Honda

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Honda Motor Co., Ltd.
Tên bản ngữ
本田技研工業株式会社
Tên phiên âm
Honda Giken Kōgyō Kabushiki-gaisha
Loại hình
Đại chúng
Mã niêm yết
Ngành nghềChế tạo
Thành lậpHamamatsu, Nhật Bản (Tháng 10 năm 1946 (1946-10), kết hợp 24 tháng 9 năm 1948; 74 năm trước (1948-09-24))
Người sáng lậpHonda Soichiro
Trụ sở chínhMinato, Tokyo, Nhật Bản
Khu vực hoạt độngToàn thế giới
Thành viên chủ chốt
  • Seiji Kuraishi
    (Chủ tịch Hội đồng quản trị)
  • Mibe Toshihiro
    (Chủ tịch​ và Giám đốc điều hành)
Sản phẩm
Doanh thuTăng 14,95 nghìn tỷ yên Nhật (2022)[1]
Tăng 871,2 tỷ yên Nhật (2022)[1]
Tăng 707,0 nghìn tỷ yên Nhật (2022)[1]
Tổng tài sảnTăng 23,97 nghìn tỷ yên Nhật (2022)[1]
Tổng vốn
chủ sở hữu
Tăng 10,77 nghìn tỷ yên Nhật (2022)[1]
Chủ sở hữu
Số nhân viên
Chi nhánh
Công ty con
Websiteglobal.honda

Honda Motor Co., Ltd.[3] (Nhật: 本田技研工業株式会社 Hepburn: Honda Giken Kōgyō KK?, IPA: [honda] (); /ˈhɒndə/; thường được gọi đơn giản là Honda) là một tập đoàn đa quốc gia đại chúng về lĩnh vực xe máy và thiết bị điện, có trụ sở tại Minato, Tokyo, Nhật Bản.

Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới kể từ năm 1959,[4][5] đạt sản lượng 400 triệu vào cuối năm 2019,[6] cũng như là nhà sản xuất động cơ đốt trong lớn nhất thế giới tính theo khối lượng, sản xuất hơn 14 triệu động cơ đốt trong mỗi năm.[7] Honda trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản vào năm 2001.[8][9] Năm 2015, Honda là nhà sản xuất ô tô lớn thứ tám trên thế giới.[10]

Năm 1986, Honda là nhà sản xuất ô tô đầu tiên của Nhật Bản tung ra nhãn hiệu xe sang chuyên dụng Acura. Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi là ô tô và xe máy, Honda còn sản xuất thiết bị làm vườn, động cơ hàng hải, tàu thủy cá nhân, máy phát điện và các sản phẩm khác. Từ năm 1986, Honda tham gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo/người máy và cho ra mắt người máy ASIMO vào năm 2000. Họ cũng mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực hàng không vũ trụ với việc thành lập GE Honda Aero Engines vào năm 2004 và Honda HA-420 HondaJet, bắt đầu sản xuất từ năm 2012. Honda có hai liên doanh tại Trung Quốc: Dongfeng HondaGuangqi Honda.

Trong năm 2013, Honda đã đầu tư khoảng 5,7% (6,8 tỷ USD) doanh thu vào việc nghiên cứu và phát triển.[11] Cũng trong năm 2013, Honda trở thành nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên trở thành nhà xuất khẩu ròng từ Hoa Kỳ, xuất khẩu 108.705 mẫu xe Honda và Acura, trong khi chỉ nhập khẩu 88.357.[12]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bước đột phá của Honda vào lĩnh vực xe bốn bánh bắt đầu với Honda T360 vào năm 1963.
Logo Honda cho xe máy

Trong suốt cuộc đời của người sáng lập Honda là Honda Soichiro, ông luôn có mối quan tâm đăc biệt với ô tô. Ông từng làm thợ cơ khí tại ga ra Art Shokai, tại đây, ông có nhiệm vụ điều chỉnh ô tô và tham gia các cuộc đua. Năm 1937, với sự tài trợ từ người quen là Shichirō Kato, Honda thành lập Tōkai Seiki (Công ty máy chính xác Biển Đông) để chế tạo vòng piston hoạt động từ Art Shokai.[13] Sau những thất bại ban đầu, Tōkai Seiki đã giành được hợp đồng cung cấp vòng pít-tông cho Toyota, nhưng bị mất hợp đồng do chất lượng sản phẩm kém.[13] Sau khi theo học trường kỹ thuật mà không có bằng tốt nghiệp và tham quan các nhà máy trên khắp Nhật Bản để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm soát chất lượng của Toyota được gọi là "Five whys", đến năm 1941, Honda đã có thể sản xuất hàng loạt vòng piston được Toyota chấp nhận, áp dụng quy trình tự động mà ngay cả những người không có kỹ năng cũng có thể sử dụng.[13][14]:16–19

