Bước tới nội dung

Dận Đường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Doãn Đường
允禟
Hoàng tử nhà Thanh
Thông tin chung
Sinh(1683-10-17)17 tháng 10, 1683
Mất22 tháng 9, 1726(1726-09-22) (42 tuổi)
Phối ngẫuĐổng Ngạc thị
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La Doãn Đường
(愛新覺羅 允禟)
Ái Tân Giác La Dận Đường
(愛新覺羅 胤禟)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụThanh Thánh Tổ Khang Hi Đế
Thân mẫuNghi phi

Doãn Đường (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ
ᡨᠠᠩ
, Möllendorff: Yūn Tang, Abkai: Yvn Tang, chữ Hán: 允禟; 17 tháng 10 năm 168322 tháng 9 năm 1726), là Hoàng tử thứ 9 tính trong số những người con sống tới tuổi trưởng thành của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Doãn Đường nguyên danh là Dận Đường (chữ Mãn:ᡳᠨ
ᡨᠠᠩ
, chữ Hán: 胤禟), sinh ngày 27 tháng 8 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 22 (1683), là anh em ruột với Hằng Ôn Thân vương Dận Kì và Dận Tư (胤禌). Sinh mẫu là Nghi phi, một phi tần rất được sủng ái của Khang Hi Đế. Ông là một trong các Hoàng tử tham gia vào cuộc tranh giành ngôi báu, thuộc "Bát A ca đảng". Ông không phải là một người con được Khang Hi Đế quý mến, nhưng cũng có ảnh hưởng tới các anh em của mình.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khang Hi thứ 31 (1692), Dận Đường vì cảm nhiễm ở tai, sốt cao hôn mê, cực kì nguy cấp, vừa hay gặp được Lô Y Đạo, một giáo sĩ truyền giáo người Italy từ Macao đến, tinh thông ngoại khoa, phụng chiếu nhập cung làm ngự y. Được Lô Y Đạo tận tình cứu chữa, Dận Đường rất nhanh liền khỏi hẳn. Cùng nhờ vậy mà sau khi thành niên, Dận Đường rất có hảo cảm với người châu Âu. Dận Đường được xem như một người tiên phong trong trào sử dụng chữ cái Latin để phiên dịch ngôn ngữ Mãn Châu. Ông được biết là đã có quan hệ với các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha. Dận Đường từng bị cáo buộc đã sử dụng chữ cái Latin để bí mật liên lạc với những người ủng hộ Dận Tự.

Cuối tháng 8, khi Khang Hi Đế cùng 6 vị A ca từ tuần du Tái ngoại, chuẩn bị hồi kinh thì nghe tin Dận Đường khỏi hẳn, lập tức gọi đến. Đây là lần đầu tiên Dận Đường đi săn, lại chỉ cần dùng tên ngắn đã săn được 2 đầu lộc. Lại một lần đi săn khác, Dận Đường bắn chết một con hổ, Khang Hi cực kì khen ngợi. Dận Đường từ nhỏ đã hưởng một nền giáo dục Mãn Hán văn hóa một cách cực kì nghiêm khắc và hệ thống, lại học thêm một ít khoa học kĩ thuật. Năm Khang Hi thứ 42 (1703), lần thứ 4 Khang Hi Đế nam tuần, khi đang dạo chơi hoa viên của Tần gia ở Vô Tích, thì gặp được Tần Đạo Nhiên (秦道然), hậu duệ của Tần Quan (秦观) đại thi từ thời Tống. Ước chừng 2 năm sau, Tần Đạo Nhiên trở thành sư phó của Dận Đường.

Năm Dận Đường 23 tuổi, theo lệ thường mà xuất cung lập phủ. Phủ của ông ở phía Tây giáp với phủ Cung Thân vương Thường Ninh, phía bắc là phủ Bát Bối lặc Dận Tự. Năm Khang Hi thứ 47 (1708), Khang Hi Đế tức giận Dận Thì cùng Dận Tự cấu kết mưu đoạt Thái tử vị, muốn đem cả hai giam cầm. Dận Đường liền biện minh: "Bát a ca Dận Tự vô thử tâm, thần đẳng nguyện bảo chi". Khang Hi Đế cực kì tức giận, Hoàng ngũ tử Dận Kì phải quỳ ôm khuyên can, chư Hoàng tử phải dập đầu cầu tình, mới làm cơn tức giận của Khang Hi Đế giảm xuống, lệnh chư vị Hoàng tử đem Dận Đường cùng Dận Trinh đuổi ra ngoài. Thời gian đó, mỗi lần Khang Hi Đế ra ngoài tuần hành, Dận Đường đều đi theo.[1]

