Chlorodesmis fastigiata

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chlorodesmis fastigiata
Phân loại khoa học edit
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Ulvophyceae
Bộ: Bryopsidales
Họ: Udoteaceae
Chi: Chlorodesmis
Loài:
C. fastigiata
Danh pháp hai phần
Chlorodesmis fastigiata
(C. Ag.) Ducker, 1969
Các đồng nghĩa
  • Vaucheria fastigiata C. Agardh, 1824
  • Chlorodesmis comosa Harvey & Bailey, 1851
  • Avrainvillea comosa (Harvey & Bailey) G. Murray & Boodle, 1889

Chlorodesmis fastigiata là một loài tảo lục thuộc họ Udoteaceae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1969.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh fastigiata bắt nguồn từ fastigium trong tiếng Latinh nghĩa là “hình chóp”, hàm ý đề cập đến các nhánh của loài tảo này mọc thành cụm, song song và dựng đứng, phát triển thuôn dài.[1]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

C. fastigiata có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này cũng được ghi nhận tại quần đảo An Thới (Phú Quốc, Việt Nam).[2]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

C. fastigiata là một loại rong cảm nhiễm qua lại có thể gây độc cho các loài san hô. Đây cũng là loài được nghiên cứu nhiều nhất về khả năng cảm nhiễm trong ngành Tảo lục.[3]

Tanner (1995) là tác giả đầu tiên chứng minh rằng Chlorodesmis fastigiata có tác động tiêu cực đến Acropora.[4] Chiết xuất từ C. fastigiata bao gồm hai acetylated diterpen, là những chất gây cảm nhiễm mạnh,[5] làm giảm hiệu quả quang hóa của san hô.[6]

Khi cho C. fastigiatatảo đỏ Galaxaura filamentosa tiếp xúc với các quần thể trưởng thành còn nguyên vẹn của 5 loài san hô, Acropora aspera, Montipora digitata, Pocillopora damicornis, Porites lobataPorites cylindrica, cả hai loài tảo đều phá hủy san hô. A. asperaP. damicornis chịu hư tổn nặng nhất, M. digitata chịu mức độ trung bình, còn hai loài cuối có sức chống chọi tốt hơn với các loài tảo độc nên không bị ảnh hưởng nhiều.[7]

San hô Acropora nasuta khi bị cảm nhiễm từ C. fastigiata sẽ tỏa ra mùi thu hút Paragobiodon echinocephalusGobiodon histrio, những loài cá bống cộng sinh với san hô, đến để dọn tảo cho chúng. G. histrio ăn luôn cả tảo C. fastigiata, góp phần làm tăng lượng độc tố trong dịch nhầy của nó, trong khi P. echinocephalus chỉ loại bỏ C. fastigiata nhưng lại không ăn.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Guiry, M. D. (2021). Chlorodesmis fastigiata (C.Agardh) S.C.Ducker 1969”. AlgaeBase. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Đinh Thị Bé Hiền; Huỳnh Văn Tiền; Trương Trọng Ngôn (2018). “Khảo sát thành phần loài và phân bố ngành rong lục (Chlorophyta) ở khu vực ven đảo và các hòn đảo của Phú Quốc, Kiên Giang” (PDF). Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 2 (87): 11–17.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Budzałek, Gracjana; Śliwińska-Wilczewska, Sylwia; Wiśniewska, Kinga; Wochna, Agnieszka; Bubak, Iwona; Latała, Adam; Wiktor, Józef Maria (2021). “Macroalgal Defense against Competitors and Herbivores”. International Journal of Molecular Sciences. 22 (15): 7865. doi:10.3390/ijms22157865. ISSN 1422-0067. PMC 8346039. PMID 34360628.
  4. ^ Tanner, Jason E. (1995). “Competition between scleractinian corals and macroalgae: An experimental investigation of coral growth, survival and reproduction”. Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 190 (2): 151–168. doi:10.1016/0022-0981(95)00027-O. ISSN 0022-0981.
  5. ^ Rasher, Douglas B.; Stout, E. Paige; Engel, Sebastian; Kubanek, Julia; Hay, Mark E. (2011). “Macroalgal terpenes function as allelopathic agents against reef corals”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 108 (43): 17726–17731. doi:10.1073/pnas.1108628108. ISSN 0027-8424. PMC 3203809. PMID 22006333.
  6. ^ Longo, G. O.; Hay, M. E. (2017). “Seaweed allelopathy to corals: are active compounds on, or in, seaweeds?”. Coral Reefs. 36 (1): 247–253. doi:10.1007/s00338-016-1526-9. ISSN 1432-0975.
  7. ^ Bonaldo, Roberta M.; Hay, Mark E. (2014). “Seaweed-Coral Interactions: Variance in Seaweed Allelopathy, Coral Susceptibility, and Potential Effects on Coral Resilience”. PLoS ONE. 9 (1): e85786. doi:10.1371/journal.pone.0085786. ISSN 1932-6203. PMC 3899053. PMID 24465707.
  8. ^ Dixson, Danielle L.; Hay, Mark E. (2012). “Corals Chemically Cue Mutualistic Fishes to Remove Competing Seaweeds”. Science. 338 (6108): 804–807. doi:10.1126/science.1225748. ISSN 0036-8075. PMC 3691814. PMID 23139333.