Tōkai Seiki chịu sự kiểm soát của Bộ Thương mại và Công nghiệp (gọi là Bộ đạn dược sau năm 1943) khi bắt đầu Thế chiến II, và Honda Soichiro đã bị giáng chức từ chủ tịch xuống giám đốc điều hành cấp cao sau khi Toyota mua 40% cổ phần của công ty.[13] Honda cũng hỗ trợ nỗ lực chiến tranh bằng cách hỗ trợ các công ty khác tự động hóa sản xuất cánh quạt máy bay quân sự.[13] Mối quan hệ mà Honda vun đắp với các nhân viên tại Toyota, Công ty máy bay NakajimaHải quân Đế quốc Nhật Bản sẽ là công cụ trong thời kỳ hậu chiến.[13] Một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom B-29 của Hoa Kỳ đã phá hủy nhà máy Yamashita của Tōkai Seiki vào năm 1944, và nhà máy Itawa sụp đổ vào ngày 13 tháng 1 năm 1945 sau trận động đất Mikawa. Honda Soichiro đã bán những gì còn lại có thể cứu vãn được của công ty cho Toyota sau chiến tranh với giá 450.000 Yên và sử dụng số tiền thu được để thành lập Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Honda vào tháng 10 năm 1946.[13][15]

Chiếc mô tô hoàn chỉnh đầu tiên có cả khung và động cơ do Honda sản xuất là D-Type năm 1949, chiếc Honda đầu tiên có tên là Dream.[15][16] Năm 1961, Honda giành chức vô địch Grand Prix đầu tiên và Giải vô địch thế giới ở hạng mục 125cc và 250cc.[17][18] Ô tô đầu tiên của Honda sản xuất là xe bán tải mini T360, bán vào tháng 8 năm 1963.[19] Xe có trang bị động cơ xăng 4 xi-lanh thẳng hàng 356 cc nhỏ, nó được xếp vào khung thuế xe Kei rẻ hơn.[20] Chiếc xe thứ hai của Honda là xe thể thao S500, sau khi chiếc T360 được đưa vào sản xuất vào tháng 10 năm 1963. Bánh sau truyền động bằng xích hướng về nguồn gốc xe máy của Honda.[21]

Ngày 23 tháng 2 năm 2015, Honda thông báo Giám đốc điều hành và Chủ tịch Ito Takanobu sẽ từ chức và Hachigo Takahiro sẽ là người thay thế vào tháng 6 cùng năm.[22]

Tháng 10 năm 2019, Honda được cho là đang đàm phán với Hitachi để hợp nhất mảng kinh doanh phụ tùng ô tô của hai công ty, tạo ra một nhà cung cấp linh kiện với doanh thu hàng năm gần 17 tỷ USD.[23]

Tháng 1 năm 2020, Honda thông báo rút nhân viên làm việc tại thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc do đại dịch COVID-19.[24] Ngày 23 tháng 3 năm 2020, do sự lây lan của vi-rút trên toàn cầu, Honda đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn đầu tiên có hoạt động tại Hoa Kỳ tạm dừng sản xuất tại các nhà máy. Công ty tiếp tục sản xuất ô tô, động cơ và hộp số tại các nhà máy ở Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 5 năm 2020.[25]

Tháng 9 năm 2020, Honda và General Motors công bố liên minh Bắc Mỹ bắt đầu vào năm 2021.[26] Theo The Detroit Free Press, "Liên minh sẽ bao gồm việc chia sẻ nhiều loại phương tiện, được bán dưới các nhãn hiệu riêng biệt của mỗi công ty, cũng như hợp tác mua bán, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ kết nối."[27]

Tháng 3 năm 2022, Honda thông báo phát triển và chế tạo xe điện trong một liên doanh với Sony. Honda chịu trách nhiệm về các quy trình sản xuất xe hơi. Liên doanh ra mắt vào cuối năm 2022 với việc phát hành những chiếc xe đầu tiên ​​vào năm 2025.[28]

Lãnh đạo cấp cao[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Mikoshiba Toshiaki (từ tháng 4 năm 2019)[29]
  • Chủ tịch và Giám đốc điều hành: Mibe Toshihiro (từ tháng 4 năm 2021)[29]

Hồ sơ công ty và các bộ phận[sửa | sửa mã nguồn]

Honda có trụ sở chính tại Minato, Tokyo, Nhật Bản. Cổ phiếu giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TōkyōSở giao dịch chứng khoán New York, cũng như các sàn giao dịch ở Osaka, Nagoya, Sapporo, Kyoto, Fukuoka, London, Paris và Thụy Sĩ.

