Francesco Bagnaia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Francesco Bagnaia
Bagnaia ở chặng đua 2023 Japanese Grand Prix
Quốc tịchÝ
Sinh14 tháng 1, 1997 (27 tuổi)
Turin, Italy
Đội đua hiện tạiDucati Lenovo
Số xe1
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải2019
XeDucati
Vô địch2 (2022, 2023)
Mùa giải trước (2023)1st (467 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
86 18 35 18 12 1085
Giải đua xe Moto2
Mùa giải20172018
XeKalex
Vô địch1 (2018)
Mùa giải cuối cùng (2018)1st (306 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
36 8 16 6 3 480
Giải đua xe Moto3
Mùa giải20132016
XeFTR Honda (2013)
KTM (2014)
Mahindra (20152016)
Vô địch0
Mùa giải cuối cùng (2016)4th (145 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
69 2 7 1 2 271

Francesco Bagnaia, biệt danh Pecco (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1997) là một tay đua mô tô người Italia. Bagnaia là tay đua vô địch giải đua xe MotoGP 20222023.[1]

Mùa giải 2024 Bagnaia thi đấu cho đội đua Ducati Lenovo Team.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Bagnaia là thành viên của học viện VR46 Academy của Valentino Rossi. Từ năm 2013-2016 anh đua thể thức Moto3 với thành tích tốt nhất là hạng tư chung cuộc ở mùa giải 2016.

Mùa giải 2017-2018: Bagnaia đua thể thức Moto2 cho đội đua Sky Racing Team VR46 của Valentino Rossi. Năm 2018, Bagnaia đoạt chức vô địch Moto2[2], trở thành tay đua đầu tiên mang về chức vô địch cho đội đua Team VR46, và là tay đua thứ 2 xuất thân từ học viện tay đua trẻ VR46 Academy đoạt chức vô địch sau người đàn anh Franco Morbidelli.

Mùa giải 2019: Bagnaia ký hợp đồng trực tiếp với Ducati và được họ cho đội đua Pramac mượn[3] trong hai mùa giải 2019-2020. Ở đây anh làm đồng đội với Jack Miller. Kết quả cao nhất trong mùa giải này của Bagnaia là vị trí thứ 4 ở GP Úc. Ở chặng đua cuối cùng-GP Valencia, Bagnaia bị chấn thương khi chạy Practice nên không tham gia cuộc đua chính[4].

Mùa giải MotoGP 2020: Bagnaia được Ducati nâng cấp chiếc xe ngang hàng với Miller, anh có cơ hội lên podium MotoGP đầu tiên ở chặng 2 GP Andalucia nhưng đã bỏ lỡ vì bị hư động cơ. Sau đó anh bị chấn thương nặng khi đua thử ở chặng 3-GP Séc, phải nghỉ thi đấu 3 chặng[5]. Anh chống nạng để thi đấu chặng đua thứ 6-GP San Marino và bất ngờ giành được podium đầu tiên, chiến thắng chặng đua này là Franco Morbidelli[6]. Bagnaia tiếp tục thi đấu rất sung ở chặng 7-GP Emilia Romagna, cũng diễn ra ở trường đua Misano như chặng 6. Đáng tiếc là khi đã vượt lên dẫn đầu và có khoảng cách an toàn thì Bagnaia lại để ngã xe bỏ cuộc, để chiến thắng lại cho Maverick Vinales[7].

Đó cũng là những dấu ấn đáng nhớ nhất của Bagnaia trong mùa giải 2020, bởi ở các chặng đua sau đó, dù đã bình phục hoàn toàn chấn thương nhưng tay đua người Italia lại thi đấu rất mờ nhạt, số lần bỏ cuộc nhiều hơn số lần cán đích.

Mùa giải MotoGP 2021: Bagnaia và Jack Miller cùng được đôn lên đội đua xưởng Ducati[8]. Anh có lần đầu giành được pole MotoGP[9] ngay ở chặng đua mở màn-GP Qatar và cán đích ở vị trí thứ 3. Ở chặng 3-GP Bồ Đào Nha, Bagnaia bị hủy kết quả pole-lap do lập thành tích khi có cờ vàng, nên chỉ có vị trí xuất phát từ P11 nhưng anh vẫn có thể về nhì. Sau khi cùng đồng đội Jack Miller mang về chiến thắng 1-2 cho Ducati (Bagnaia về nhì) ở chặng đua thứ 4-GP Tây Ban Nha[10] thì Bagnaia có lần đầu tiên trong sự nghiệp vươn lên dẫn đầu BXH tổng MotoGP. Nhưng anh để mất vị trí này vào tay Fabio Quartararo ngay ở chặng 5-GP Pháp khi chỉ về đích thứ 5.