Năm Khang Hi thứ 48 (1709), tháng 3, Dận Đường được phong Bối tử. Tháng 10, ông được lệnh đến Ông Ngưu Đặc bộ tống tang Hòa Thạc Ôn Khác Công chúa. Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi, ông bị đổi tên thành Doãn Đường để tránh kị huý. Cùng năm đó, Ung Chính Đế cho triệu Doãn Đường vào cung và đưa đi Tây Ninh, đặt ông dưới sự giám sát của Niêu Canh Nghiêu.

Năm Ung Chính thứ 3, ông bị tước bỏ tước hiệu Bối tử. Sau đó bị ghép vào tội xấc xược vô lễ, Doãn Đường cùng với Bát a ca Doãn Tự bị khai trừ khỏi hoàng tộc, xóa bỏ tên khỏi tông tịch, bị đổi tên thành "Tắc Tư Hắc" [2]. Theo Hắc đồ đương (黑图档), sử liệu Mãn văn lưu trữ lại Liêu Ninh, 8 người con trai của Doãn Đường lần lượt bị đổi tên thành Phục Tây Hồn,[3] "Phật Sở Hồn",[4] "Ô Bỉ Nhã Đạt",[5] "Ngạch Y Mặc Đức",[6] "Hải Lan",[7] "Đống Khải",[8] "Đỗ Hi Hiến",[9] "Ngạch Y Hồn"[10] để vũ nhục.[11] Doãn Đường đã xin với Ung Chính Đế cho phép ông dành phần đời còn lại của mình để là một nhà sư, nhưng Ung Chính Đế đã từ chối và bị giam tại Bảo Định. Cùng năm đó ông mất vì một "căn bệnh lạ ở bụng".[12] Tuy nhiên, có những suy đoán rằng Doãn Đường chết vì bị ngộ độc. Sau khi Doãn Đường bị hoạch tội, Đích Phúc tấn Đổng Ngạc thị cùng với trưởng tử Hoằng Trinh đều bị giam giữ. Hoằng Trinh bị giam suốt 50 năm, đến năm Càn Long thứ 43 (1778) mới được thả ra, khôi phục danh tự và tông tịch. Đồng thời, Dận Đường cũng được khôi phục tông tịch và tông tịch.[13][14][15]

Ý nghĩa của "Tắc Tư Hắc"

[sửa | sửa mã nguồn]

Tắc Tư Hắc (chữ Mãn:ᠰᡝᠰᡥᡝ, chữ Hán: 塞思黑, phiên âm: Seshe) được Lỗ Tấn nhận định nghĩa là một thuật ngữ của người Mãn Châu khi dịch ra Hán tự có nghĩa là "chó". Nhưng "chó" trong Mãn văn là "Ẩn đáp hổn" (chữ Mãn:ᡳᠨᡩᠠᡥᡡᠨ, chữ Hán: 隐搭混, phiên âm: Indahūn). Có học giả lại suy đoán đây là động tự "Run rẩy" (chữ Mãn:ᠰᡝᠰᡥᡝᠮᠪᡳ, chữ Hán: 颤抖, phiên âm: Seshembi) thể mệnh lệnh, ý là "Đi run rẩy đi". Cũng có học giả cho rằng đây có thể là ý "Dã trư đâm bị thương người", đem Dận Đường ví như Dã trư đâm người bị thương, ý chỉ Dận Đường "Làm người căm hận, không biết xấu hổ".[16]

