Cục Tài chính doanh nghiệp (Việt Nam)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cục Tài chính doanh nghiệp
Thành lập1 tháng 10 năm 1999
LoạiCơ quan nhà nước
Vị thế pháp lýHợp pháp, hoạt động
Trụ sở chínhSố 28 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm
Vị trí
Ngôn ngữ chính
Tiếng Việt
Cục trưởng
Bùi Tuấn Minh
Chủ quản
Bộ Tài chính

Cục Tài chính doanh nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xãkinh tế tập thể, tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài (không bao gồm đầu tư gián tiếp); quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Tài chính doanh nghiệp thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1999, theo Nghị định số 84/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức lại Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.[1][2]

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Tài chính doanh nghiệp được quy định tại Quyết định số 1266/QĐ-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.[3]

Lãnh đạo Cục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cục trưởng: Bùi Tuấn Minh
  • Phó Cục trưởng:
  1. Lê Xuân Hải
  2. Doãn Thanh Tuấn
  3. Nguyễn Thu Thủy

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 1266/QĐ-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

  • Văn phòng Cục
  • Phòng Chính sách tổng hợp
  • Phòng Sắp xếp và Đổi mới doanh nghiệp
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực công thương (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 1)
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực giao thông vận tảixây dựng (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 2)
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệptài nguyên môi trường (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 3)
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực thông tin, truyền thôngdịch vụ khác (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 4)
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực dầu khí, xăng dầu (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 5)
  • Phòng Quản lý tài chính doanh nghiệp lĩnh vực đầu tư nước ngoài (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ 6)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nghị định số 84/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ”.
  2. ^ “Cục Tài chính doanh nghiệp tròn 20 tuổi (1999 - 2019)”.
  3. ^ “Quyết định số 1266/QĐ-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính” (PDF).

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]