Cổng thông tin:Đế quốc Đông La Mã

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các chủ đềLịch sửĐế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã
Imperium Romanum
Βασιλεία Ῥωμαίων

Đế quốc Đông La Mã còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis. Trước khi thành lập, phạm vi của Đế quốc Đông La Mã trước đây nằm trong lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Năm 330, khi Constantinus I, con của hoàng đế Constantius, nắm quyền trị vì và dời đô từ thành La Mã về Constantinopolis, được xem là thời điểm thành lập đế quốc Đông La Mã. Khi ông qua đời, đế quốc bị các con trai ông phân chia thành Đông và Tây. Sau khi vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc phía tây là Romulus Augustus bị một thủ lĩnh người Giéc-man hạ bệ, đế quốc Tây La Mã sụp đổ. Nhưng đế quốc phía đông vẫn tiếp tục phát triển, trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu và được xem là một trong những trung tâm đạo Ki-tô lúc bấy giờ.

Không thấy một tư liệu chính xác nào về sự khởi đầu của đế quốc Đông La Mã. Một vài ý kiến cho rằng đế quốc này được thành lập dưới thời cai trị của Hoàng đế Diocletianus (284–305), người đã chia đế quốc La Mã thành hai nửa đông và tây. Một vài người lại nói rằng đế quốc bắt đầu vào thời của Constantinus I, vị hoàng đế đầu tiên đóng đô tại Constantinopolis. Những ý kiến khẳng định vào thời trị vì của Hoàng đế Theodosius I (379–395) hoặc theo sau cái chết của ông vào năm 395. Một vài người cho vào thời điểm xa hơn vào năm 476 khi đế quốc phía tây sụp đổ. Nhưng hiện nay tư liệu khá chính xác là vào năm 330, khi Constantinus I thành lập tân đô Constantinopolis dưới sự phát triển vượt bậc của văn hóa Ki-tô giáo và thời kỳ văn hóa chịu ảnh hưởng Hy Lạp (quá trình Hy Lạp hóa văn hóa). Đế quốc Đông La Mã đã tồn tại hơn một ngàn năm, từ thế kỷ thứ 4 cho đến năm 1453. Trong thời gian tồn tại của nó, Đông La Mã vẫn là một trong những cường quốc kinh tế, văn hóa, và quân sự lớn mạnh nhất ở châu Âu, bất chấp những thất bại và mất mát lãnh thổ, đặc biệt là trong cuộc Chiến tranh La Mã-Ba TưChiến tranh Ả Rập-Đông La Mã. Đế quốc sau đó đã phục hưng dưới triều đại Macedonia, một lần nữa Đông La Mã vươn lên thành liệt cường hàng đầu của vùng Đông Địa Trung Hải vào cuối thế kỷ thứ 10, đối địch với Nhà Fatima của người Hồi giáo.

Tuy nhiên, sau năm 1071, nhiều lãnh đổ ở Tiểu Á - trung tâm của đế quốc, bị người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk chiếm đoạt. Mặc dù Vương triều nhà Komnenos đã giành lại một số đất đai và hưng thịnh lại Đế quốc trong một thời gian ngắn trong thế kỷ thứ 12, sau khi Hoàng đế Andronikos I Komnenos qua đời và Vương triều Komnennos cáo chung ở cuối thế kỷ thứ 12, một lần nữa Đế quốc lâm vào suy vong. Đế quốc Đông La Mã bị cuộc Thập tự chinh lần thứ tư giáng một đòn chí mạng vào năm 1204, khiến Đế quốc bị giải thể và các lãnh thổ La Tinh và Hy Lạp thuộc Đông La Mã bị chia cắt.

Vào năm 1261, kinh đô Constantinopolis được giải phóng và Đế quốc Đông La Mã trung hưng, thế nhưng dưới triều các hoàng đế nhà Palaiologos, Đông La Mã chỉ còn là một trong nhiều quốc gia nhỏ đối địch nhau ở khu vực, trong suốt 200 năm tồn tại cuối cùng của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nền văn hóa của Đế quốc sinh sôi nảy nở. Các cuộc biến loạn cung đình xảy ra liên tiếp trong thế kỷ 14 tiếp tục hủy hoại sự thịnh vượng của Đế quốc Đông La Mã, trong khi các lãnh thổ còn lại của Đông La Mã lần lượt bị lấy mất trong cuộc Chiến tranh Đông La Mã-Ottoman, mà đỉnh điểm là sự thất thủ của Constantinopolis và các vùng lãnh thổ còn lại bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào thế kỷ thứ 15.

Bài viết tiêu biểu

Sự sụp đổ của thành Constantinopolis, kinh đô của Đế quốc Đông La Mã, xảy ra sau một cuộc vây hãm bởi Đế chế Ottoman, dưới sự chỉ huy Sultan Mehmed II của Ottoman lúc mới 21 tuổi, chống lại quân đội bảo vệ được chỉ huy bởi Hoàng đế Constantinos XI Palaiologos. Cuộc bao vây kéo dài từ 6 tháng 4 năm 1453 cho đến 29 tháng 5 năm 1453, khi thành phố bị chinh phục bởi Đế quốc Ottoman.