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đích Phúc tấn: Đổng Ngạc thị (棟鄂氏), huyền tôn nữ của Cố Luân Đoan Trang Công chúa. "Ngọc điệp" vào năm Khang Hi thứ 45 (1706) có ghi chép, đệ cửu tử Dận Đường đã có Đích phi là con gái Đô đốc Tề Thực (齐实) [17]. Lại có bảng lưu trữ về bản tấu của Binh bộ Thị lang Lý Duy Quân (李维钧) vào ngày 20 tháng 4 năm Ung Chính thứ 2 (1724), "Tấu vi Cửu Bối tử Phúc kim chi phụ nguyên nhâm Chính Hồng kỳ Cố sơn Ngạch chân Tề Thập tức Thất Thập tại Hoạch Lộc huyện bệnh số sự".[18]
  • Trắc Phúc tấn:
    • Lưu thị (劉氏), con gái của Lưu Đại (劉大), nguyên là thiếp thất.
    • Lang thị (郎氏), con gái của Lang Đồ (郎圖), nguyên là thiếp thất.
    • Châu thị (周氏), con gái của Châu Đại (周大), nguyên là thiếp thất.
    • Chu thị (朱大), con gái của Chu Đại (朱大), nguyên là thiếp thất.
    • Đông thị (佟氏), con gái của Đông Đại (佟大).
  • Thiếp thất:
    • Triệu Giai thị (兆佳氏), con gái của Mã Nạp Cáp (瑪納哈). Căn cứ ghi chép "Ngọc điệp" vào năm Khang Hy thứ 45, đệ cửu tử Dận Đường có một thị thiếp Trác Giáp thị (卓甲氏) từng sinh dục, nghi ngờ là Triệu Giai thị.
    • Hoàn Nhan thị (完顏氏), con gái của Vương Đạt (王達). Căn cứ ghi chép "Ngọc điệp" vào năm Khang Hy thứ 45, đệ cửu tử Dận Đường có một thị thiếp Vương Giáp thị (王甲氏), ứng với Hoàn Nhan thị đã từng sinh dục.
    • Trần thị (陳氏), con gái của Trần Đại (陳大).
    • Hách Tây Khắc thị (赫西克氏). Căn cứ ghi chép "Ngọc điệp" vào năm Khang Hy thứ 45, đệ cửu tử Dận Đường có một thị thiếp Hách Tây Khắc thị (赫西克氏) từng sinh dục.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hoằng Chỉnh (弘晸; 17061787), mẹ là Lưu thị, được phong Tán trật Đại thần, có 2 con trai.
  2. Hoằng Chương (弘暲; 17091756), mẹ là Lưu thị, có 1 con trai.
  3. Hoằng Tương (弘相; 17101739), mẹ là Triệu Giai thị, có 1 con trai nhưng chết non.
  4. Hoằng Khoáng (弘曠; 17111737), mẹ là Lang Thị, không rõ hôn sự.
  5. Hoằng Đỉnh (弘鼎; 17111782), mẹ là Hoàn Nhan thị, được phong Tam đẳng Thị vệ, có 7 con trai.
  6. Đông Hi (棟喜; 17191791), mẹ là Chu thị, có 5 con trai.
  7. Tứ Bảo (四保; 17191771), mẹ là Châu thị, được phong Thị vệ, sau bị tước phong hiệu, có 2 con trai. Năm Khang Hi thứ 61 (1722), phụng chỉ quá kế thừa tự Ni Nhã Cáp (尼雅哈), tằng tôn của Phí Dương Quả – con trai thứ 16 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
  8. Đô Tích Hân (都锡欣; 17201775), không rõ mẹ, có 3 con trai.
  1. Trưởng nữ (17011725), mẹ là Hoàn Nhan thị, hạ giá lấy Quận vương Sắc Bặc Đằng Vượng Bố (色卜騰旺布) thuộc Xước Lạc Tư thị của Ách Lỗ Đặc bộ.
  2. Nhị nữ (17021741), mẹ là Triệu Giai thị, hạ giá lấy Ba Lâm Quận vương Lâm Bố (琳布) – con trai của Cố Luân Vinh Hiến Công chúa và là hậu duệ của Cố Luân Thục Tuệ Trưởng Công chúa, Hòa Thạc Công chúa Mục Khố Thập.
  3. Tam nữ (17041727), mẹ là Hoàn Nhan thị, lấy Thị vệ Nạp Lan Vĩnh Phúc (納蘭永福), cháu nội của Nạp Lan Minh Châu và là con thừa tự của Nạp Lan Quỹ Tự.
  4. Tứ nữ (17051726), mẹ là Đổng Ngạc thị, hạ giá lấy Triệu Thế Dương (趙世揚).
  5. Ngũ nữ (17061742), mẹ là Triệu Giai thị, hạ giá lấy Sắc Bặc Đằng (色卜騰).
  6. Lục nữ (17191767), mẹ là Trần thị, hạ giá lấy Trần Bố (陳布). Trần Bố qua đời trước khi họ kết hôn nên Lục nữ bị coi là góa phụ tới suốt cuộc đời.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tác phẩm Diễn viên
1980 Đại nội quần anh

