về phía Mỹ là 72 thiệt mạng và 337 bị thương; phía Việt Nam Cộng hòa là 11 chết và 8 bị thương. Phía Mỹ bị phá hủy 2 xe tăng, 5 xe bọc thép; ngoài ra còn bị hư hại 3 xe tăng, 9 xe bọc thép, 1 xe tăng hạng nặng, 2 xe ô tô và 2 trực thăng trinh sát nhẹ. Quân đội Việt Nam Cộng hòa mất 3 vũ khí cá nhân.

Đây là những con số từ tài liệu của Mỹ và VNCH chứ chưa có tài liệu đối chứng của quân Giải phóng. Các con số thực tế có thể khác.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết giáp của Đại đội 3, Lực lượng Kỵ binh Cơ giới 11 Hoa Kỳ tham gia chiến dịch

Mặc dù đã phá hủy nhiều đoạn công sự của Quân Giải phóng, nhưng mục tiêu phía Mỹ đặt ra về cơ bản đã không đạt được. Trong khi đó, việc bảo vệ an toàn phần lớn căn cứ có thể coi là một thắng lợi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Nhờ vào hệ thống địa đạo có quy mô khổng lồ và tổ chức tinh vi, họ không cần mất nhiều công sức để bài binh bố trận hay tổ chức những trận đánh lớn đầy rủi ro, mà phía Mỹ vẫn phải rút quân. Thành công này của Quân Giải phóng có sự đóng góp lớn của các tin tức tình báo chính xác.[1]

Trước chiến dịch này còn có một cuộc hành quân khác của quân đội Mỹ nhằm vào Củ Chi cũng đã chịu thất bại tương tự, đó là Chiến dịch Crimp năm 1966.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Rogers, Cedar Falls-Junction City Lưu trữ 2014-09-03 tại Wayback Machine, p. 75.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2007.