Công ty có các nhà máy lắp ráp trên toàn cầu. Các nhà máy này được đặt tại Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pakistan, Canada, Anh, Nhật Bản, Bỉ, Brazil, México, New Zealand, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Perú và Argentina. Tính đến tháng 7 năm 2010, 89% xe Honda và Acura bán tại Hoa Kỳ được sản xuất tại các nhà máy ở Bắc Mỹ, tăng từ 82,2% một năm trước đó. Điều này bảo vệ lợi nhuận từ việc đồng yên tăng lên mức cao nhất trong 15 năm so với đồng đô la.[30]

Đối với năm tài chính 2018, Honda đã báo cáo thu nhập là 9,534 tỷ đô la Mỹ, với doanh thu hàng năm là 138,250 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,2% so với chu kỳ tài chính trước đó. Cổ phiếu của Honda được giao dịch ở mức hơn 32 USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường của nó được định giá 50,4 tỷ USD vào tháng 10 năm 2018.[31]

Năm Doanh thu
tính bằng triệu Đô la Mỹ$
Thu nhập ròng
tính bằng triệu Đô la Mỹ$
Tổng tài sản
tính bằng triệu Đô la Mỹ$
Người lao động
2005 77,851 4,376 83,853
2006 89,172 5,373 95,145
2007 99,784 5,331 108,329 167,231
2008 108,026 5,400 113,540 178,960
2009 100,112 1,370 118,189 181,876
2010 92,655 3,052 125,594 176,815
2011 107,242 6,762 138,851 179,060
2012 100,941 2,820 149,616 187,094
2013 119,523 4,443 164,988 190,338
2014 118,425 5,741 156,220 198,368
2015 121,286 4,636 167,675 204,730
2016 121,190 2,860 151,303 208,399
2017 130,193 5,734 176,311 211,915
2018 138,250 9,534 174,143 215,638

Doanh thu thuần và doanh thu hoạt động khác của Honda theo khu vực địa lý năm 2007[32]

Khu vực địa lý Tổng doanh thu (tính bằng triệu ¥)
Nhật Bản 1.681.190
Bắc Mỹ 5.980.876
Châu Âu 1.236.757
Châu Á 1.283.154
Khác 905,163

Hoạt động xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Honda Y-E-S và Honda Award[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Honda Y-E-S (Young Engineer and Scientist) và Honda Award được triển khai với sự hợp tác của Quỹ Honda Foundation (Nhật Bản), Công ty Honda Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) - Bộ Khoa học Công nghệ và các trường đại học liên kết.[33] Giải thưởng nhằm tìm kiếm và phát triển những tài năng trẻ trong lĩnh vực công nghệ sinh thái để trở thành nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai,cống hiến cho sự phát triển của nền khoa học công nghệ tại các nước đang phát triển.[33]

Tôi Yêu Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu là chương trình tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục về An toàn giao thông do Công ty Honda Việt Nam phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an, được triển khai từ năm 2004.[34]

Năm 2020, “Tôi Yêu Việt Nam” trở lại với phiên bản hoàn toàn mới  “Vui giao thông”, tập trung vào lứa tuổi Mầm non.[34]

Ngoài ra, Honda Việt Nam còn phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo từng bước mở rộng triển khai trên toàn quốc chương trình đào tạo trực tiếp tại các trường mầm non với rất nhiều tài liệu đào tạo phong phú được thể hiện một cách sinh động, vui nhộn như truyện tranh, sách tô màu, mô hình giao thông, bộ nhập vai giao thông.[34]

Sản phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Honda Accord thế hệ thứ 10
Honda Civic thế hệ thứ 8
Honda CR-V thế hệ thứ 5

Năm trong số mười chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu nhất của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ từ năm 1984 đến năm 2010 đều là của Honda, nhiều hơn bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào khác. Năm mẫu xe là: 2000–2006 Honda Insight (53 mpg‑Mỹ hay 4,4 L/100 km hay 64 mpg‑Anh kết hợp), 1986–1987 Honda Civic Coupe HF (46 mpg‑Mỹ hay 5,1 L/100 km hay 55 mpg‑Anh kết hợp), 1994–1995 Honda Civic hatchback VX (43 mpg‑Mỹ hay 5,5 L/100 km hay 52 mpg‑Anh kết hợp), 2006– Honda Civic Hybrid (42 mpg‑Mỹ hay 5,6 L/100 km hay 50 mpg‑Anh kết hợp) và 2010– Honda Insight (41 mpg‑Mỹ hay 5,7 L/100 km hay 49 mpg‑Anh kết hợp).[35] ACEEE cũng đã đánh giá Civic GX là chiếc xe thân thiện với môi trường nhất tại Hoa Kỳ trong bảy năm liên tiếp.[36]

Honda hiện đang sản xuất xe tại các nhà máy ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Pakistan, Anh, Bỉ, Brazil, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Mexico, Đài Loan và Philippines.