(大内群英)

Mạc Hiểu Thông

(莫少聪)

1988 Mãn Thanh thập tam hoàng triều

(满清十三皇朝)

Đàm Đức Thành

(谭德成)

1995 Cửu vương đoạt vị

(九王夺位)

Khương Hạo Văn

(姜皓文)

1997 Giang hồ kỳ hiệp truyện

(江湖奇侠传)

Lưu Toàn

(刘全)

1999 Ung Chính vương triều

(雍正王朝)

Miêu Hải Trung

(苗海忠)

2002 Lý Vệ đương quan

(李卫当官)

Miêu Hải Trung

(苗海忠)

2003 Cửu ngũ chí tôn

(皇太子秘史)

Lý Gia Thanh

(李家声)

2003 Hoàng Thái tử bí sử

(皇太子秘史)

2004 Lý Vệ đương quan 2

(李卫当官 2)

Miêu Hải Trung

(苗海忠)

2008 Thư kiếm ân cừu lục Lưu Đức Khải

(刘德凯) Dùng tên giả Vu Vạn Đình (于万亭)

2011 Cung tỏa tâm ngọc Mã Văn Long

(马文龙)

2011 Bộ bộ kinh tâm Hàn Đống

(韩栋)

2013 Ngã vi cung cuồng

(我为宫狂)

Trương Triết Hãn

(张哲瀚)

2013 Cung tỏa trầm hương

(宫锁沉香)

Chu Tử Kiêu

(朱梓骁)

2017 Hoa Lạc Cung Đình Thác Lưu Niên

(花落宫廷错流年)

Hình Thành

(邢城)

2019 Mộng Hồi Đại Thanh

(梦回大清)

