Bước tới nội dung

Hòn Tre (xã)

Hòn Tre
Xã Hòn Tre
Toàn bộ đảo nhìn từ phía đông, trông giống một con rùa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long (Vịnh Thái Lan)
TỉnhKiên Giang
HuyệnKiên Hải
Trụ sở UBNDẤp 1
Địa lý
Tọa độ: 9°58′02″B 104°50′20″Đ / 9,967231°B 104,838861°Đ / 9.967231; 104.838861
MapBản đồ xã Hòn Tre
Hòn Tre trên bản đồ Việt Nam
Hòn Tre
Hòn Tre
Vị trí xã Hòn Tre trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,82 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng3.877 người[1]
Mật độ804 người/km²
Khác
Mã hành chính31108[2]

Hòn Tre là một đảo thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo Hòn Tre có tọa độ địa lý 104°25' đến 104°40' kinh độ đông và 9°37' đến 9°58' độ vĩ bắc, cách thành phố Rạch Giá về phía tây 30 km.

Xã Hòn Tre có diện tích 4,82 km², dân số năm 2020 là 3.877 người[1], mật độ dân số đạt 804 người/km².

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn Tre có tổng diện tích tự nhiên 428,59 ha, địa hình dốc, chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình trên 30 m. Trên đảo có hai ngọn núi: ngọn cao phía nam và ngọn thấp phía bắc. Hai ngọn núi này tạo cho đảo có hình dáng giống như một con rùa nổi giữa biển nên người dân còn gọi khu vực này là Đảo Rùa.

Bờ biển quanh đảo có hình dáng uốn lượn, cao thấp khá phức tạp, tuy vậy cũng có những khu vực tương đối bằng phẳng với bãi đá tự nhiên trải dài, phù hợp cho tổ chức du lịch, dã ngoại như Bãi Chén, Động Dừa, Bãi Dứa.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khí hậu vùng đảo mang tính chất nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm
  • Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 hằng năm.

Tài nguyên thiên nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]
Một góc Bãi Chén

Tài nguyên đất

[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn Tre có tổng diện tích đất tự nhiên là 428,59 ha; trong đó đất nông nghiệp chiếm 396,69 ha, tương đối màu mỡ; diện tích rừng cũng chiếm tỉ lệ khá lớn.

Tài nguyên biển

[sửa | sửa mã nguồn]

Biển là nguồn sống của người dân tại đây. Vị trí của hòn Tre có một khu hệ tôm cá phong phú và đa dạng, với các loại tôm cá nổi tiếng như: tôm tích, ghẹ cu li, cá mú sao, cá ngát, hàu, cá bống biển, cá đối, cá mang ếch.

Trên đảo có những bãi đá trải dài tạo thành cảnh quan thiên nhiên khá hoang sơ như Bãi Chén, Động Dừa, Bãi Dứa (Đuôi Hà Bá), Hòn Đá Bà Già,...

Bãi Chén nằm ở phía tây bắc của đảo, có chiều dài 2 km, có rất nhiều tảng đá to nhìn như những chiếc chén (bát) úp nên có tên là Bãi Chén. Đây được coi là bãi đẹp nhất của hòn Tre, cảnh vật còn giữ được những nét hoang sơ, có nhiều cây xanh tạo bóng mát. Tại đây du khách có thể thưởng thức các đặc sản biển và ngắm cảnh thiên nhiên.

Động Dừa là một vịnh nhỏ với rất nhiều dừa mọc ven biển, có làng chài nên ghe thường ghé về để lấy lương thực, nước ngọt và nghỉ ngơi sau những chuyến đi biển xa. Tại đây có một bãi biển đẹp với nhiều ghềnh đá nhấp nhô.

Đuôi Hà Bá (Bãi Dứa – nơi có nhiều cây dứa gai) có nhiều cây cổ thụ lớn, du khách ngắm cảnh thiên nhiên, và có thể lặn xuống biển cạy hào bám ở ghềnh đá để thưởng thức.

Toàn xã đảo có tổng dân số là 4.350 người trong 823 hộ gia đình. Tỉ lệ tăng dân số là 1,35%/năm.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hòn Tre được chia thành 3 ấp: 1, 2, 3.[3]

Kinh tế - xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngư nghiệp là thế mạnh của xã đảo, tuy nhiên trong những năm tiếp theo sẽ thay đổi dần sang hướng nuôi trồng thủy hải sản do lượng cá tôm đang dần cạn kiệt và mất kiểm soát ngư trường. Ngoài ra du lịch sinh thái biển, leo núi cắm trại sẽ là thế mạnh hàng đầu.

Diện tích đất cho nông nghiệp chủ yếu để trồng tiêu và các loại cây ăn quả như: xoài, nhãn, mít, thanh long; sản lượng chủ yếu để phục vụ nhau cầu ngư dân trên đảo.

Điện lưới: Điện lưới quốc gia.

Nước sinh hoạt: Hiện có một trạm cấp nước công suất 10.800 m³/năm, tuy nhiên vào mùa khô vẫn còn thiếu nước sính hoạt. Ngoài ra người dân còn lấy nước từ suối về để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn xã có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Đảo hiện có một bệnh viện với 15 y, bác sĩ với tổng số 15 giường bệnh.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Đảo hiện có một đường chính chạy quanh đảo với chiều dài 11 km. Các tuyến đường nội bộ chủ yếu là đường bê tông xi măng và đường cấp phối. Giao thông từ đảo vào đất liền và các đảo khác là dùng tàu, thuyền; từ đây vào Rạch Giá mất khoảng 50 phút đi tàu cao tốc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]