Xe máy[sửa | sửa mã nguồn]

Honda Gold Wing

Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất Nhật Bản kể từ khi bắt đầu sản xuất năm 1955.[13]

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 1982, Honda sản xuất gần ba triệu xe máy mỗi năm. Đến năm 2006, con số này giảm xuống còn khoảng 550.000 nhưng vẫn cao hơn ba đối thủ cạnh tranh trong nước.[13]

2004 Honda Super Cub

ATV[sửa | sửa mã nguồn]

Honda chế tạo những chiếc ATV tiện ích dưới các mẫu Recon, Rubicon, Rancher, Foreman và Rincon. Honda cũng chế tạo những chiếc ATV thể thao theo các mẫu TRX 90X, TRX 250X, TRX 400x, TRX 450R và TRX 700.[37]

Honda EU70is Generator
Một máy phát điện Honda Power EU70is

Thiết bị điện[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết bị điện Honda bao gồm:

Động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ gắn ngoài Honda

Động cơ Honda cung cấp năng lượng cho toàn bộ 33 ô tô xuất phát trong 2010 Indianapolis 500[38] và trong cuộc đua thứ năm liên tiếp, không có sự cố ngừng hoạt động nào liên quan đến động cơ trong quá trình chạy Memorial Day Classic.[39]

Robot[sửa | sửa mã nguồn]

ASIMO tại Expo 2005

ASIMO là một phần của chương trình Nghiên cứu & Phát triển người máy của Honda. Đây là cái thứ mười một trong dòng các bản dựng liên tiếp bắt đầu từ năm 1986 với Honda E0 di chuyển qua dòng Honda E tiếp theo và dòng Honda P. ASIMO nặng 54 kg và cao 130 cm, có bề ngoài giống như một phi hành gia nhỏ đeo ba lô và có thể đi bằng hai chân theo cách giống như con người di chuyển, tốc độ tối đa 6 km/h (3,7 mph). ASIMO là robot hình người duy nhất trên thế giới có thể lên xuống cầu thang một cách độc lập.[40] Tuy nhiên, các chuyển động của con người như leo cầu thang rất khó bắt chước bằng máy, bằng chứng là ASIMO đã hai lần lao xuống khỏi cầu thang.

Máy bay[sửa | sửa mã nguồn]

Honda cũng đi tiên phong trong công nghệ HA-420 HondaJet mới, do công ty con Honda Aircraft Company sản xuất, ccho phép giảm lực cản ở mức độ mới, tăng tính khí động học và tiết kiệm nhiên liệu nhằm giảm chi phí vận hành.[41]

Xe đạp địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Honda cũng đã chế tạo một chiếc xe đạp đua đổ đèo gọi là Honda RN-01 nhưng không bán ra. Xe đạp có hộp số, thay thế cho derailleur tiêu chuẩn như các xe đạp thông thường.

Honda đã thuê một số người lái chiếc xe này, trong số đó có Greg Minnaar, Đội G Cross Honda.

Sản phẩm trước đây[sửa | sửa mã nguồn]

Lõi pin mặt trời[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty con về pin mặt trời của Honda gọi là Honda Soltec (Trụ sở chính: Kikuchi-gun, Kumamoto; Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành: Kazusa Akio) bắt đầu bán pin mặt trời màng mỏng trên khắp Nhật Bản cho mục đích sử dụng công cộng và công nghiệp vào ngày 24 tháng 10 năm 2008, sau khi bán pin mặt trời dùng cho dân dụng vào tháng 10 năm 2007.[42] Cuối tháng 10 năm 2013, Honda Soltec thông báo giải thể và ngừng hoạt động kinh doanh vào mùa xuân năm 2014, chỉ còn hỗ trợ khách hàng hiện tại.[43]

Mô tô thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Honda hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực đua xe thể thao, như Công thức 1, MotoGP và những môn khác.

Ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Max Verstappen đã giành Công thức 1 năm 2021 với động cơ Honda.

