Giải thưởng Right Livelihood
Giải thưởng Right Livelihood, (tạm dịch: Giải thưởng cho sinh kế chính đáng) do Jakob von Uexkull - nhà văn, chính trị gia người Đức-Thụy Điển thành lập vào năm 1980, được trao hàng năm để vinh danh những người "làm việc tìm kiếm các giải pháp thực tế và mẫu mực cho những thách thức cấp bách nhất đối với thế giới ngày nay".[1] Giải này đôi khi cũng được gọi là Alternative Nobel Prize (giải Nobel khác),[2][3] và khác biệt đáng kể với các giải Nobel về:
- có một quá trình đề cử mở (người nào cũng có thể đề cử bất cứ ai khác, ngoại trừ người thân thuộc hoặc tổ chức riêng của họ);[4]
- không bị giới hạn trong các thể loại cụ thể (có nhiều người đủ điều kiện);[5]
- làm cho giải thưởng cá nhân hoặc giải thưởng chia nhau lên tới khoảng 5% của những giải Nobel, và
- không phải là một sự thực hiện di sản của Alfred Nobel, cũng không được liên kết với các ủy ban giải thưởng Nobel.
Một ban giám khảo quốc tế, do 5 ủy viên thường trực của Ban Giải thưởng Right Livelihood mời, sẽ quyết định các giải thưởng trong các lãnh vực như bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, và hòa bình. Số tiền thưởng là 200.000 euro, được chia đều cho những người đoạt giải - thường là 4.[5] Rất thường có trường hợp một trong 4 người đoạt giải là giải danh dự, như vậy thì số tiền thưởng sẽ được chia cho 3 người.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước khi lập giải này năm 1980, Jakob von Uexkull đã cố gắng thuyết phục Quỹ Nobel tham gia một giải thưởng mới được trao cùng với các giải Nobel. Tuy nhiên, do kết quả của cuộc thảo luận tiếp theo sau việc thành lập Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel (trao lần đầu năm 1969), Quỹ Nobel đã quyết định không kết hợp giải Nobel với bất kỳ giải thưởng bổ sung nào, vì vậy đề nghị của Uexkull von đã bị từ chối.[6] Sau đó Uexküll đã bán bộ sưu tập tem thư của mình được 1 triệu US$, dùng làm vốn ban đầu để thành lập giải thưởng này, sau này nhiều người khác đã đóng góp thêm[7]
Giải này nói rằng, trong thế kỷ 21, "lợi ích lớn nhất cho nhân loại" có thể được tìm thấy trong các lĩnh vực khác nhau hơn là trong các ngành khoa học truyền thống hoặc trong các thể loại nghiêm ngặt: đại đa số những người đoạt giải làm việc cho các tổ chức nhân dân phi chính phủ ở nước họ. Quỹ này quan niệm giải thưởng của mình như là một bổ sung cho các giải Nobel .[8]
Từ năm 1980 tới năm 2010, quỹ này đã trao giải thưởng cho 141 cá nhân và tổ chức từ 59 quốc gia.[9] Mục đích của nó là vừa ặng các giải thưởng và vừa quảng cáo các công trình của những người đoạt giải về giải pháp địa phương cho những vấn đề cũng tồn tại trên khắp thế giới.[10]
Lễ trao giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1980, giải Right Livelihood đầu tiên được trao trong một sảnh đường thuê mướn [11]. 5 năm sau, lễ trao giải thưởng được diễn ra tại trụ sở quốc hội Thụy Điển ở Stockholm. Hiện nay lễ trao giải thưởng diễn ra ở tòa nhà của quốc hội Thụy Điển ở Stockholm thường là trong tuần đầu tháng 12, dưới sự chủ trì của một nhóm nghị sĩ thuộc nhiều đảng khác nhau của quốc hội Thụy Điển.
Các người đoạt giải
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jawetz, Pincas. 30th Right Livelihood Awards: Wake-up calls to secure our common future. Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine SustainabiliTank. 13 Oct. 2009.
- ^ NewsAhead (2006-12-08). "Alternative Nobel Prize" awarded in Sweden. NewsAhead World News Forecast, ngày 8 tháng 12 năm 2006. Truy cập 2007-10-24 from http://www.newsahead.com/PREVIEW/alternative_Nobel_award_Dec_06.htm Lưu trữ 2008-02-11 tại Wayback Machine.
- ^ Liptak, Bela G. (1988-02-14). Austria Fouling Hungary's Environment. Letter to the Editor dated ngày 14 tháng 2 năm 1988. The New York Times, ngày 9 tháng 3 năm 1988. Truy cập 2007-10-24 from http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=940DEFDF1238F93AA35750C0A96E948260.
- ^ Right Livelihood Award: Proposals & Selection Process Lưu trữ 2010-11-30 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
- ^ a b About the Right Livelihood Award Lưu trữ 2016-09-13 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2010.
- ^ TT-DN (2003-10-02). Alternativt Nobelpris delas på fem. Dagens Nyheter, "Publicerat 2003-10-02 10:08". Truy cập from http://www.dn.se/DNet/jsp/polopoly.jsp?a=188389. (tiếng Thụy Điển)
- ^ Right Livelihood Award Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine History
- ^ Right Livelihood Foundation (ngày 2 tháng 10 năm 2007). “2007 Right Livelihood Awards highlight solutions to global challenges”. Right Livelihood Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Right Livelihood Award”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Right Livelihood Award history”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “ibid”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
Sách
[sửa | sửa mã nguồn]- Pathiravitana, S. (2007-11-08). A Great Son of Lanka. Sri Lanka Daily News, ngày 8 tháng 11 năm 2007. A history of the award. Truy cập 2008-06-03 from http://www.dailynews.lk/2007/11/08/fea01.asp Lưu trữ 2008-01-10 tại Wayback Machine.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Right Livelihood Award - Official site
- Complete list of recipients with descriptions Lưu trữ 2011-05-23 tại Wayback Machine
- Jakob von Uexkull Lưu trữ 2012-08-13 tại Wayback Machine - Founder
- Right Livelihood Laureates Discuss Their Battles for Social Justice - video report by Democracy Now!