Lang Bằng

(狼朋)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thanh Sử Cảo, Quyển 220, Liệt truyện thất”. 允 禟, 圣祖第九子. 康熙四十七年, 上责允禩, 允 禟 语允 , 入为保奏, 上怒. 是时, 上每巡幸, 辄随.
  2. ^ 《清世宗實錄·卷四十四 - Thanh Thế Tông thực lục quyển 44》:「允禟改名之事,諸王大臣議令伊自改。伊必至又多奸詐,著交於誠親王、恒親王酌改具奏。尋議,允禟應改為塞思黑。從之。」
  3. ^ chữ Hán: 复西浑, bính âm: fusihūn, ý nghĩa: hạ tiện, thấp hèn
  4. ^ chữ Hán: 佛楚浑, bính âm: facuhūn, ý nghĩa: ti tiện, dâm loạn, phản loạn
  5. ^ chữ Hán: 乌比雅达, bính âm: ubiyada, ý nghĩa: khó ưa, ghê tởm
  6. ^ chữ Hán: 额依默德, bính âm: eimede, ý nghĩa: làm cho người ta chán ghét
  7. ^ chữ Hán: 海兰, bính âm: hairakan, ý nghĩa: đáng tiếc
  8. ^ chữ Hán: 栋启, bính âm: dungki, ý nghĩa: lười biếng
  9. ^ chữ Hán: 杜希宪, bính âm: dusihiyen, ý nghĩa: hồ đồ
  10. ^ chữ Hán: 额依浑, bính âm: eihun, ý nghĩa: ngu xuẩn
  11. ^ “Vương Bội Hoàn: "Theo Thẩm Dương cố cung Mãn ngữ văn đương tái thích A Kỳ Na cùng Tắc Tư Hắc". Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ 《文献丛编第二辑·允禩允禟案》
  13. ^ 《清高宗实录 - Thanh Cao Tông thực lục》載:雍正十三年十月初八日癸酉○又乾隆谕:阿其那、塞思黑、存心悖乱。不孝不忠。获罪于我。皇祖圣祖仁皇帝。我皇考即位之后。二人更心怀怨望。思乱宗社。是以皇考特降谕旨。削籍离宗。究之二人之罪。不止于此。此我皇考至仁至厚之宽典也。但阿其那、塞思黑、孽由自作。万无可矜。而其子若孙。实圣祖仁皇帝之支派也。若俱屏除宗牒之外。则将来子孙、与庶民无异。当初办理此事。乃诸王大臣再三固请。实非我皇考本意。其作何办理之处。著诸王满汉文武大臣翰詹科道。各抒巳见。确议具奏。其中若有两议三议者。亦准陈奏。
  14. ^ 《清高宗实录 - Thanh Cao Tông thực lục》載:乾隆四年。己未。十二月。○和碩康親王巴爾圖等議奏、弘皙大逆不道。乞正法。以彰國憲。弘皙妻子、請照例革去宗室為民。交該旗辦理。其與弘皙結黨之莊親王允祿、請仍照原議革去王爵。乾隆諭曰:王大臣所奏甚是。弘皙情罪重大,理應即置重典,以彰國法。但朕念伊系皇祖聖祖皇帝之孫,若加以重刑,於心實有所不忍。雖弘皙不知思念皇祖,朕寧不思念皇祖乎。從前阿其那胤禩、塞思黑胤禟居心大逆干犯國法。然尚未如弘皙之擅敢仿照國制設立會計、掌儀、等司,是弘皙罪惡。較之阿其那輩、尤為重大。但阿其那、塞思黑尚屬小有才之人。若弘皙乃昏暴鄙陋、下愚無知之徒。伊前後所犯罪惡,俱已敗露,現於東菓園永遠圈禁,是亦與身死無異。凡稍有人心者,誰復將弘皙尚齒於人數乎。今既經王大臣如此奏請,則弘皙及伊子孫,未便仍留宗室。著宗人府,依阿其那塞思黑之子孫,革去宗室。
  15. ^ 《清高宗实录 - Thanh Cao Tông thực lục》載:乾隆四十三年正月十三日甲戌○乾隆谕曰、皇祖第八子允禩、第九子允禟、居心险诈。结党妄行。罪皆自取。皇考雍正尚不忍重治其罪。仅令削除谱牒。更改其名。以示愧辱。就两人心术而论。其潜蓄觊觎窥窃之谋。诚所不免。及皇考雍正绍登大宝。伊等怨尤诽谤。亦属情事所有。盖伊两人、未尝无隐然悖逆之心。特未有显然悖逆之迹。是以皇考雍正虽明暴其罪状。犹为曲示矜全。圣心如日在天。固众所共仰也。迨皇考雍正晚年。屡向朕(乾隆帝)谕及此事。辄愀然不乐。意颇悔之。若将留以有待者。朕即位之初。深有念于孔子三年无改之言。未敢遽易成案。今临御四十三年矣。近降旨复睿亲王封爵。及仍给还功绩诸王原封爵号。因念宗藩远派。既为核实酬庸。而近属本支。岂宜略而不办。此事重大。朕若不言。后世子孙。亦无敢言者。所有允禩、允禟、二人。自不合还其原爵。仍当复其原名收入玉牒。两人子孙。亦当一并叙入。并著军机大臣、会同宗人府。查明应入支派。列谱呈览。朕此举、实仰体我皇考雍正当日仁心。以申未竟之绪。谅皇祖、皇考、在天之灵。亦当愉慰也。又弘晳、在乾隆初年。曾获罪戾。经承办之庄亲王等。奏请削其原名。阅今亦三十余年矣。念其所犯。更非必不可原之罪。且其子姓现列宗图。何必独令其削名示贬。弘晳、亦著于玉牒内。复其原名。则皇祖一派天潢。牒图具列。益昭麟趾燕贻之盛。朕亦惟揆情度理。悉准以大公至正之心而已。将此通谕知之。
  16. ^ 《清史满语辞典》,上海古籍出版社1990年出版,170页)
  17. ^ 齐实 (齐什, 齐十, 七十)
  18. ^ Nguyên văn: 奏为九贝子福金之父原任正红旗固山额真齐十即七十在获鹿县病故事

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]