Honda tham gia Công thức 1 lần đầu tiên trong 1964, chỉ một năm sau khi bắt đầu sản xuất ô tô đường trường, sản xuất cả động cơ và khung gầm. Honda đã giành được chiến thắng đầu tiên tại Grand Prix Mexico 1965, và một chiến thắng khác tại Grand Prix Ý 1967, trước khi rút lui sau mùa giải 1968. Họ trở lại với môn thể thao này năm 1983 với tư cách là nhà sản xuất động cơ, tiếp tục cho đến 1992. Giai đoạn này chứng kiến Honda thống trị giải đua Grand Prix,[44] giữa 19861991, họ đã giành được năm chức vô địch liên tiếp với tay đua Nelson Piquet, Ayrton SennaAlain Prost, và sáu danh hiệu Nhà xây dựng với WilliamsMcLaren.[45] Giai đoạn thứ ba từ 2000 đến 2008, ban đầu với tư cách là nhà sản xuất động cơ và sau đó cũng là chủ sở hữu đội, đã giành được 17 bục nhận giải, trong đó có một chiến thắng và vị trí thứ hai năm 2004 trong bảng xếp hạng của các nhà xây dựng. Họ trở lại với tư cách là nhà cung cấp thiết bị năng lượng cho năm thứ hai của kỷ nguyên hybrid 2015, dù ban đầu gặp khó khăn, nhưng sự phát triển mạnh mẽ đã giúp họ một lần nữa chiến thắng cuộc đua năm 2019, và trong 2021 họ đã giành chức vô địch thế giới với tay đua Max VerstappenRed Bull Racing.[46] Honda chính thức ngừng cung cấp động cơ Công thức 1 sau năm 2021 để tập trung nguồn lực vào các công nghệ carbon trung tính, nhưng vẫn mở rộng hỗ trợ đơn vị năng lượng cho Red Bull Powertrains (RBPT) cho đến năm 2025.[47][48]

Xe máy[sửa | sửa mã nguồn]

Honda RC212V do tay đua Dani Pedrosa cầm lái

Honda Racing Corporation (HRC) thành lập năm 1982. Công ty kết hợp việc tham gia các cuộc đua mô tô trên khắp thế giới với việc phát triển các cỗ máy đua có tiềm năng cao. Các hoạt động đua xe là một nguồn quan trọng để có thể tạo ra và áp dụng các công nghệ hàng đầu trong quá trình phát triển xe máy Honda. HRC cũng đóng góp vào sự phát triển của môn thể thao mô tô thông qua một loạt các hoạt động bao gồm bán mô tô đua sản xuất, hỗ trợ các đội vệ tinh và các chương trình giáo dục người lái.

Trong Giải vô địch mô tô thế giới, Honda đã giành sáu chức vô địch thế giới. Trong Giải vô địch Enduro thế giới, Honda giành tám danh hiệu, gần đây nhất là với Stefan Merriman vào năm 2003 và Mika Ahola từ năm 2007 đến 2010. Trong mô tô địa hình, Honda giành ba chức vô địch thế giới với tay đua người Bỉ Eddy Lejeune.

Xe điện và nhiên liệu thay thế[sửa | sửa mã nguồn]

2009 Honda Civic GX nối với hệ thống tiếp nhiên liệu Phill

Khí nén thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trên: Honda Civic Brazil sử dụng nhiên liệu linh hoạt, Dưới: Honda Civic Hybrid Hoa Kỳ

Vào tháng 6 năm 2015, Honda đã công bố quyết định loại bỏ dần việc thương mại hóa các loại xe chạy bằng khí tự nhiên để tập trung vào phát triển một thế hệ xe điện mới như xe hybrid, ô tô điệnxe chạy bằng pin nhiên liệu chạy bằng hydro. Kể từ năm 2008, Honda đã bán được khoảng 16.000 xe chạy bằng khí đốt tự nhiên, chủ yếu cho các đội xe taxi và thương mại.[49]

Nhiên liệu linh hoạt[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 2009, Honda đã tung ra thị trường Brazil chiếc xe máy chạy bằng nhiên liệu linh hoạt đầu tiên trên thế giới do công ty con Moto Honda da Amazônia ở Brazil sản xuất, CG 150 Titan Mix có giá bán khoảng 2.700 USD.[50][51][52]

Điện hydro[sửa | sửa mã nguồn]