Việc chiếm giữ Constantinopolis (và hai vùng lãnh thổ khác còn lại của Byzantine ngay sau đó) đánh dấu sự kết thúc của đế chế La Mã, một đế quốc đã kéo dài gần 1.500 năm. Đó cũng là một cú đánh lớn theo đạo Cơ đốc, và Ottoman sau đó được tự do để tiến vào châu Âu mà không có một đối thủ phía sau nào ngăn cản. Sau cuộc chinh phục, Mehmed biến Constantinopolis thành thủ đô mới của Đế quốc Ottoman. Một số trí thức Hy Lạp và không Hy Lạp đã bỏ chạy khỏi thành phố trước và sau cuộc bao vây, đặc biệt là di cư đến Italia. Người ta lập luận rằng họ đã giúp tạo nên sự phôi thai cho thời kỳ Phục hưng. Một số người đánh dấu kết thúc của thời Trung Cổ bởi sự sụp đổ của thành phố và đế quốc Đông La Mã. [ Đọc tiếp ]

Nhân vật tiêu biểu

Basiliscus (mất 476/477) là Hoàng đế Đông La Mã (Byzantine) từ năm 475 đến 476. Ông là một thành viên xuất thân từ dòng họ Leo, bắt đầu nắm quyền hành khi tiến hành cuộc nổi dậy buộc Hoàng đế Zeno phải trốn khỏi Constantinopolis. Basiliscus là em trai Hoàng hậu Aelia Verina, vợ của Hoàng đế Leo I (457474). Mối quan hệ của ông với Hoàng đế cho phép ông theo đuổi binh nghiệp, sau khi đạt được những thành công nhỏ ban đầu, thì trong cuộc xâm chiếm lãnh thổ rợ Vandalchâu Phi của người La Mã dưới quyền chỉ huy của ông đã thất bại thảm hại vào năm 468, được coi là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất cuối thời cổ đại. Basiliscus đã thành công trong việc chiếm đoạt quyền lực vào năm 475, lợi dụng sự bất mãn của dân chúng với Hoàng đế Zeno vốn có gốc gác “mọi rợ” kế thừa tiên đế Leo và kết quả là khiến cho phe cánh Thái hậu Verina tiến hành đảo chính đã buộc ông phải trốn khỏi Constantinopolis. Tuy nhiên khi đã yên vị, trong suốt triều đại ngắn ngủi của mình, Basiliscus đã để mất sự ủng hộ của Giáo hội và dân chúng Constantinopolis, chỉ vì lý do đề bạt và cất nhắc những vị trí thần học cho phái Miaphysite mà ông là tín đồ đối lập với đức tin của phái Chalcedonian. Ngoài ra, chính sách của ông chỉ để bảo vệ quyền lực của mình thông qua việc bổ nhiệm những kẻ thân tín giữ những chức vụ trọng yếu gây ra sự chống đối với nhiều nhân vật quan trọng trong triều đình bao gồm cả người chị Verina. [ Đọc tiếp ]

Hình ảnh chọn lọc

Tremissis mang hình Justinianus Đại đế
(cai trị: 527–565) (xem Kỳ hiệu Đông La Mã)

Bạn có biết...

Michael Psellos (trái) và Hoàng đế Đông La Mã Michael VII Doukas
Michael Psellos (trái) và Hoàng đế Đông La Mã Michael VII Doukas
  • …lỗi sao chép sử khiến mọi người từng tin rằng có một nhà văn Đông La Mã cùng tên với văn sĩ triết gia Mikhael Psellos?
  • …Hoàng đế Đông La Mã Leon V từng hạ lệnh thiến những đứa con trai của người tiền nhiệm đề phòng tiếm vị, nhưng về sau chính các con ông cũng thành nạn nhân của hình phạt này?
  • Theophilos là Hoàng đế Đông La Mã cuối cùng ủng hộ bài trừ các biểu tượng tôn giáo?
  • …theo sử sách ghi chép thì Mauricius, khác các hoàng đế La Mã trước đó, lại là một người địa phương nói tiếng Hy Lạp?
  • Basileios I, vị vua sáng lập thời đại huy hoàng và thịnh vượng nhất của Đế quốc Đông La Mã, vốn gốc gác nông dân và từng là người trông coi ngựa?
  • …sau khi bị phế truất và cắt mũi, hoàng đế Đông La Mã Justinianos II vẫn khôi phục được ngai vàng?
  • ….theo một truyền thuyết, hoàng đế Đông La Mã Zeno đã bị chính vợ mình cho người chôn sống?

Các thể loại

Không có thể loại con

Tham gia

Chủ đề Đế quốc Đông La Mã đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:


Hoàng đế Đông La Mã