Chặng 6-GP Italia, Bagnaia đã vượt lên dẫn đầu sau pha xuất phát, song cũng nhanh chóng để ngã xe, phải bỏ cuộc, bỏ lỡ cơ hội tỏa sáng trước khán giả nhà[11], đây là cuộc đua mà Bagnaia là một trong số các tay đua bị ảnh hưởng tâm lý mạnh nhất bởi sự kiện tay đua trẻ Jason Dupasquier qua đời trước đó một ngày[12][13].

Bagnaia có lần đầu tiên chiến thắng thể thức MotoGP ở chặng đua Aragon[14], nơi anh có cuộc đấu quyết liệt với Marc Marquez. Giữ vững phong độ, Bagnaia thắng tiếp chặng đua San Marino[15].

Thống kê thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Theo năm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải Xe Đội đua Số chặng Chiến thắng Podium Pole FLap Pts Plcd Vô địch
2013 Moto3 FTR Honda San Carlo Team Italia 17 0 0 0 0 0 NC
2014 Moto3 KTM Sky Racing Team VR46 16 0 0 0 1 50 16th
2015 Moto3 Mahindra Mapfre Team Mahindra 18 0 1 0 1 76 14th
2016 Moto3 Mahindra Pull & Bear Aspar Mahindra Team 18 2 6 1 0 145 4th
2017 Moto2 Kalex Sky Racing Team VR46 18 0 4 0 0 174 5th
2018 Moto2 Kalex Sky Racing Team VR46 18 8 12 6 3 306 1st 1
2019 MotoGP Ducati Pramac Racing 18 0 0 0 0 54 15th
2020 MotoGP Ducati Pramac Racing 11 0 1 0 2 47 16th
2021 MotoGP Ducati Ducati Lenovo Team 18 4 9 6 4 252 2nd
2022 MotoGP Ducati Ducati Lenovo Team 20 7 10 5 3 265 1st 1
2023 MotoGP Ducati Ducati Lenovo Team 19 7 15 7 3 467 1st 1
Tổng 191 28 58 25 17 1836 3

Theo giải đua[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đua Năm Chiến thắng đầu tiên 1st Pod 1st Win Số chặng Chiến thắng Podium Pole FLap Pts Vô địch
Moto3 2013–2016 2013 Qatar 2015 France 2016 Netherlands 69 2 7 1 2 271 0
Moto2 2017–2018 2017 Qatar 2017 Spain 2018 Qatar 36 8 16 6 3 480 1
MotoGP 2019–nay 2019 Qatar 2020 San Marino 2021 Aragon 86 18 35 18 12 1085 2
Tổng 2013–nay 191 28 58 25 17 1836 3

Chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

(ghi chú) (Chữ in đậm nghĩa là tay đua giành pole, chữ in nghiêng nghĩa là tay đua giành fastest lap