Honda CR-Z, chiếc coupe hybrid thể thao đầu tiên đi kèm hộp số sàn 6 cấp

Cuối năm 1999, Honda ra mắt xe điện hybrid thương mại đầu tiên tại thị trường Hoa Kỳ là Honda Insight với giá khoảng 20.000 USD, chỉ một tháng trước khi giới thiệu Toyota Prius.[53][54] Insight thế hệ đầu tiên được sản xuất từ năm 2000 đến năm 2006 và có mức tiết kiệm nhiên liệu 70 dặm trên galông Mỹ (3,4 L/100 km; 84 mpg‑Anh) theo xếp hạng đường cao tốc của EPA, là xe sản xuất hàng loạt tiết kiệm nhiên liệu nhất mang lại hiệu quả vào thời điểm đó.[53][54] Tổng doanh số toàn cầu của Insight chỉ đạt khoảng 18.000 xe.[54] Tổng doanh số bán hàng toàn cầu đạt 100.000 xe hybrid vào năm 2005 và 200.000 vào năm 2007.[55]

Pin nhiên liệu hydro[sửa | sửa mã nguồn]

Xe Honda FCX Clarity sử dụng pin nhiên liệu hydro

Honda coi xe chạy pin nhiên liệu hydro là sự thay thế dài hạn cho xe hơi piston chứ không phải xe chạy pin.[56]

Xe lai sạc điện[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về xe Honda Fit EV ra mắt tại 2010 Los Angeles Auto Show

Honda Accord Plug-in Hybrid ra mắt năm 2013 và có phạm vi chạy hoàn toàn bằng điện là 13 mi (21 km)[57] Việc bán hàng bắt đầu ở Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2013 và xe lai sạc điện chỉ có ở California và New York.[58] Tổng cộng 835 chiếc đã được bán tại Mỹ cho đến tháng 9 năm 2014.[59][60]Lỗi chú thích: Không có </ref> để đóng thẻ <ref>

Pin[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 2022, Honda và LG Energy Solution công bố liên doanh xây dựng một nhà máy sản xuất pin lithium-ion mới tại Mỹ cho xe điện Honda và Acura. Tại thời điểm thông báo, mục tiêu là 40 gigawatt giờ.[61]

Tiếp thị[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Nhật Bản[sửa | sửa mã nguồn]

Honda Clio (Saitama, Nhật Bản)
Honda Primo (Osaka)
Honda Verno (2008)

Bắt đầu từ năm 1978, Honda Nhật Bản quyết định đa dạng hóa các kênh phân phối bán hàng và tạo ra Honda Verno, bán các sản phẩm đã có tên tuổi với hàm lượng thiết bị tiêu chuẩn cao hơn và mang tính chất thể thao hơn.[62][63] Việc thành lập Honda Verno trùng hợp với mẫu xe thể thao nhỏ gọn mới của hãng là Honda Prelude. Sau đó, Honda Vigor, Honda BalladeHonda Quint đã được thêm vào các cửa hàng Honda Verno. Cách tiếp cận này là nhờ nỗ lực của các nhà sản xuất ô tô đối thủ Nhật Bản ToyotaNissan.

Tiếp thị quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một đại lý Honda ở Ontario, Canada
Một đại lý Honda ở Dreghorn, Scotland

Cuối năm 2006, Honda phát hành quảng cáo robot ASIMO khám phá một bảo tàng, nhìn vào các vật trưng bày với vẻ ngạc nhiên gần như trẻ con (dang hai tay ra trong phòng trưng bày hàng không vũ trụ, vẫy chào bộ đồ phi hành gia, v.v.), trong khi Garrison Keillor ngẫm nghĩ về tiến độ. Nó kết thúc với khẩu hiệu: "Làm ơn tiến tới nhiều hơn". Honda cũng tài trợ cho ITV's phủ sóng Công thức 1 tại Anh năm 2007. Tuy nhiên, họ thông báo sẽ không tiếp tục vào năm 2008 do giá tài trợ mà ITV yêu cầu quá cao.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Honda bắt đầu tất cả các quảng cáo bằng tiếng leng keng hai tông kể từ giữa thập niên 2010.

Tại Việt Nam, Honda thường lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông vào quảng cáo.

