Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2002

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 14 - 2002
Cuộc đua xe đạp toàn quốc
tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin cuộc đua
Thời gian21 tháng 4 – 30 tháng 4
Chặng10
Quảng đường1.081,2 km (671,8 mi)
← 2001
2003 →

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2002 là cuộc đua lần thứ 14 của Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Ban Thể dục - Thể thao, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng cục Thể dục - Thể thao Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2002. Cuộc đua gồm 10 chặng, tổng lộ trình 1081,2 km, xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Nha Trang (Khánh Hòa) và ngược lại. Tổng cộng có 75 vận động viên đến từ 15 đội đua tham gia cuộc đua lần này.[1]

Trương Quốc Thắng của đội Khách sạn Thanh Bình giành áo vàng chung cuộc trong cuộc đua lần này, là lần thứ tư và lần cuối cùng anh giành áo vàng tại giải.[2]

Công bố[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ cấu giải thưởng[3]
Tên giải thưởng Tiền thưởng
Từng chặng
Về nhất 1.000.000 đồng
Chung cuộc
Áo vàng 15.000.000 đồng
Áo chấm đỏ 5.000.000 đồng
Áo xanh 5.000.000 đồng
Đồng đội chung cuộc 10.000.000 đồng
Đội Phong cách 3.000.000 đồng
VĐV trẻ xuất sắc 2.000.000 đồng

Thông tin về Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2002 được công bố vào tháng 4 năm 2002 trong một cuộc họp báo trước khi khởi tranh giải. Ban tổ chức đã công bố lộ trình cuộc đua với tổng lộ trình dài 1081,2 km.[1]

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc tổ chức này nhằm hướng tới kỷ niệm 27 năm ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, 116 năm ngày Quốc tế Lao động và 112 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Danh sách tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc đua lần thứ 14 quy tụ các đội đua:

  • Cảng Sài Gòn
  • Gò Vấp
  • Nghiệp vụ Đồng Tháp
  • Vĩnh Long
  • Nghiệp vụ Cần Thơ
  • An Giang
  • Namilux Hóc Môn
  • Dược Domesco Đồng Tháp
  • Khách sạn Thanh Bình
  • Bảo vệ thực vật An Giang
  • Quân khu 7
  • Quận 1
  • Công an Tiền Giang
  • Cần Thơ
  • Bến Tre

Lộ trình[sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 14 – 2002[4]
Chặng Ngày Đoạn đường Khoảng cách
1 21 tháng 4 Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) 112 km
2 22 tháng 4 Vũng Tàu đi Phan Thiết (Bình Thuận) 185 km
3 23 tháng 4 Phan Thiết đi Phan Rang (Ninh Thuận) 147 km
4 24 tháng 4 Phan Rang đi Nha Trang (Khánh Hòa) 102 km
5 25 tháng 4 Đua nước rút đường Trần Phú (Nha Trang) 200 m
6 26 tháng 4 Nha Trang đi Phan Rang 102 km
7 27 tháng 4 Phan Rang đi Đà Lạt (Lâm Đồng) 121 km
8 28 tháng 4 Vòng đua hồ Xuân Hương (Đà Lạt) (10 vòng x 5,1 km) 51 km
9 29 tháng 4 Đà Lạt đi Bảo Lộc (Lâm Đồng) 101 km
10 30 tháng 4 Bảo Lộc đi Thành phố Hồ Chí Minh 160 km

Xếp hạng chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Vận động viên Đội Tham khảo
A yellow jersey. Áo vàng Trương Quốc Thắng Khách sạn Thanh Bình [1]
A white jersey with red polka dots. Áo chấm đỏ Nguyễn Văn Hiền Bảo vệ thực vật An Giang
A green jersey. Áo xanh Nguyễn Nam Cực Cảng Sài Gòn
A white jersey with a yellow number bib. Giải đồng đội Dược Domesco Đồng Tháp
Giải VĐV trẻ xuất sắc Trần Văn Ngọc Ẩn Công an Tiền Giang

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Các chặng đua được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Cúp Xe Đạp Toàn Quốc năm 2002”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2003.
  2. ^ Quang Liêm (25 tháng 2 năm 2017). “Giã từ đường đua, chạy taxi mưu sinh”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ “Cơ cấu giải thưởng Cúp truyền hình HTV 2002”. Đài Truyền hình TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ “Lộ trình Cuộc đua xe đạp tranh Cúp truyền hình HTV 2002”. Đài Truyền hình TP.HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2002. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2024.