Năm Giải đua Xe 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Pos Pts
2013 Moto3 FTR Honda QAT
23
AME
22
SPA
26
FRA
20
ITA
24
CAT
17
NED
26
GER
30
INP
Ret
CZE
28
GBR
Ret
RSM
Ret
ARA
17
MAL
16
AUS
Ret
JPN
20
VAL
Ret
NC 0
2014 Moto3 KTM QAT
10
AME
7
ARG
Ret
SPA
8
FRA
4
ITA
Ret
CAT
10
NED
DNS
GER
DNS
INP
Ret
CZE
17
GBR
21
RSM
Ret
ARA
24
JPN
13
AUS
11
MAL
Ret
VAL
16
16th 50
2015 Moto3 Mahindra QAT
9
AME
Ret
ARG
11
SPA
7
FRA
3
ITA
4
CAT
20
NED
11
GER
Ret
INP
Ret
CZE
12
GBR
Ret
RSM
8
ARA
11
JPN
15
AUS
Ret
MAL
17
VAL
13
14th 76
2016 Moto3 Mahindra QAT
3
ARG
23
AME
14
SPA
3
FRA
12
ITA
3
CAT
Ret
NED
1
GER
10
AUT
11
CZE
Ret
GBR
2
RSM
21
ARA
16
JPN
6
AUS
Ret
MAL
1
VAL
Ret
4th 145
2017 Moto2 Kalex QAT
12
ARG
7
AME
16
SPA
2
FRA
2
ITA
22
CAT
13
NED
10
GER
3
CZE
7
AUT
4
GBR
5
RSM
3
ARA
10
JPN
4
AUS
12
MAL
5
VAL
4
5th 174
2018 Moto2 Kalex QAT
1
ARG
9
AME
1
SPA
3
FRA
1
ITA
4
CAT
8
NED
1
GER
12
CZE
3
AUT
1
GBR
C
RSM
1
ARA
2
THA
1
JPN
1
AUS
12
MAL
3
VAL
14
1st 306
2019 MotoGP Ducati QAT
Ret
ARG
14
AME
9
SPA
Ret
FRA
Ret
ITA
Ret
CAT
Ret
NED
14
GER
17
CZE
12
AUT
7
GBR
11
RSM
Ret
ARA
16
THA
11
JPN
13
AUS
4
MAL
12
VAL
DNS
15th 54
2020 MotoGP Ducati SPA
7
ANC
Ret
CZE
DNS
AUT STY RSM
2
EMI
Ret
CAT
6
FRA
13
ARA
Ret
TER
Ret
EUR
Ret
VAL
11
POR
Ret
16th 47
2021 MotoGP Ducati QAT
3
DOH
6
POR
2
SPA
2
FRA
4
ITA
Ret
CAT
7
GER
5
NED
6
STY
11
AUT
2
GBR
14
ARA
1
RSM
1
AME
3
EMI
Ret
ALR
1
VAL
1
2nd 252
2022 MotoGP Ducati QAT
Ret
INA
15
ARG
5
AME
5
POR
8
SPA
1
FRA
Ret
ITA
1
CAT
Ret
GER
Ret
NED
1
GBR
1
AUT
1
RSM
1
ARA
2
JPN
Ret
THA
3
AUS
3
MAL
1
VAL
9
1st 265
2023 MotoGP Ducati POR
11
ARG
166
AME
Ret1
SPA
12
FRA
Ret3
ITA
11
GER
22
NED
12
GBR
2
AUT
11
CAT
DNS2
RSM
33
IND
Ret2
JPN
23
INA
18
AUS
2
THA
27
MAL
33
QAT
25
VAL
15
1st 467

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Francesco Bagnaia - Niềm tự hào mới của thể thao tốc độ Italia”. VTV. 1 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ “Francesco Bagnaia: 2018 Moto2™ World Champion”. Trang chủ MotoGP.
  3. ^ “Bagnaia confirmed in MotoGP™ in 2019 and 2020”. Trang chủ MotoGP.
  4. ^ “Bagnaia unfit for Valencia race”. Trang chủ MotoGP.
  5. ^ “Francesco Bagnaia bị chấn thương đầu gối trái ở FP1, phải về Italia phẫu thuật-MotoGP”. Thể thao tốc độ.
  6. ^ “Đua xe MotoGP, San Marino GP: Chủ nhà thống trị, đón chào người chiến thắng mới”. 24h.
  7. ^ “Đua xe MotoGP, Emilia Romagna GP: Vinales đăng quang, cuộc chiến tiếp diễn "bất thường". 24h.
  8. ^ “Bagnaia joins Miller at Ducati Team for 2021”. Trang chủ MotoGP.
  9. ^ “Bagnaia smashes Losail lap record for maiden MotoGP™ pole”. Trang chủ MotoGP.
  10. ^ “Đua xe MotoGP, Spanish GP: Miller giải "cơn hạn" chiến thắng sau 5 năm”. 24h.
  11. ^ “Đua xe MotoGP, Italian GP: Bi kịch tại Mugello, người Ý lỡ dịp ăn mừng ở sân nhà”. 24h.
  12. ^ “Tay đua 19 tuổi chết sau tai nạn trên đường đua”. Vnexpress.
  13. ^ “Francesco Bagnaia không sẵn sàng tâm lý cho cuộc đua chính Mugello 2021-MotoGP Italia”. Thể thao tốc độ.
  14. ^ “Francesco Bagnaia vô địch MotoGP Aragon”. VTV.
  15. ^ “Đua xe MotoGP, San Marino GP: Kịch bản Aragon lặp lại, Ducati ăn mừng podium kép”. 24h.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]