Số lượng sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Năm lịch Sản xuất toàn cầu
2009 3,012,000[64]
2010 3,643,000[64]
2011 2,909,000[65]
2012 4,110,000[65]
2013 4,112,000[66]
2014 4,513,769[67]
2015 4,543,838[68]
2016 4,999,266[69]
2017 5,236,842[70]
2018 5,357,013[71]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “2022 Fiscal Year Consolidated Financial Results” (PDF). Honda IR (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “2022 Financial Results (Form 20-F)” (PDF). Honda IR (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ “FY2022 Form 20-F” (PDF). Honda Motor Co., Ltd. 22 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ Grant, Robert M.; Neupert, Kent E. (2003). Cases in contemporary strategy analysis (ấn bản 3). Wiley-Blackwell. ISBN 1-4051-1180-1.
  5. ^ Johnson, Richard Alan (2005). Six men who built the modern auto industry. MotorBooks International. tr. 52. ISBN 0-7603-1958-8.
  6. ^ “Honda is celebrating the production of 400 million motorcycles”. hondanews.eu. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Miller, Edward (ngày 18 tháng 4 năm 2008). “FIRST MOTORCYCLE AIRBAG EARNS TAKATA AND HONDA 2008 AUTOMOTIVE NEWS PACE INNOVATION PARTNERSHIP AWARD”. Honda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ “Harga Honda Mobilio”. Mobilio. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ “The History of Honda”. Cars-directory.net. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2009.
  10. ^ “World motor vehicle production OICA correspondents survey without double counts world ranking of manufacturers year 2011” (PDF). Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Le top 20 des entreprises les plus innovantes du monde, Challenges, ngày 22 tháng 10 năm 2013
  12. ^ Ross, Jeffrey N. (ngày 29 tháng 1 năm 2014). “Honda is first Japanese carmaker to be a net-exporter from US”. autoblog. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2014.
  13. ^ a b c d e f g h i Alexander, Jeffrey W. (2008), Japan's Motorcycle Wars: An Industry History, UBC Press, tr. 112–116, 197–211, ISBN 978-0-8248-3328-2
  14. ^ Frank, Aaron (2003). Honda Motorcycles. MotorBooks International. ISBN 978-0-7603-1077-9. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2012.
  15. ^ a b Falloon, Ian (2005), The Honda Story, Haynes, tr. 9–13, ISBN 1-85960-966-X
  16. ^ “1951 Honda Dream Type D”. americanmotorcyclist.com. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2017.
  17. ^ “HONDA'S FIRST GOLDEN DECADE AT THE GRAND PRIX • Total Motorcycle”. Total Motorcycle (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ “Honda History”. bdhonda.com (bằng tiếng Anh). aamra infotainment limited. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2022. Honda Motor Company grew in a short time to become the world's largest manufacturer of motorcycles by 1964.
  19. ^ “Honda Worldwide, History”. World.honda.com. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  20. ^ Paul Niedermeyer (ngày 30 tháng 3 năm 2010). “Honda's Wild 9000 RPM Mid-Engine T360 Pickup Of 1963”. The Truth about Cars.
  21. ^ “Sporting Hondas – Classic Buyer's Guide”. New Zealand Classic Car magazine. ngày 21 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011.
  22. ^ “Honda Names Takahiro Hachigo New President; Replaces Takanobu Ito, who took over as chief executive in 2009”. Wall Street Journal. ngày 23 tháng 2 năm 2015.
  23. ^ News, Bloomberg (ngày 29 tháng 10 năm 2019). “Honda and Hitachi to Merge Four Car Parts Makers, Yomiuri Says – BNN Bloomberg”. BNN.
  24. ^ Wayland, Michael (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus prompts automakers to evacuate workers, weigh production delays at Chinese factories”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
  25. ^ DePompei, Elizabeth. “Honda to start resuming production at U.S. plants Monday”. IndyStar.com. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2020.
  26. ^ Whiston, David (ngày 3 tháng 9 năm 2020). “GM-Honda North American Alliance May Free Up Capital”. Morningstar.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  27. ^ LaReau, Jamie L. “GM forms alliance with Honda to develop future products in North America”. Detroit Free Press (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2020.
  28. ^ Etherington, Darrell (ngày 4 tháng 3 năm 2022). “Sony and Honda reveal plans to jointly make and sell electric vehicles”. Tech Crunch (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2022.
  29. ^ a b “Honda - Executives”.
  30. ^ Ohnsman, Alan (ngày 20 tháng 8 năm 2010). “Honda's Dream of U.S. Production Protects Profits as Yen Surges”. Bloomberg. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  31. ^ “Honda Revenue 2006–2018 | HMC”. www.macrotrends.net. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2018.
  32. ^ Breakdown of net sales and other operating revenue by geographical markets from company 20Fs
  33. ^ a b “Honda | Hoạt động xã hội | Giới Thiệu”. www.honda.com.vn. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  34. ^ a b c “Honda | Chương trình Tôi yêu Việt Nam”. www.honda.com.vn. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  35. ^ “2022 Honda Insight vs. 2023 Tesla Model S - Car Comparison”. Edmunds (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2023.
  36. ^ “the greenest vehicles of 2008”. greenercars.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011.
  37. ^ “Honda ATV - Your Complete Guide”. World of ATVs. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2020.
  38. ^ “Honda Racing Engines”. Racing.honda.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2010.
  39. ^ “Indy 500”. Indianapolis Motor Speedway.
  40. ^ “Frequently asked questions about ASIMO” (PDF). Honda. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2014.
  41. ^ “Honda Aircraft Company Receives FAA Production Certificate”. www.hondajet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2018.
  42. ^ “Honda Soltec Begins Sales of Thin-Film Solar Cells for Public and Industrial Use” (Thông cáo báo chí). World.honda.com. ngày 23 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
  43. ^ “Honda to Discontinue Operations of Honda Soltec, a Photovoltaic Subsidiary” (Thông cáo báo chí). World.honda.com. ngày 30 tháng 10 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2013.
  44. ^ “Formula for Success: The Honda RA168E”. Motor Sport Magazine (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  45. ^ “Engine Honda • STATS F1”. www.statsf1.com. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  46. ^ “Honda Wins F1 Championship in Its Final Season”. nippon.com (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  47. ^ “Honda and Red Bull extend power unit support deal until 2025 | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  48. ^ “Honda to leave F1 at the end of 2021 | Formula 1®”. www.formula1.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  49. ^ Boudette, Neal E. (ngày 15 tháng 6 năm 2015). “Honda will drop CNG vehicles to focus on hybrids, EVs”. Automotive News. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2016.
  50. ^ “Honda lança primeira moto bicombustível do mundo” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). G1 Portal de Notícias da Globo. ngày 11 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2003.
  51. ^ Agencia EFE (ngày 11 tháng 3 năm 2003). “Honda lançará moto flex ainda neste mês no Brasil” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Folha Online. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2003.
  52. ^ “Honda lança no Brasil primeira moto flex do mundo” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). UNICA. ngày 11 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2003.
  53. ^ a b Sperling, Daniel and Deborah Gordon (2009). Two billion cars: driving toward sustainability. Oxford University Press, New York. tr. 28, 64–65, and 168–168. ISBN 978-0-19-537664-7.
  54. ^ a b c Jerry Garrett (ngày 27 tháng 8 năm 2006). “The Once and Future Mileage King”. The New York Times.
  55. ^ Honda Press Release (ngày 15 tháng 10 năm 2012). “Cumulative worldwide sales of Honda hybrids passes 1 million units”. Green Car Congress. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2012.
  56. ^ “Honda says, 'Petrol engines will go extinct, hydrogen is motoring's Holy Grail'. International Business Times UK. ngày 20 tháng 9 năm 2016.
  57. ^ Antony Ingram (ngày 30 tháng 11 năm 2012). “2014 Honda Accord Plug-In Hybrid Priced Sub-$41K, 115 MPGe”. Green Car Reports. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
  58. ^ Pete Brissette (ngày 21 tháng 1 năm 2013). “2014 Honda Accord Plug-in Hybrid Now Available in Calif. And New York”. HybridCars.com. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2013.
  59. ^ Jeff Cobb (ngày 8 tháng 1 năm 2013). “December 2012 Dashboard”. HybridCars.com and Baum & Associates. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2013. See the section: December 2012 Plug-in Electric Car Sales Numbers
  60. ^ Cole, Jay (ngày 6 tháng 1 năm 2014). “December 2013 Plug-In Electric Vehicle Sales Report Card”. InsideEvs.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2014.
  61. ^ Manfredi, Lucas (ngày 29 tháng 8 năm 2022). “Honda, LG Energy teaming to build $4.4B EV battery plant in US”. FOXBusiness (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
  62. ^ Honda 国内四輪 新販売チャネル施策と、アキュラブランド導入を発表 Honda公式サイト 2005年12月14日
  63. ^ Honda|会社案内|会社概要|Hondaのグローバル展開|日本 Honda公式サイト
  64. ^ a b “2010 Honda SALES & PRODUCTION RESULTS”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2011.
  65. ^ a b “2012 Honda SALES & PRODUCTION RESULTS”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  66. ^ “2013 Honda SALES & PRODUCTION RESULTS”.
  67. ^ “Honda Sets All-Time Calendar Year Production Records for Automobile Production, Worldwide, Overseas, in Asia and China for the Year 2014”.
  68. ^ “Honda Sets All-Time Calendar Year Production Records for Automobile Production, Worldwide, Overseas, in Asia and China for the Year 2015”.
  69. ^ “Honda Sets All-Time Calendar Year Production Records for Automobile Production, Worldwide, Overseas, in Asia and China for the Year 2016”.
  70. ^ “Honda Sets All-Time Calendar Year Production Records for Automobile Production, Worldwide, Overseas, in Asia and China for the Year 2017”.
  71. ^ “Honda Sets All-Time Calendar Year Production Records for Automobile Production, Worldwide, Overseas, in Asia and China for the year 2018”.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Honda